Tháo gỡ vướng mắc cho các doanh nghiệp xuất khẩu sang Trung Quốc
Sáng 1/4, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản phối hợp với Văn phòng Thông báo và điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật Việt Nam (SPS Việt Nam) và các đơn vị tổ chức hội nghị Xử lý các vấn đề vướng mắc kỹ thuật, thúc đẩy xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản sang thị trường Trung Quốc.
Chế biến tôm xuất khẩu tại nhà máy của Công ty CP Bá Hải (tỉnh Phú Yên). Ảnh (minh họa): Vũ Sinh/TTXVN
Ông Phạm Hoàng Đức, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản cho biết, để xuất khẩu thủy sản vào Trung Quốc, cơ sở sản xuất phải được Cục thẩm định, chứng nhận an toàn thực phẩm và có tên trong danh sách được phép xuất khẩu thủy sản vào Trung Quốc. Lô hàng được thẩm định, kèm theo chứng thư theo mẫu do Cục cấp theo mẫu quy định.
Riêng các cơ sở nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng phải có tên trong danh sách được Trung Quốc công nhận. Cơ sở bao gói tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cua, tôm hùm sống phải có tên trong danh sách riêng được Trung Quốc công nhận.
Về phòng chống COVID-19, các doanh nghiệp cần tuân thủ hướng dẫn của FAO, WHO về “Hướng dẫn phòng ngừa COVID-19 đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm”; nghiên cứu, tham khảo áp dụng “Hướng dẫn phòng chống COVID-19 (bản cập nhật) ban hành tháng 2/2022 của Trung Quốc.
Video đang HOT
Theo ông Phạm Hoàng Đức, một số doanh nghiệp chưa thực sự coi trọng việc tuân thủ, đáp ứng quy định của thị trường Trung Quốc; chưa nắm vững quy định của thị trường và chưa triển khai các biện pháp kiểm soát chặt chẽ, hiệu quả.
Cơ quan thẩm quyền Trung Quốc sẽ yêu cầu doanh nghiệp có lô hàng bị cảnh báo điều tra nguyên nhân, áp dụng biện pháp khắc phục. Đình chỉ nhập khẩu đối với doanh nghiệp có lô hàng bị phát hiện vi phạm quy định về an toàn thực phẩm. Tạm dừng thủ tục nhập khẩu đối với doanh nghiệp có lô hàng bị phát hiện SARS-CoV-2 trong một thời gian, đồng thời tiến hành kiểm tra trực tuyến đối với doanh nghiệp.
“Nếu doanh nghiệp nào chưa được cơ quan chức năng Trung Quốc kiểm tra trực tuyến thì cần thực hiện sớm các biện pháp kiểm soát, giám sát vệ sinh chặt chẽ”, ông Phạm Hoàng Đức nhấn mạnh.
Một số ghi nhận của Trung Quốc sau khi kiểm tra trực tuyến các doanh nghiệp là một số điểm chưa phù hợp liên quan đến bố trí thực hành sản xuất, thực hành và giám sát thực hành vệ sinh trong quá trình sản xuất. Các biện pháp kiểm soát trong phòng chống COVID-19 của các cơ sở cung cấp nguyên liệu/bán thành phẩm; bố trí ăn trưa cho công nhân trong khuôn viên nhà máy; biện pháp cách ly đối với công nhân bị nhiễm/nghi nhiễm COVID-19; quy trình triệu hồi lô hàng bị cảnh báo phát hiện SARS-CoV-2; quy trình, thao tác khử khuẩn bao bì, bán thành phẩm, xe vận chuyển.
Tính đến thời điểm hiện tại, Cục Bảo vệ thực vật đã cấp và xác nhận 350 tài khoản của doanh nghiệp thuộc lĩnh vực được phân công quản lý và đang hướng dẫn, đồng thời giới thiệu 30 doanh nghiệp hoàn thiện, gửi hồ sơ sang Tổng cục Hải quan Trung Quốc.
Theo ông Vương Trường Giang, Cục Bảo vệ thực vật, yêu cầu về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm của Trung Quốc rất cao. Doanh nghiệp phải có hệ thống quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm tương đương với HACCP.
Tại hội nghị, những vướng mắc về kỹ thuật trong việc sử dụng phần mềm và khai báo thông tin online… đã được các doanh nghiệp đưa ra. Các doanh nghiệp mong muốn các đơn vị chuyên môn có cán bộ phụ trách để tháo gỡ doanh nghiệp kịp thời trong việc đăng ký với Tổng cục Hải quan Trung Quốc.
Ông Lê Bá Anh, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản cho biết, vì những vướng mắc đều liên quan đến kỹ thuật trong đăng ký với Tổng cục Hải quan Trung Quốc nên nếu doanh nghiệp gặp khó khăn, trục trặc thì cần có báo cáo cụ thể về tình huống gặp phải về Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản cũng như các đơn vị quản lý ngành hàng.
Các đơn vị quản lý cam kết sẽ xử lý nhanh chóng những vướng mắc mà doanh nghiệp gặp phải nếu thuộc phạm vi phụ trách của các cơ quan quản lý Việt Nam. Còn với những vướng mắc mà cần sự tháo gỡ của các cơ quan chức năng Trung Quốc, các đơn vị của Bộ cũng sẽ nhanh chóng phối hợp với các cơ quan này để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp đăng ký cũng như xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
Bên cạnh đó, trong trường hợp các doanh nghiệp đã có đối tác nhập khẩu thì việc nhờ đối tác hỗ trợ là việc cần thiết. Các doanh nghiệp đối tác sẽ hiểu rõ hơn ai hết các quy định của nước mình nên doanh nghiệp có thể trao đổi với các đối tác để có thêm kênh hỗ trợ. Trong quá trình khai báo các thông tin như mã HS/CIQ của sản phẩm, các doanh nghiệp cũng nên chủ động liên hệ với nhà nhập khẩu để tránh vướng mắc khi xuất khẩu, ông Lê Bá Anh chỉ ra.
Giá thép liên tục đi lên, tiêu thụ trong nước lẫn xuất khẩu tăng vọt
Tiêu thụ thép các loại trong nước lẫn xuất khẩu trong 2 tháng đầu năm đều tăng mạnh bất chấp giá bán lên mức kỷ lục.
Hiệp hội Thép Việt Nam vừa công bố tình hình sản xuất và tiêu thụ thép các loại. Tổng cộng trong 2 tháng đầu năm nay, sản xuất thép thành phẩm đạt 5,117 triệu tấn, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2021. Bán hàng thép thành phẩm đạt 5,014 triệu tấn, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm 2021. Đồng thời, xuất khẩu đạt hơn 1,12 triệu tấn, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm trước. Hiệp hội Thép nhận định các doanh nghiệp đã phát triển đa dạng xuất khẩu sản phẩm lẫn cơ cấu thị trường xuất khẩu cho thấy sự linh hoạt thích ứng của các doanh nghiệp thép Việt Nam.
Tiêu thụ thép trong ngoài nước đều tăng cao. Ảnh NGỌC DƯƠNG
Cũng theo Hiệp hội Thép Việt Nam, giá quặng sắt loại (62% Fe) ngày 8.3 được giao dịch ở mức 162 - 162,50 USD/tấn CFR cảng Thiên Tân (Trung Quốc), tăng khoảng 12 USD/tấn so với thời điểm đầu tháng 2. Mức giá này giảm khoảng 50 - 52 USD/tấn so với mức giá cao nhất được ghi nhận hồi đầu tháng 5.2021 (khoảng 210 - 212 USD/tấn). Còn giá than mỡ luyện cốc (Hard coking coal) xuất khẩu tại cảng Úc ngày 8.3 giao dịch ở mức 627 USD/tấn FOB, tăng mạnh 235,25 USD so với đầu tháng 2. Giá than cốc có xu hướng tăng liên tục kể từ quý 3/2021 ảnh hưởng đến chi phí sản xuất thép tăng.
Tương tự, thép phế liệu loại HMS 80:20 nhập khẩu cảng Đông Á ở mức 580 USD/tấn CFR Đông Á, tăng 25 USD/tấn so với đầu tháng 2; cuộn cán nóng HRC ngày 8.3 ở mức 890 USD/T, CFR cảng Đông Á, tăng khoảng 90 USD/tấn so với mức giá giao dịch đầu tháng 2. Nhìn chung, thị trường thép cán nóng (HRC) thế giới biến động khiến thị trường HRC trong nước khó khăn do các doanh nghiệp sản xuất thép dẹt (CRC, tôn mạ, ống thép...) đều sử dụng HRC làm nguyên liệu sản xuất... Đây là lý do đẩy giá thép trong nước liên tục tăng từ đầu năm đến nay.
Còn theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, ở chiều ngược lại trong 2 tháng đầu năm nay cả nước chi hơn 2 tỉ USD để nhập khẩu 1,95 triệu tấn sắt thép các loại. So với cùng kỳ 2021, lượng nhập khẩu giảm 14,7% nhưng kim ngạch tăng tới 28,6%. Tính bình quân giá thép nhập khẩu (chưa thuế) là 1.049 USD/tấn, tăng mạnh 50,6% so với bình quân cùng kỳ năm trước. Các thị trường nhập khẩu sắt thép lớn của Việt Nam có thể kể đến như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga... Đáng chú ý, lượng sắt thép nhập khẩu từ Nga tăng mạnh và vượt Hàn Quốc trở thành nhà cung cấp lớn thứ ba của Việt Nam. Tổng cộng trong 2 tháng đầu năm, nhập khẩu mặt hàng này từ Nga đạt gần 253.000 tấn với giá trị 211,5 triệu USD, tăng 25,44% về lượng và tăng 104% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.
Trung Quốc ra quy định mới, doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm phải tuân thủ điều này Từ năm 2022, theo quy định của Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC), việc đăng ký doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu vào Trung Quốc được thực hiện trực tuyến trên website của Tổng cục Hải quan Trung Quốc (https://cifer.singlewindow.cn). Trung Quốc ra quy định mới, muốn xuất khẩu thực phẩm cần thủ tục gì? Bộ Công Thương cho biết, từ năm...