Tháp Bánh Ít
Tháp Bánh Ít, còn có tên là tháp Bạc (tiếng Pháp là Tour d’argent), trong tiếng J’rai là Yang Mtian là một cụm tháp cổ Chăm Pa, thuộc thôn Đại Lộc (xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định), cách thành phố Quy Nhơn khoảng 20km về phía tây bắc.
Cái tên Bánh Ít được lý giải vì nằm trên đồi cao, nhìn từ xa, cụm tháp trông giống như bánh ít – một loại đặc sản của tỉnh Bình Định.
Theo các bia ký và nghiên cứu khảo cổ, tháp Bánh Ít được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XI, đầu thế kỷ XII. Cụm tháp tọa lạc trên ngọn đồi cao 75m, quay về hướng Đông. Những dấu tích nền móng để lại cho thấy, xưa kia đây từng là một quần thể hoành tráng nhưng nay chỉ còn 4 tháp. Dẫu vậy, đây là di tích đền tháp Chăm Pa còn lại nhiều nhất ở Bình Định.
Theo nguyên tắc xây dựng đền tháp Chăm Pa, tháp đầu tiên, thấp nhất là tháp Cổng (Gopura), nằm ở phía đông, cao khoảng 13m và chỉ có một lối đi qua hai cửa thông nhau theo hướng đông – tây. Khung cửa được xây dựng theo lối kiến trúc Gopura đặc trưng với vòm cửa hình mũi giáo xếp lớp hướng dần lên trên. Ở lưng chừng đồi, bên trái là tháp Bia (Posah) có bình đồ hình vuông, trang trí nhiều lọ hình quả bầu ở tầng trên với các khối cong nhịp nhàng, làm mềm mại và hài hòa với những đường nét kỷ hà ở tầng dưới. Trên đỉnh đồi là hai ngôi tháp đứng cạnh nhau. Tháp Chính (Kalan) nằm thẳng trục với tháp Cổng. Tháp Chính cũng là đền thờ và là khối kiến trúc lớn nhất trong quần thể tháp Bánh Ít với độ cao 29,6m; được xây theo một khối hình vuông cùng vòm mái hình mũi nhọn hướng lên trời. Bên trong đền là nơi thờ tượng thần Shiva. Bên trái tháp Chính (theo hướng nhìn từ ngoài vào) là tháp Hỏa (Kosagrha) cao 10m, có chức năng như một nhà kho chứa đồ tế lễ của người Chăm xưa.
Như những tháp Chăm khác, vật liệu xây dựng tháp Bánh Ít là gạch đất nung được xây khít mạch, kết hợp với một số chi tiết, phù điêu, tượng bằng đá. Tháp Bánh Ít có phong cách chuyển tiếp từ phong cách Mỹ Sơn A1 và phong cách Bình Định. Trên các tháp có trang trí nhiều hoa văn, những nhân vật, điển tích của Ấn Độ giáo, được thể hiện tỉ mỉ và công phu, sống động, giàu mỹ cảm. Mặc dù đã bị hư hại nhiều bởi thời gian và chiến tranh, nhưng những ngọn tháp vẫn đứng sừng sững ngót 10 thế kỷ.
Rộn ràng lễ hội Katê của đồng bào Chăm tại Ninh Thuận
Lễ hội Katê truyền thống của đồng bào Chăm tại Ninh Thuận diễn ra rộn ràng, độc đáo thu hút đông đảo du khách và người dân tham dự tại tháp Pô Klong Garai.
Ngày 14/10 (nhằm ngày 1/7 Chăm lịch), hàng ngàn đồng bào Chăm và du khách thập phương kéo về khu tháp Pô Klong Garai (TP Phan Rang - Tháp Chàm, Ninh Thuận) để tham dự lễ hội Katê năm 2023.
Video đang HOT
Từ rất sớm, các tuyến đường dẫn lên tháp Pô Klong Garai (phường Đô Vinh, TP Phan Rang - Tháp Chàm) đông nghẹt du khách và bà con Chăm. Trong lễ hội Katê, ngày cúng trên tháp được xem là hoạt động quan trọng và thu hút đông đảo du khách cùng tham dự.
Theo tục lệ, trong lễ hội Katê, đồng bào Chăm sẽ mang những lễ vật lên các tháp Chăm như Pô Klong Garai, Pô Inư Nưgar, Pô Rômê cúng. Trong đó tháp Pô Klong Garai tập trung đông đồng bào và du khách thập phương. Từ 6h sáng, nhiều bà con đã tranh thủ đội lễ vật leo bậc thang lên tháp Pô Klong Garai.
Katê là lễ hội quan trọng nhất của đồng bào Chăm theo đạo Bà La Môn được tổ chức mỗi năm một lần. Lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ các vị thần linh và dâng lễ vật cúng ông bà tổ tiên với lòng thành kính cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, sức khỏe bình an, gia đình thịnh vượng.
Đồng bào Chăm bày biện những lễ vật để cúng cho tổ tiên, các vị vua, thần linh... tại tháp Pô Klong Garai. Những lễ vật phía dưới tháp tùy tâm mỗi gia đình như cơm, canh, gà, trái cây, bánh kẹo...
Mâm ngũ quả và trầu cau của một gia đình đồng bào Chăm bày biện cúng giữa nền đất bên hông tháp Pô Klong Garai. Phía dưới chân tháp, là khu vực các gia đình bày tỏ lòng thành với lễ vật tùy tâm gồm những loại trái cây quen thuộc như mía, chôm chôm, nhãn, thanh long, cam và ít trầu cau. Bà con cũng cúng thêm gà, cơm, canh, trứng, muối, bánh kẹo.
Các đại gia đình hoặc làng xóm thường đi chung với nhau, ngồi bày biện lễ vật ở khu vực dưới chân tháp Pô Klong Garai. Thời gian lễ cúng từ khoảng 6h-11h. Sau khi cúng xong, bà con sẽ cùng gia đình, hàng xóm ăn uống ngay tại chân tháp.
Trước đó, từ sáng sớm 14/10, các vị chức sắc của đồng bào Chăm dẫn đầu đoàn kiệu rước y trang vua Pô Klong Garai (vị vua có công lao to lớn với đồng bào Chăm) từ làng lên tháp Pô Klong Garai và tháp Pô Rômê. Theo sau đoàn kiệu là những cô gái Chăm múa lễ duyên dáng cùng đông đảo đồng bào Chăm và du khách thập phương.
Các lễ vật chính trong lễ hội Kate tại đền tháp sẽ bao gồm: 1 con dê, 3 con gà để làm lễ tẩy uế trong tháp, 5 mâm cơm với canh và thịt dê, 1 mâm cơm với muối vừng, thêm 3 ổ bánh gạo cùng hoa quả. Ngoài ra, người dân còn chuẩn bị thêm rượu, trứng, xôi chè, trầu cau... Đây là phần lễ vật mang lên cúng trên các tháp còn phía dưới chân tháp sẽ là hàng trăm mâm lễ khác nhau do những người dự lễ thành tâm chuẩn bị.
Nghi lễ chính được tổ chức tại tháp Pô Klong Garai. Trong không gian tháp cổ, người đại diện cộng đồng Chăm bày tỏ lòng tưởng nhớ, biết ơn các vị thần linh, tổ tiên đã độ trì cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, mọi gia đình được no ấm...
Sau phần nghi lễ, những cô gái trẻ biểu diễn nghệ thuật truyền thống chào mừng lễ hội và trình diễn nghệ thuật đặc sắc của đồng bào Chăm. Ba ngày tiếp theo, tại các thôn làng của cộng đồng Chăm, bà con tổ chức nhiều hoạt động vui chơi đón lễ hội, thăm hỏi, chúc nhau mọi sự tốt lành.
Một gia đình đồng bào Chăm diện những bộ trang phục truyền thống đi lễ Katê năm nay tại tháp Pô Klong Garai. "Thường đến Katê bà con đồng bào Chăm đi làm việc, học tập ở xa đều sắp xếp về dự hội. Lễ hội không chỉ là nét truyền thống văn hóa của đồng bào Chăm mà nó còn giúp gắn kết tình cảm gia đình, làng xóm. Đây cũng là dịp quảng bá văn hóa độc đáo của đồng bào Chăm đến du khách cả nước", Thiên Sấm, một bạn trẻ người Chăm đang làm việc tại TPHCM chia sẻ.
Trong những ngày này, cuộc sống ở các làng Chăm nhộn nhịp hẳn lên bởi tiếng kèn Saranai, tiếng trống Ginăng cùng với điệu múa quạt của những thiếu nữ Chăm với trang phục truyền thống. Những chàng trai, thiếu nữ Chăm cũng diện cho mình những trang phục truyền thống lộng lẫy cùng "trẩy hội", cầu mong sức khỏe, bình an tại các tháp Chăm.
Katê là lễ hội lớn nhất trong năm của đồng bào Chăm theo đạo Bà La Môn để tưởng nhớ các vị thần, vị vua có nhiều công lao đóng góp, được đồng bào tôn kính, tưởng nhớ ông bà tổ tiên và cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Lễ hội Katê đã góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa. Đây cũng là cơ hội để quảng bá hình ảnh của địa phương đến với du khách trong và ngoài nước.
Năm 2017, Lễ hội Katê của đồng bào Chăm được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.
Thánh địa Mỹ Sơn: Dấu ấn của một Chăm Pa rực rỡ nghìn năm 1. Đôi nét về Thánh địa Mỹ Sơn Thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Đây là một trong những di tích lịch sử có giá trị về mặt văn hóa đối với Việt Nam nói chung và xứ Quảng nói riêng. Theo ghi chép, thánh địa này được xây dựng vào thế kỷ IV với...