Tháo “ngòi nổ” ADIZ
Tại chặng dừng chân thứ hai trong chuyến công du tới 3 quốc gia Đông Bắc Á Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tới Trung Quốc với sứ mệnh nan giải tháo “ngòi nổ” ADIZ.
Phó Tổng thống Mỹ Joe Binden cùng cháu nội Finnegan Biden đến sân bay Bắc Kinh ngày 4-12
Ông Joe Biden cùng người cháu nội Finnengan Biden ngày 4-12 đã từ Nhật Bản tới Thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc để có các cuộc hội đàm với lãnh đạo cao nhất như Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Phó Chủ tịch Lý Nguyên Triều, Thủ tướng Lý Khắc Cường… Nội dung bao trùm không ngoài việc tìm cách làm giảm căng thẳng quanh vấn đề Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) mà Trung Quốc vừa thiết lập, trong đó bao gồm cả các khu vực mà hai đồng minh thân cận của Mỹ là Nhật Bản và Hàn Quốc tuyên bố chủ quyền trên biển Hoa Đông.
Thực ra, chương trình nghị sự chuyến thăm Trung Quốc lần thứ hai của ông Biden trên cương vị Phó Tổng thống Mỹ đã được chuẩn bị từ hàng tháng nay nhằm triển khai chiến lược đối ngoại lấy châu Á-Thái Bình Dương làm trọng tâm, trong đó tập trung chủ yếu vào quan hệ song phương, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế – thương mại. Thế nhưng, việc Trung Quốc bất ngờ đơn phương thiết lập ADIZ ngay trước thềm chuyến thăm của Phó Tổng thống Mỹ đã làm đảo lộn chương trình nghị sự chuyến công du vốn được chuẩn bị công phu này.
Vì thế, thay vì đi sâu vào các vấn đề kinh tế-thương mại, ông Biden phải gánh vác sứ mệnh mới phải làm sao xử lý ổn thỏa để “quả bom” ADIZ không phát nổ. Bởi một khi vấn đề ADIZ bùng nổ thành một cuộc khủng hoảng, nguy hiểm sẽ không chỉ tác động tiêu cực đối với mối quan hệ giữa các cường quốc ở Đông Bắc Á, mà còn ảnh hưởng tới hòa bình ổn định ở khu vực này cũng như toàn bộ châu Á-Thái Bình Dương nói chung.
Song tháo ngòi nổ cuộc khủng hoảng ADIZ lại xem ra vô cùng khó khăn với ông Biden. Với phản ứng và thái độ của Mỹ cũng như hai đồng minh Nhật Bản và Hàn Quốc thì những quốc gia này chắc chắn không những không chấp nhận mà còn có những hành động thực tế như việc Mỹ cho máy bay ném bom chiến lược B-52 “diễu” qua ADIZ để phủ nhận khu vực này cũng như thách thức Trung Quốc.
Nếu Mỹ và đồng minh không nhân nhượng thì chỉ có cách là Trung Quốc phải “xuống thang” trong vấn đề ADIZ. Sự xuống nước của Trung Quốc, trong trường hợp ông Biden thuyết phục được, sẽ hoặc là hủy bỏ ADIZ hoặc là giữ ADIZ song không thực thi vùng nhận dạng này như Thư ký báo chí Nhà Trắng Jay Carney đã hối thúc ngày 3-12.
Video đang HOT
Tuy nhiên, nhìn từ Bắc Kinh có thể thấy rằng Trung Quốc khó có thể không thực thi ADIZ và càng không có chuyện rút lại vùng nhận dạng này. Trung Quốc, với sự trỗi dậy mạnh mẽ đã trở thành một cường quốc tầm cỡ toàn cầu và có thể cạnh tranh ảnh hưởng với Mỹ trên cả thế giới, nên chuyện rút lại hoặc không thực thi ADIZ sẽ khiến cường quốc này không chỉ mất thể diện mà còn có nguy cơ bị thế giới xem là “con hổ” cùn nanh vuốt.
Báo Trung Quốc “nhắc nhở” Phó Tổng thống Mỹ
Tờ China Daily của Trung Quốc đã “nhắc nhở” Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden trước khi có buổi hội kiến Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào hôm qua 4-12. Trong bài xã luận có tít “Tranh chấp trên biển Hoa Đông, Mỹ nên đứng ngoài cuộc” trên tờ China Daily có viết rằng, “nếu ông Joe Biden đến thăm Trung Quốc mà lặp lại những phát ngôn “sai lệch và một chiều” trước đây của Chính phủ Mỹ, thì không nên trông chờ đạt được những tiến triển lớn”. Những tiến triển lớn này liên quan đến việc xoa dịu căng thẳng tại khu vực biển Hoa Đông. Bài xã luận còn đề cập, nếu nước Mỹ muốn thực sự dốc sức để “hạ nhiệt” căng thẳng khu vực, đầu tiên cần phải dừng việc ngầm tán đồng và hỗ trợ thiên vị chính quyền của Thủ tướng Nhật Bản.
Theo ANTD/Chinadaily
Giới phân tích Mỹ: Ông Biden đã thất bại
Các nhà phân tích chính trị Mỹ nhận định rằng Washington thực chất không kỳ vọng Bắc Kinh sẽ rút lại vùng nhận dạng phòng không ở biển Hoa Đông sau chuyến công du của Phó tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 4.12, tờ The Wall Street Journal (Mỹ) nhận định.
Phó tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) được cho là đã thân thiết với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từ lâu - Ảnh: Reuters
Buổi trò chuyện kéo dài hơn 5 tiếng đồng hồ giữa Phó tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh vào hôm 4.12 đã không đưa ra các bình luận công khai về vùng phòng không mới của Bắc Kinh trên biển Hoa Đông.
The Wall Street Journal vào ngày 5.12 dẫn lời một nguồn tin có mặt tại cuộc gặp gỡ khẳng định cả hai nhà lãnh đạo đều không đề cập trực tiếp đến vùng phòng không mới của Trung Quốc.
Nhưng ông Biden và ông Tập có nhắc đến chuyện này trong cuộc gặp và buổi ăn tối vào hôm 4.12.
Trong cuộc gặp gỡ, phó tổng thống Mỹ đã nhấn mạnh rằng Washington "không công nhận" vùng phòng không mới của Trung Quốc.
Ông Biden cũng yêu cầu lãnh đạo Trung Quốc tránh làm những hành động có thể dẫn đến đối đầu với Nhật Bản và các nước khác, một quan chức Mỹ tiết lộ với The Wall Street Journal.
Ông Tập đáp lại bằng cách giải thích về vị thế của Trung Quốc trong vùng nhận dạng phòng không ở biển Hoa Đông, nhưng không đưa ra bất kỳ ý gì về việc sẽ bãi bỏ vùng này. Ông Tập chỉ nói Trung Quốc "tiếp nhận" yêu cầu của Mỹ, nguồn tin của tờ báo Mỹ cho biết thêm.
Các đồng minh của chúng ta đang kỳ vọng một điều gì đó mạnh mẽ hơn thế và tôi nghĩ họ có lẽ sẽ cảm thấy rằng họ sắp phải tự đối phó một mình.
Chuyên gia phân tích
Michael Auslin, Viện Doanh nghiệp Mỹ
Giới quan sát phân tích rằng Washington cũng không kỳ vọng ông Tập sẽ xóa vùng phòng không mới trước khi ông Biden rời Trung Quốc để sang Hàn Quốc.
"Tôi không nghĩ người Mỹ có ý tưởng rằng phó tổng thống sẽ quay về từ châu Á và thấy vùng phòng không được xóa bỏ", Julianne Smith, cựu cố vấn an ninh quốc gia của ông Biden, nhận định.
"Cái họ muốn là bắt đầu một cuộc đối thoại mặt đối mặt", bà Smith nói.
The Wall Street Journal nhận định ông Biden đã cố dựa vào quan hệ ngoại giao cá nhân để giải quyết cuộc khủng hoảng ở biển Hoa Đông và tạo ra một hướng mới trong cuộc đối đầu giữa Washington và Bắc Kinh.
Những người thân cận với ông Biden khẳng định ông đã thiết lập được một mối quan hệ vững mạnh với ông Tập trong nhiều năm qua và đã tận dụng mối quan hệ này trong cuộc gặp gỡ và ăn tối với lãnh đạo Trung Quốc hồi hôm 4.12.
Tuy nhiên, một số chuyên gia phân tích đã tỏ ra hoài nghi về tính đúng đắn của cách thức mà phó tổng thống Mỹ đã chọn để áp dụng cho chuyến thăm quan trọng như thế này.
"Nếu xét theo cách thức ngoại giao thông thường, ông ấy đã làm tốt nhiệm vụ, nhưng đây không phải là tình huống ngoại giao thông thường", ông Michael Auslin, thuộc Viện Doanh nghiệp Mỹ, cho biết.
"Nhưng các đồng minh của chúng ta đang kỳ vọng một điều gì đó mạnh mẽ hơn thế và tôi nghĩ họ có lẽ sẽ cảm thấy rằng họ sắp phải tự đối phó một mình", chuyên gia phân tích này cho hay.
Theo TNO
Trung Quốc cảnh báo Phó tổng thống Mỹ: Đến thăm phải giữ mồm! Báo chí Trung Quốc cảnh báo Phó tổng thống Mỹ Joe Biden không nên lặp lại các "nhận xét sai trái" về khu vực nhận dạng phòng không mới của nước này. Ông Biden sắp tới Bắc Kinh, nơi ông có các cuộc gặp với Chủ tịch Tập Cận Bình và Phó Chủ tịch Lý Nguyên Triều. Đây là chặng thứ hai trong...