Tháp Bình Lâm (Bình Định) Vẻ đẹp đậm màu thời gian
Tháp Bình Lâm (Bình Định) được xây dựng vào cuối thế kỷ X – đầu thế kỷ XI, mang trong mình một vẻ đẹp đậm màu thời gian, phảng phất tinh thần cổ điển, với kiến trúc chuyển tiếp giữa phong cách Mỹ Sơn A1 và phong cách Bình Định.
Kiến trúc uy nghi
Tháp Bình Lâm nằm sát ven sông Gò Tháp đổ ra cửa biển Thị Nại của xóm Long Mai, thôn Bình Lâm, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước. Người xưa đã lấy tên thôn Bình Lâm để đặt tên cho ngọn tháp này.
Tháp Bình Lâm được xây dựng hoàn toàn bằng gạch, chỉ một số ít ở diềm góc là bằng đá sa thạch nhưng hiện nay cũng đã bị mất chỉ còn lại dấu tích. Ngôi tháp này khoác lên mình vẻ đẹp trang nhã và thành kính của chiếc áo màu gạch vàng.
Tháp Bình Lâm bình đồ vuông, về hình thức tạo dáng, tháp cũng được xây cất theo kiểu tầng như các tháp khác, cửa chính quay về phía Đông, còn ba mặt là cửa giả quay về ba hướng Tây – Nam – Bắc. Về mặt kết cấu, tháp có ba tầng, càng đi lên càng thu nhỏ dần về phía đỉnh. Tháp cao khoảng 20 m, bình đồ vuông, mỗi cạnh khoảng 10 m.
Video đang HOT
Cửa chính thông vào lòng tháp là 4,3 m, lòng tháp mỗi cạnh 5 m, lòng cửa 1,8 m, tường dày 2,4 m. Hai cửa giả ở phía Tây và phía Nam của tháp còn khá nguyên vẹn; cửa phía Đông đã bị sụp lở phần vòm cửa phía trên và chân. Mỗi cửa giả là một cấu trúc ba thân kế tiếp nhau, nhô ra khỏi thân tháp 1,5 m, được tạo chân cửa bằng những trụ vuông thẳng đứng, phía trên được tạo nhiều lớp mái vòm nhọn, vươn cao và có hình mũi giáo. Trên mặt cửa vòm là tạo hình giống các tòa lâu đài dạng tháp, được lặp lại và thu nhỏ theo hình cửa giả một cách cân đối. Mỗi hình cửa giả như vậy là một khám thờ, rèm các lá nhĩ cửa giả được chạm các hình con nghê đầu quay ra bên ngoài. Trong các ô khám được chạm các hình thần đứng ngồi khác nhau nhưng nay đã bị mất.
Mái tháp có 4 tầng, nhỏ dần về phía trên. Mỗi tầng là hình ảnh thu nhỏ của tháp nhưng được trang trí bởi các hoa văn khắc tạc tinh tế. Đường diềm ngăn cách thân và mái được trang trí bằng hoa văn cánh sen cách điệu, uốn lượn liên hoàn. Hiện nay, các tháp nhỏ gắn ở bốn góc không còn. Ở giữa các tầng đều có cửa giả và cũng đều tạo ra các ô khám chờ, bên trong đều có tượng Phật, nay do thời gian đã bị bào mòn hoặc đã bị đục mất. Mặt tường mái phía Tây hiện còn thấy rất rõ một bức phù điêu chim thần Garuda.
Mặt tường bên ngoài tháp Bình Lâm cũng được trang trí bằng hệ thống các cột ốp, nhưng có điểm khác biệt là đường rãnh ở cột ốp không tách cột ốp thành một đôi cột đứng song đôi; không còn hoa văn phủ kín bề mặt cột ốp và vòng đai bao quanh khung trang trí nằm giữa các cột ốp.
Sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc và điêu khắc
Các môtíp hoa văn của tháp Bình Lâm đều được tạo trực tiếp lên gạch. Một số họa tiết trang trí như các tháp trang trí góc, hình ảnh các tòa lâu đài trên các cửa giả và các họa tiết những văn hoa quanh diềm thân tháp rất gần với môtíp kiến trúc của những tháp Chàm ở thế kỉ X. Tuy nhiên, những đặc điểm mới mẻ trong kiến trúc trang trí của tháp Bình Lâm như xuất hiện các hoa văn lạ, không trang trí hoa văn trên mặt tường, các rãnh dọc thân tháp đã được thu nhỏ lại, vòm cửa vươn cao, có hình mũi giáo… được coi là sự báo hiệu cho phong cách tháp Chăm mới, hay còn gọi là phong cách tháp Chăm Bình Định sau này – chuyển từ sự thanh tú, duyên dáng sang nhấn mạnh vào sự hoành tráng, khỏe khoắn trong kiến trúc Chăm.
Tuy nằm ở vị trí bằng phẳng, song với chiều cao của tháp trên 20 m, khi đứng dưới chân ngước mắt nhìn, vẫn thấy dáng cao vút uy nghi của kiến trúc. Cái đẹp nhất ở đây là những vòm cửa giả, mỗi cửa giả là một tác phẩm nghệ thuật sinh động mà những người nghệ sĩ Chăm vô danh gửi lại cho hậu thế. Giáp với mái và thân, tháp lại được trang trí những mô típ hoa văn kiểu chuỗi hạt uốn lượn liên hoàn hình chữ U chạy vòng quanh tháp. Lên các tầng trên, hoa văn cũng được lặp lại như vậy.
Trải qua những thăng trầm của lịch sử, đến năm 1993, tháp Bình Lâm được công nhận là di tích lịch sử văn hóa – kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.
Tháp Bánh Ít Kiệt tác nghệ thuật kiến trúc Champa
Tháp Bánh Ít hay còn gọi là tháp Bạc có bốn ngọn được xây trên một quả đồi thuộc xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.
Đây là một nhóm tháp đại diện cho giai đoạn chuyển tiếp từ phong cách Mỹ Sơn A1 sang phong cách Bình Định. Kết hợp hài hòa của hai xu thế: nhịp nhàng, trang nhã và khỏe khoắn, hoành tráng của kiến trúc Champa.
Hiện ở cụm tháp có Đền thờ Chính, tháp Cổng, tháp Hỏa và tháp Bia. Mỗi ngôi tháp ở đây đều mang trong mình mỗi dáng vẻ khác nhau về hình dáng cũng như kỹ thuật kiến trúc.
Tháp Cổng nằm ở phía đông, xây dựng trên bình đồ hình vuông, mỗi cạnh dài 7m. Vì có chức năng làm cổng dẫn vào khu đền tháp nên ngôi tháp có 2 cửa thông nhau theo hướng Đông- Tây và nằm cùng trục thẳng với cửa tháp chính trên đỉnh đồi. Tháp Chính nằm trên dỉnh đồi, đây là tòa kiến trúc lớn nhất với chiều cao 29,6m có bình đồ hình vuông, mỗi cạnh dài 12m, có một cửa chính ở phía Đông và ba cửa giả. Của chính được xây dựng nhô ra khỏi mặt tường tháp 2m, vòm cửa hình mũi giáo, chính giữa vòm có phù điêu mặt Kala. Diềm mái vòm là một băng phù điêu hình khỉ thần HaNuMan đang múa. Ở các cửa giả nhô ra ít hơn, diềm mái vòm lại được tạo các phù điêu Gajasimha.Tháp Hỏa nằm về phía tây tháp Bia, cạnh tháp Chính, chiều cao 10m, dài 12m, bề rộng 5m, độ dày tường 1,4m. Đây là kiến trúc có chức năng như nhà kho, nơi người Champa xưa đặt các vật dụng phục vụ tế lễ. Tháp Bia là tháp nhỏ, nằm thấp hơn tháp Chính tầm 10m. Tháp có tận 4 cửa theo bốn hướng khác nhau.
Có thể xem tháp Bánh Ít là một tác phẩm điêu khắc bằng gạch phong phú, đôc đáo, đa dạng và đẹp nhất trên đất Bình Định.
Phát hiện mới ở tháp Hòn Chuông (Bình Định) Đầu thế kỷ XX, đặc biệt quan tâm đến các kiến trúc đền tháp Champa, các nhà khoa học người Pháp đã điền dã, thống kê, khảo tả rất chi tiết, công phu về loại hình kiến trúc này, kể cả một số công trình vốn chỉ còn là phế tích, tàn tích. Nhưng trong toàn bộ các danh mục, công trình nghiên...