Tháo rào cản lưu thông để dân TP.HCM có cá, rau…
Các siêu thị, nhà cung cấp rất nóng ruột muốn phục vụ bữa ăn hằng ngày của người dân TP.HCM nhưng lại đang gặp quá nhiều rào cản ở khâu lưu thông, vận chuyển.
Hiện nay, nguồn cung cấp rau củ, trái cây, thịt, cá… tại các tỉnh dồi dào với giá thấp nhưng kênh lưu thông, vận chuyển lại tắc nghẽn. Điều này khiến nhiều mặt hàng nông sản bán tại thị trường TP.HCM khan hiếm, tăng giá, thậm chí cao gấp 3-4 lần so với bình thường.
Người dân mua hàng tại một siêu thị ở TP Thủ Đức, TP.HCM vào chiều 14-7. Ảnh: HOÀNG GIANG
Cá từ miền Tây không thể về TP.HCM
Ông Trương Tiến Dũng, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Kinh doanh thủy hải sản Sài Gòn APT (gọi tắt là Công ty APT) kiêm Phó Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm TP.HCM, nêu thực tế: Các thành viên của hội phản ánh việc vận chuyển hàng hóa, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất bình ổn thị trường và phục vụ cho người dân TP.HCM đang ách tắc.
Đơn cử, Công ty APT đang cung ứng cá ba sa cho hệ thống siêu thị Big C và nhiều hệ thống siêu thị khác. Tuy nhiên, vùng nguyên liệu cá ba sa nằm ở các tỉnh miền Tây như An Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp… không thể đưa được cá về TP.HCM.
“Hiện các nhà cung cấp, chủ ao bắt cá nhưng không có xe vận chuyển, hoặc xe không thể ra được khỏi tỉnh nên không về được TP.HCM. Mặt khác, trước đây cá từ miền Tây lên TP.HCM sẽ về chợ Bình Điền nhưng nay chợ tạm đóng cửa nên không có điểm để nhận hàng hóa” – ông Dũng kể.
Cũng theo ông Dũng, hiện các công ty thực phẩm, thủy sản đang cố gắng duy trì nguồn hàng cung ứng cho người dân nhưng thực tế phát sinh nhiều vướng mắc khiến họ rất đuối, nhất là gánh nặng chi phí xét nghiệm COVID-19. “Hội viên của chúng tôi rất nóng ruột muốn phục vụ bữa ăn hằng ngày của người dân, song trong giai đoạn này họ gặp quá nhiều rào cản. Chúng tôi chấp nhận tuân thủ các quy định phòng chống dịch, chấp nhận chi phí tăng cao… mà vẫn không giải quyết được nguồn cung cho bà con” – ông Dũng nói.
Riêng về vấn đề vận chuyển hàng hóa lưu thông thiết yếu giữa TP.HCM và các tỉnh, ông Dũng cho hay dù đã phản ánh nhiều nhưng đến nay vẫn chưa có giải quyết căn cơ.
Siêu thị phải hủy hàng
Đại diện hệ thống siêu thị Bách Hóa Xanh cho hay đơn vị này đang gặp khó khăn khi vận chuyển hàng hóa thiết yếu về kho hàng Thốt Nốt, Cần Thơ. Đây là kho hàng phục vụ 200 siêu thị.
Cụ thể, xe đi từ TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương dù có xét nghiệm âm tính qua trạm Vàm Cống, Thốt Nốt và trạm dưới chân cầu Cần Thơ nhưng đầu vào trung tâm TP vẫn phải dừng lại, đổi tài xế là người Cần Thơ có giấy xét nghiệm âm tính ra thay mới được đưa xe vào. Tài xế nơi khác không được vào.
“Việc mất thời gian tìm tài xế có thể dẫn đến tình trạng trì trệ, ùn tắc hàng hóa. Nhiều nhà cung cấp không thể chờ đợi vì hàng hóa sẽ hư hỏng nên phải quay lại. Các xe hàng chấp nhận chờ dẫn đến hàng hóa hư hỏng, buộc chúng tôi phải hủy hàng tươi sống, gây thiệt hại lớn” – đại diện Bách Hóa Xanh thông tin.
Nhiều hệ thống siêu thị, công ty phân phối thực phẩm khác cũng cho biết việc yêu cầu kết quả âm tính của tài xế đang khiến chuỗi cung ứng chậm lại, hàng hóa hư hỏng và tăng chi phí vận chuyển hàng hóa.
Đại diện hệ thống siêu thị MM Mega Market Việt Nam dẫn chứng: Các bệnh viện đều quá tải xét nghiệm, tài xế phải xếp hàng chờ cả ngày và chi phí xét nghiệm tăng cao, lên đến 2-2,5 triệu đồng/lần. Kết quả sau 12-24 giờ mới có, trong khi hiệu lực test chỉ có giá trị trong vòng ba ngày. Thậm chí, mặc dù tài xế có xét nghiệm PCR và có giấy đi đường của siêu thị nhưng các tỉnh/thành Đà Nẵng, Cần Thơ, Bạc Liêu đều không cho xe vào giao hàng.
Tương tự, một số hãng xe cũng cho biết do quy định muốn vào TP.HCM thì tài xế phải có giấy xét nghiệm âm tính làm phát sinh thêm chi phí, thời gian giao hàng bị trễ so với dự kiến. Bởi nếu xét nghiệm nhanh giá thấp nhất 300.000 đồng/lần, còn làm PCR mất hơn 700.000 đồng/lần.
Đó là chưa kể hiện nay mã QR Code chưa thể hiện được lộ trình cụ thể đi từ đâu đến đâu nên dẫn đến đi qua trạm nào cũng bị dừng lại để kiểm tra, mất thời gian và gia tăng sự tiếp xúc, gia tăng chi phí không cần thiết.
Video đang HOT
Giá hàng hóa tăng, người tiêu dùng lãnh đủ
Ghi nhận thực tế cho thấy trong những ngày qua, nguồn cung hàng hóa nông sản tại TP.HCM có thời điểm khan hiếm, cộng với chi phí vận chuyển, chi phí xét nghiệm nên giá bán thịt, cá, rau củ… tăng vọt. Ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, đánh giá chi phí cho các khâu trung gian kinh doanh hàng hóa tăng do phân phối khó khăn và phải tuân thủ các yêu cầu phòng chống dịch. Hệ quả là hiện nay giá heo hơi bán tại trang trại quá thấp, trong khi giá bán lẻ đến người tiêu dùng chênh nhau khá cao, 30.000-40.000 đồng/kg. “Điều này thiệt thòi cho người chăn nuôi lẫn người tiêu dùng” – ông Công nói.
Đại diện một số công ty khác cũng thừa nhận nếu tình trạng lưu thông, vận chuyển hàng hóa gặp khó kéo dài sẽ đẩy giá bán thực phẩm tươi sống ngày càng tăng lên cao vì nguồn hàng càng khan hiếm. Công ty cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG), đơn vị sở hữu chuỗi bán lẻ Bách Hóa Xanh, khẳng định không có chủ trương tăng giá bán lẻ để kiếm lời trong giai đoạn dịch bệnh. Tuy nhiên, đơn vị không thể giữ giá bán như trước đợt dịch đối với một số mặt hàng.
Từ thực tế trên, đại diện các siêu thị, nhà cung cấp có chung đề nghị rất cần sự quan tâm giải quyết của Chính phủ, bộ, ngành. Từ đó để các địa phương có sự thống nhất, chứ không thể mỗi nơi mỗi kiểu làm khó nhà kinh doanh và cuối cùng người tiêu dùng thiếu hàng, phải mua với giá cao.
Gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng: Các địa phương đang "thần tốc" vào cuộc...
Trao đổi với PV Dân trí, lãnh đạo sở LĐ-TB&XH nhiều tỉnh, thành phố cho biết đang nỗ lực hoàn thiện thủ tục, quy trình giải ngân gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng tới người lao động và người sử dụng lao động.
Gói hỗ trợ hướng tới nhiều nhóm đối tượng gặp khó khăn do Covid-19 (Ảnh: Đỗ Linh).
Ông Nguyễn Quốc Khánh - Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Hà Nội: "Thần tốc" xử lý các thủ tục nhằm hỗ trợ đối tượng...
Ngay khi có thông tin về Nghị quyết 68/NQ-CP, Sở đã thành lập đường dây nóng và tổ công tác gồm các lãnh đạo Sở và các trưởng phòng chuyên môn. Tổ công tác cũng liên hệ với các Sở Tư pháp, Sở Tài chính và Ban Văn hóa xã hội của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội để nhận được hướng dẫn.
Ông Nguyễn Quốc Khánh - Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Hà Nội.
Cũng theo ông Nguyễn Quốc Khánh, quá trình xây dựng dự thảo kế hoạch triển khai việc chi hỗ trợ được tổ công tác thực hiện theo quy trình: Xin ý kiến lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH và các phòng chuyên môn nghiệp vụ; lấy ý kiến các sở, ngành và UBND quận, huyện; trình UBND thành phố xem xét và thông qua.
"Theo quan điểm "thần tốc", Sở sẽ triển khai rất nhanh gọn các thủ tục để qua đó có thể trình UBND trong thời gian sớm nhất" - ông Nguyễn Quốc Khánh nói.
Trả lời về con số đối tượng nhận hỗ trợ, ông Nguyễn Quốc Khánh cho rằng Nghị quyết 68/NQ-CP đã nêu rõ, thời gian áp dụng đối với nhóm đối tượng nhận hỗ trợ có thể kéo dài tới cuối năm 2021.
"Thực tế đã và vẫn sẽ tiếp tục có thêm nhiều đối tượng trong chính sách phát sinh trong thời gian tới. Điều chúng ta cần quan tâm là xem xét đối tượng theo đúng tiêu chí đề ra để triển khai hỗ trợ kịp thời..." - ông Nguyễn Quốc Khánh nói.
Ông Lê Đình Tùng - Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Thanh Hóa: Dự kiến trình UBND tỉnh duyệt vào ngày 14/7.
Trên cơ sở Nghị quyết số 68/NQ-CP, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg và việc giao nhiệm vụ của UBND tỉnh, Sở đã xin ý kiến các sở, ngành liên quan về dự thảo. Dự kiến ngày 14/7, Sở sẽ trình kế hoạch triển khai thực hiện để UBND tỉnh ban hành.
Ông Lê Đình Tùng - Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Thanh Hóa.
"Việc thực hiện Nghị quyết 68 và Quyết định 23 của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã được UBND tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo rất quyết liệt. Sở LĐ-TB&XH sẽ cố gắng triển khai nhanh nhất đúng với tinh thần chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH", ông Lê Đình Tùng cho biết.
Cũng theo ông Lê Đình Tùng, đối với lao động tự do, căn cứ theo tinh thần Nghị quyết 68, căn cứ vào tình hình địa phương, sau đó xác định đối tượng được hưởng. Về mức được hưởng thì tỉnh sẽ giao cho Sở LĐ-TB&XH có Tờ trình tham mưu cho UBND tỉnh trình HĐND để sớm ban hành.
"Về chỉ đạo cho các huyện, trong kế hoạch triển khai cũng đã yêu cầu các huyện, thị, thành phố chịu trách nhiệm về thống kê các đối tượng lao động tự do", ông Lê Đình Tùng cho biết thêm.
Bà Đinh Thị Ngọc Lan - Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Quảng Bình: Chú trọng rà soát, phân loại tránh nhầm lẫn, bỏ sót.
Theo đó, Sở đang dự thảo kế hoạch, cũng như phương án phù hợp với tình hình thực tế để có thể triển khai hiệu quả gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng từ Chính phủ cho các đơn vị doanh nghiệp và người lao động tại địa phương chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19.
Lao động thất nghiệp do Covid-19 đăng ký tìm việc ở Quảng Bình.
Theo bà Đinh Thị Ngọc Lan, bước quan trọng nhất vẫn là rà soát, phân loại các nhóm đối tượng được hỗ trợ. Riêng với nhóm lao động tự do, bà Đinh Thị Ngọc Lan thông tin: "Sở LĐ-TB&XH Quảng Bình cũng sẽ lên kế hoạch phối hợp với các địa phương trong tỉnh rà soát đối tượng, số lượng cụ thể để tham mưu UBND tỉnh xem xét".
Ông Võ Văn Tiến - Trưởng Phòng Việc làm - An toàn lao động (Sở LĐ-TB&XH TP Đà Nẵng): Triển khai sẽ thuận lợi hơn trước.
Sở LĐ-TB&XH TP Đà Nẵng đang xây dựng kế hoạch trình UBND thành phố triển khai các bước cụ thể gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng của Chính phủ.
Theo đó, Sở dự thảo giúp cho UBND thành phố ban hành một kế hoạch cụ thể như sẽ hướng dẫn sở nào, ngành nào làm gì; huyện, xã làm cái gì, các đối tượng nộp đơn xét duyệt thế nào; cấp kinh phí về đâu... Trên cơ sở đó mới có thể triển khai được.
Covid-19 khiến nhiều hướng dẫn viên thất nghiệp (Ảnh: Khánh Hồng).
Cũng theo ông Võ Văn Tiến, đối tượng của gói hỗ trợ này là những người lao động có hợp đồng lao động và người sử dụng lao động nên việc lập danh sách sẽ dễ dàng, thuận lợi hơn so với gói hỗ trợ trước.
Các đối tượng không thuộc diện hỗ trợ gói 26.000 của Chính phủ, UBND thành phố đã có gói hỗ trợ gần 100 tỷ đồng với khoảng hơn 90.000 người được hưởng lợi.
Bà Nguyễn Hồng Mai, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Long An: Trên 42.000 lao động được hưởng chính sách.
Tỉnh Long An hiện có khoảng 42.500 đối tượng được hỗ trợ theo Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính Phủ với số tiền trên 70 tỷ đồng. Trong đó, khoảng 20.000 lao động tự do bị mất việc, ngưng việc.
Bà Nguyễn Hồng Mai, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Long An
Từ ngày 12/7, Long An đã bắt đầu triển khai đợt 1 hỗ trợ cho nhóm hơn 9.000 lao động tự do với số tiền 6,9 tỷ đồng. Đến nay, hơn 1.500 lao động đã được hưởng hỗ trợ với số tiền 1,1 tỷ đồng. 50 trường hợp F0, F1 cũng đã được hỗ trợ.
Cũng theo Sở LĐ-TB&XH Long An, điều kiện để đối tượng lao động tự do được hỗ trợ là ngưng việc, mất việc vì dịch Covid-19 và cư trú hợp pháp trên địa bàn tỉnh Long An.
Tỉnh cũng xác định lao động tự do, gồm: Người bán vé số, bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ không có địa điểm cố định; thu gom rác, phế liệu; bảo vệ; bốc vác, vận chuyển hàng hóa; lái mô tô, xe xích lô chở khách; tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú, du lịch, chăm sóc sức khỏe,...và các công việc thuộc lĩnh vực, ngành nghề phải tạm dừng hoạt động.
Tùy theo điều kiện thực tế, các địa phương sẽ phân chia ra nhiều đợt hỗ trợ. Thời gian trợ cấp, sẽ được tỉnh lấy mốc từ ngày 01/5 đến ngày 31/12.
Ông Phạm Việt Công - Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Đồng Tháp: Lập nhóm Zalo để hỗ trợ giải đáp chính sách...
Tới nay, Sở LĐ-TB&XH Đồng Tháp đã ban hành công văn hướng dẫn chi tiết đến các Sở, ngành, huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Ông Phạm Việt Công - Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Đồng Tháp.
Theo đó, ngành chức năng hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ của 7 nhóm đối tượng, gồm: Người lao động tạm hoãn lao động hoặc nghỉ việc không lương, người lao động ngừng việc, người lao động nghỉ việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, trẻ em và người đang điều trị Covid-9, cách ly y tế (F1), hướng dẫn viên du lịch, viên chức hoạt động nghệ thuật và hộ kinh doanh.
Khi Phòng LĐ-TB&XH tiếp nhận hồ sơ, trong thời gian 2 ngày làm việc phải hoàn thành và chuyển hồ sơ về Sở LĐ-TB&XH Đồng Tháp. Trong 2 ngày làm việc tiếp theo, hồ sơ sẽ được Sở chuyển đến UBND tỉnh để được thẩm định phê duyệt.
Ông Phạm Việt Công cho biết: "Sở đã thành lập nhóm Zalo để cán bộ triển, khi gặp khó khăn gì sẽ được cán bộ Sở LĐ-TB&XH giải đáp ngay, tránh ùn tắc cũng như áp dụng chính sách không thống nhất đến người dân".
Riêng nhóm lao động tự do, UBND tỉnh đã giao Sở Tài chính cân đối đưa ra mức hỗ trợ. Khi được ngành chức năng thống nhất, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Đồng Tháp sẽ triển khai ngay.
TP Hồ Chí Minh sẽ xem xét mở cửa lại một phần chợ đầu mối Thủ Đức Thành phố Hồ Chí Minh sẽ xem xét cho mở cửa trở lại một phần chợ đầu mối Thủ Đức (thành phố Thủ Đức) trên cơ sở đánh giá các điều kiện phòng, chống dịch tại đây đã đảm bảo an toàn. Thông tin trên được ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh đưa ra tại...