Thao tác đơn giản này trước khi trữ đông sữa mẹ sẽ giúp giữ nguyên chất dinh dưỡng nhưng rất nhiều mẹ quên làm
Nhiều mẹ chọn phương pháp trữ đông sữa mẹ trong ngăn đá mà ít ai biết sữa mẹ cũng có thể gặp hiện tượng cháy đông hay bỏng lạnh nếu không thực hiện đúng thao tác.
Các bà mẹ hiện đại đều không mấy xa lạ với việc trữ đông sữa mẹ trong tủ lạnh hoặc tủ đá. Việc vắt sữa, trữ sữa giúp mẹ chủ động hơn khi chăm sóc con. Dù mẹ có bận làm việc hay đi công tác, bé vẫn luôn có sẵn một lượng sữa thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Việc sử dụng tủ đông chuyên dụng cũng là lựa chọn của rất nhiều bà mẹ ngày nay bởi sự tiện dụng và khả năng lưu trữ lên đến 6 tháng dành cho con.
Hiện tượng sữa bị cháy đông (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, có một hiện tượng xảy ra trong quá trình trữ đông sữa mẹtrong tủ đá mà không phải mẹ nào cũng biết, đó là khi mẹ phát hiện túi sữa đông lạnh có mùi lạ, các tinh thể đá kết tinh bao phủ túi sữa. Đây là hiện tượng sữa bị cháy đông hay còn gọi là bỏng lạnh.
Sữa bị cháy đông (freezer burn) là hiện tượng mất nước từ sữa đông lạnh ra môi trường ngoài khi trữ đông, hay nói cách khác là khi sữa, thực phẩm đông lạnh tiếp xúc với không khí. Sự mất nước này xảy ra trên bề mặt thực phẩm, tạo thành các tinh thể băng đá, xuất hiện trên túi sữa hoặc thực phẩm. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), về mặt an toàn thì sữa đông lạnh bị cháy đông không có vấn đề gì (không nhiễm khuẩn hay nhiễm độc), nhưng chất lượng sẽ kém: mức dinh dưỡng kém hơn do protein bị biến tính hoặc dầu mỡ bị oxy hóa, ngoại quan sản phẩm trông kém hấp dẫn.
Sữa mẹ đông lạnh phải được bọc kín trong túi trữ sữa, bình thì sẽ hạn chế hiện tượng cháy đông (Ảnh minh họa)
Sữa mẹ đông lạnh được bảo quản trong tủ đông đá để dành trong thời gian dài cho bé sau này. Hiện tượng cháy đông hay bỏng lạnh có thể xảy ra trong thời gian này và khiến hương vị của sữa mẹ bị thay đổi. Chuyên gia tư vấn về cho con bú, bà Kristin Gourley chia sẻ trên tạp chí Romper: “Sữa cháy đông vẫn có thể cho bé ăn, nhưng cũng giống các loại thực phẩm khác, mùi vị sẽ không còn như ban đầu. Với những bé khó tính và nhạy cảm thì sự thay đổi này có thể khiến bé không muốn ăn nữa”.
Ngoài ra, kể cả sữa đông lạnh sau khi rã đông cũng có mùi vị thay đổi. Mẹ có thể nhận thấy sau khi rã đông, sữa mẹ sẽ tỏa ra mùi như xà phòng hoặc có mùi chua, nhưng điều này là hoàn toàn bình thường. Sữa mẹ có chứa lipase, một loại enzyme thường có trong sữa mẹ, có tác dụng giúp phá vỡ chất béo trong sữa để các chất dinh dưỡng hòa tan trong chất béo và axit béo, bảo vệ em bé khỏi bị ốm bệnh.
Cách tốt nhất để tránh hiện tượng sữa đông lạnh bị cháy đông đó là bảo quản đúng cách, điều đó có nghĩa là ép càng nhiều không khí ra khỏi bình, túi trữ sữa càng tốt trước khi đóng và cất bảo quản. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) khuyên các bà mẹ nên sử dụng hộp có nắp đậy kín được làm bằng thủy tinh hoặc nhựa để bảo quản sữa mẹ, tránh dùng túi nhựa không được thiết kế dành riêng cho việc bảo quản và lưu trữ sữa mẹ. Thêm vào đó, khi cần trữ sữa trong thời gian dài, mẹ có thể đóng gói thêm nhiều lớp túi hoặc hộp đựng để ngăn sữa bị tiếp xúc với không khí bên ngoài.
Video đang HOT
Mẹ nên chia sữa thành các lần ăn phù hợp với bé, sau khi rã đông thì không nên cấp đông trở lại (nhr minh họa)
Bà Teresa Maria Ribano, bác sĩ nhi khoa và chuyên gia tư vấn cho con bú tại Trung tâm Y tế Makati (Phillipin), chia sẻ ‘Quy tắc số 3′ khi bảo quản sữa mẹ: 3 giờ, 3 ngày, 3 tháng.
- Nếu để sữa mẹ ở nhiệt độ phòng 30 độ C, sữa sẽ dùng được trong vòng 3 giờ.
- Nếu để sữa vào ngăn mát tủ lạnh, sữa sẽ dùng được trong 3 ngày.
- Nếu để sữa đông lạnh trong ngăn đá, sữa sẽ dùng được trong vòng 3-6 tháng.
Tuy nhiên mẹ lưu ý nếu sữa bé đang uống dở thì nên cho bé uống hết trong vòng 1-2 giờ mà thôi. Mẹ nên chia sữa thành các lần ăn phù hợp với bé, sau khi rã đông thì không nên cấp đông trở lại. Chú ý quy tắc “Nhập trước – xuất trước” – túi/bình nào cấp đông trước thì lấy cho bé ăn trước, lần lượt mẹ nhé.
Nguồn: Parent
Theo Helino
3 cách siêu hay ho để bạn có thể sắp xếp đồ trong tủ lạnh hợp lý ngày Tết
Thay vì sắp xếp thực phẩm một cách lung tung khiến tủ lạnh đầy ấp dù không trữ nhiều thức ăn thì bạn nên thực hiện những mẹo nhỏ sau đây để giúp tủ lạnh gọn gàng hơn.
Trong những ngày Tết các gia đình thường mua rất nhiều thực phẩm trữ trong tủ lạnh và khi sắp xếp không ngăn nắp rất dễ làm bẩn tủ lạnh.
Cho nên trong những ngày Tết này gia đình mình hãy lưu cách sắp xếp thực phẩm trong tủ lạnh giúp tủ lạnh ngăn nắp, thoáng hơn nhé.
Việc sắp xếp thực phẩm trong tủ lạnh không nên được thực hiện một cách tùy tiện. Trên thực tế, nhiệt độ bên trong tủ lạnh sẽ tự động lan tỏa trên tất cả các khu vực và điều này đảm bảo cho việc bảo quản tốt thực phẩm miễn là chúng được đặt đúng cách.
Trước tiên, điều quan trọng là bạn cần điều chỉnh nhiệt độ thích hợp cho tủ lạnh, đặc biệt là trong thời tiết nóng. Sau đó, bạn cần biết nơi đặt trứng trong tủ lạnh, đặt thịt sống và cá sống ở đâu, trái cây, rau, sữa, và bơ nên để chúng ở đâu tốt hơn... Dưới đây là một số hướng dẫn hữu ích giúp bạn sắp xếp thực phẩm đúng cách trong tủ lạnh.
1. Phân loại thực phẩm
Điều đầu tiên bạn cần thực hiện đó chính là phân loại thực phẩm ra riêng cho từng ngăn. Bạn chia thành 4 phần:
- Phần dành cho ngăn đá thường là thịt cá sống, đồ hộp.
- Phần dành cho ngăn lạnh bạn chia thành phần rau củ, phần trứng và các thực phẩm không cần nhiệt độ thấp, và các thực phẩm còn lại.
2. Sắp xếp thực phẩm trong tủ lạnh
Ngăn đá:
Ngăn đá dù rất nhỏ nhưng biết cách sắp xếp thì vẫn có thể trữ được rất nhiều thực phẩm. Vào ngày Tết thường người Việt mua trữ thịt, đồ hộp trong nhà để đãi khách thế nên khi sắp xếp bạn nên chia nhỏ thịt ra rồi đặt vào các bao nilon gọn gàng như vậy bạn sẽ rất dễ xếp vào trong rất nhiều.
Ngăn cửa tủ:
Đây là nơi ít được làm lạnh nhất trong tủ vì thế bạn chỉ nên để các loại gia vị, sốt có thể bảo quản lâu ở vị trí này. Ở kệ dưới cùng của ngăn ngoài bạn có thể đặt các sản phẩm có khối lượng nặng vào.
Ngăn dưới:
Tại ngăn này, nguyên tắc đầu tiên là đặt những gì cao lớn ở bên trong. Những đồ ăn chín hoặc nguyên liệu chế biến như bơ, cà chua dùng dở phải được bọc lại bằng nilon kỹ càng rồi sắp xếp chúng theo vùng như những đồ ăn còn thừa cho vào hộp nhựa rồi đặt thực phẩm nấu chín ở ngăn trên, thực phẩm chưa nấu chín đặt ở ngăn dưới.
Hộc tủ:
Hộc tủ này là nơi lý tưởng nhất để bảo quản rau tươi ngon lâu dài vì đây là nơi có nhiệt độ vừa phải thích hợp bảo quản rau nhưng đối với rau củ ăn dở như cà chua, dưa leo bạn nên để riêng ở ngăn cửa vì như vậy bạn sẽ dễ nhớ mỗi lần mở tủ và sử dụng ngay.
3. Một số lưu ý khi sắp xếp thực phẩm trong tủ lạnh
- Bảo quản thức ăn trong các hộp đựng thực phẩm chuyên dụng vì điều đó sẽ giúp mùi thức ăn không bị ám vào nhau, đồng thời cũng dễ đánh dấu, sắp xếp chúng hơn.
- Hãy phân loại thức ăn theo thời gian. Những thức ăn có hạn sử dụng hết trước nên được bỏ ra phía cửa tủ, để bạn không bị quên và lỡ mất hạn sử dụng, gây lãng phí thực phẩm.
- Hạn chế đặt thức ăn chắn ngang cửa thoát khí hay cổng hút của tủ lạnh.
- Không nên để thực phẩm quá khít nhau như vậy sẽ dễ làm đổ thực phẩm mỗi khi bạn lấy ra.
Những ngày lễ Tết, thực phẩm đặt trong tủ lạnh rất nhiều thế nên gia đình mình cần phải chú ý cách đặt đồ trong tủ lạnh, giúp cho tủ lạnh gọn gàng, ngăn nắp và dễ sử dụng hơn rất nhiều.
Theo Helino
Tủ lạnh có 2 nút điều chỉnh thế này, làm đúng giảm nửa tiền điện, dùng chục năm không hỏng Tuy cả hai nút đều có chức năng là điều chỉnh độ lạnh của 2 ngăn, nhưng nguyên lý hoạt động của mỗi nút lại hoàn toàn khác nhau 1. 2 nút điều chỉnh cơ bản trong tủ lạnh nhà nào cũng nên nắm rõ Nút điều chỉnh công suất dàn lạnh Tuy cả hai nút đều có chức năng là điều chỉnh...