Thảo dược từ thiên nhiên Giải pháp hiệu quả điều trị bệnh trĩ
Trĩ là một bệnh mạn tính do tĩnh mạch ở vùng hậu môn trực tràng bị sa giãn và xung huyết. Vì là một bệnh mạn tính nên cần lựa chọn phương pháp điều trị trĩ phù hợp để tránh hiện tượng tái phát. Hiện nay điều trị trĩ luôn lấy bảo tồn là ưu tiên hàng đầu, trường hợp không thể bảo tồn được mới sử dụng các phương pháp khác (can thiệp ngoại khoa).
Trĩ là một bệnh tổn thương tại chỗ (vùng hậu môn trực tràng) nếu kéo dài và nặng nề sẽ dẫn đến một số bệnh lý toàn thân.
Thường xuyên xuất huyết trong bệnh trĩ dễ đưa người bệnh đến tình trạng suy nhược. Nếu nghiêm trọng dẫn đến choáng do mất máu nhiều. Vùng hậu môn trực tràng dễ bị nhiễm khuẩn. Bệnh nhân luôn có cảm giác đau rát, ướt (do vùng hậu môn sa giãn, huyết dịch dò rỉ) khiến tâm trạng bứt rứt, phiền toái, thiếu sự tự tin trong sinh hoạt giao tiếp, hạn chế vận động.
Triệu chứng lâm sàng chung và dấu hiệu quan trọng nhất là ngứa rát vùng hậu môn, đại tiện ra máu, nếu búi trĩ xoắn vỡ thì máu chảy ra thành tia. Dấu hiệu thực thể là búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn hoặc thăm khám sờ thấy búi trĩ.
Theo quan điểm Đông Y, trĩ là do khí hư, khí trệ không thể di chuyển lên xuống. Hiện tượng này xảy ra ở vùng hậu môn trực tràng làm cho cơ nhục yếu, giáng hạ. Mạch lạc tổn thương gây ra khí trệ, huyết ứ. Huyết ứ lâu ngày khiến mạch sa giáng xuống gây ra trĩ. Huyết ứ quá mức gây vỡ mạch – xuất huyết.
Theo quan điểm Tây Y, bệnh trĩ hình thành do sự giãn quá mức của các đám rối tĩnh mạch ở vùng hậu môn trực tràng.
Trên thực tế lâm sàng ta gặp ba loại trĩ:
- Trĩ nội: nằm trong cơ răng lược – co thắt hậu môn.
- Trĩ ngoại: Nằm ngoài cơ răng lược.
- Trĩ hỗn hợp: Bao gồm cả Trĩ nội – ngoại.
Video đang HOT
Những nhóm bệnh nhân có nguy cơ cao thường gặp:
- Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc mang thai.
- Bệnh nhân mắc các bệnh về gan, tăng huyết áp, u chèn ép vùng hậu môn trực tràng.
- Ăn uống thất thường, nhiều đồ cay nóng, rượu bia.
- Lao động quá sức – cơ thể suy nhược – khí huyết hư suy.
Theo nguyên lý y học cổ truyền, nguyên nhân thường gặp của bệnh trĩ là do huyết nhiệt mà dẫn đến tình trạng xuất huyết, thành mạch không bền. Vì vậy những dược liệu có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết có hiệu quả tốt trong điều trị như Kim ngân hoa, Diếp cá…
Nhóm thảo dược được sử dụng nhiều nhất trên lâm sàng là nhóm có tác dụng cầm máu trong triệu chứng xuất huyết – một triệu chứng có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm trong bệnh trĩ. Thường gặp như: Hòe hoa, Trắc bách diệp…Hòe hoa chứa hàm lượng cao Rutin được y học hiện đại chứng minh có tác dụng làm bền thành mạch. Như vậy, Hòe hoa còn giúp thành mạch ở hậu môn trực tràng của bệnh nhân trở nên bền vững, tránh tái phát bệnh.
Khi trĩ lòi ra ngoài, Thăng ma, Hoàng kỳ là những thảo dược có tác dụng thăng đề mạnh theo đông y được sử dụng. Hai vị này giúp bồi bổ chính khí trong cơ thể, tác dụng tốt trong các trường hợp nội tạng bị sa giáng khỏi vị trí sinh lý, cụ thể trường hợp sa búi trĩ.
Một nguyên tắc đơn giản nhưng hiệu quả là sử dụng các thảo dược có công dụng nhuận tràng. Nhóm này giúp làm mềm phân, từ đó tránh làm tổn thương đến vùng hậu môn trực tràng đang trong trạng thái xung huyết. Các dược liệu thường gặp: Đại hoàng Thảo quyết minh, Mè đen…
Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên chú trọng đến việc giữ gìn vệ sinh tại vị trí bị bệnh.
Hiện nay, có nhiều sản phẩm điều trị trĩ. Trong đó, Thực phẩm chức năng Tọa An của công ty TNHH Giai Cảnh đã kế thừa một cách hiệu quả nguyên lý lấy bảo tồn làm gốc. Sản phẩm gồm cao khô: Diếp cá, Trắc bá diệp, Hòe hoa, Thăng ma, Hoàng kỳ, Mè đen. Với những dược liệu này, sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh trĩ từ nguyên nhân đến triệu chứng và phòng ngừa các biến chứng.
Theo VNE
Cảnh giác với bệnh trĩ sau khi sinh
Chảy máu hậu môn sau khi sinh còn là biểu hiện của nhiều bệnh trĩ - bệnh thường gặp ở chị em sau khi mang bầu và sinh con.
Sinh con xong, nhiều chị em bị chảy máu hậu môn mỗi khi đại tiện, song hầu hết chị em đều chủ quan cho đó chỉ là chứng táo bón thông thường.
Sinh nửa năm hậu môn vẫn chảy máu
Sau khi sinh con gái đầu lòng, chị Hoàng Vân 30 tuổi ở Thành phố Hồ Chí Minh thường xuyên bị chảy máu hậu môn mỗi khi đại tiện. Chị Vân cho biết, từ khi mang thai chị hay bị táo bón vài ngày mới đi vệ sinh 1 lần mà đại tiện rất khó khăn, chị thường phải gắng sức rặn. Mặc dù vậy, chưa có lần nào chị bị chảy máu hậu môn nhưng sau khi sinh con, nhiều lần chị thấy máu khi đi vệ sinh.
Thậm chí, có lần chị còn phát hiện máu chảy nhỏ giọt khi đại tiện, vùng hậu môn ngứa ngáy rất khó chịu sau khi tiểu tiện. Chị cho rằng, đó đơn giản là bệnh táo bón nên chỉ cần thay đổi khẩu phần ăn phù hợp, dễ tiêu hóa để giải quyết được vấn đề. Tuy nhiên, dù ăn nhiều rau quả tình hình cũng không cải thiện được là mấy tình trạng táo bón được cải thiện nhưng vùng hậu môn của chị vẫn còn cảm giác đau, đôi khi ngứa rát, sờ vào thấy có một khối thịt nhỏ thò ra. Lúc này chị mới đến bệnh viện khám, bác sĩ kết luận chị bị bệnh trĩ.
Tương tự, chị Lan Anh ở Ba Đình, Hà Nội cũng gặp rắc rối ở hậu môn sau khi sinh em bé. Với chị, mỗi lần đại tiện đều như cực hình. Hậu môn đau rát, ra máu và cảm giác có một khối thịt nhỏ lồi ra khỏi hậu môn, đại tiện xong quanh vùng hậu môn ngứa ngáy rất khó chịu. Nhiều lần trong lúc đi tiểu chị hốt hoảng phát hiện máu chảy thành giọt.
Càng ngày chị càng cảm nhận rõ khối thịt nhỏ ở hậu môn lồi ra, thụt vào mỗi khi đi tiểu. Một thời gian sau đó, khối thịt lồi to, dài và nằm luôn bên ngoài hậu môn cọt sát với quần gây đau. Gọi cho cô bạn thân làm bác sĩ để tư vấn, chị được xác định là bị bệnh trĩ. Tuy nhiên, hàng ngày đi vệ sinh chị thấy máu chảy nhiều nên vô cùng lo lắng. Cuối cùng chị phải đến bệnh viện để khám xét cẩn thận, bác sĩ xác nhận chị bị bệnh trĩ ngoại.
Chảy máu hậu môn sau khi sinh còn là biểu hiện của nhiều bệnh trĩ - bệnh thường gặp ở chị em sau khi mang bầu và sinh con. Ảnh minh họa
Cảnh giác với biểu hiện chảy máu hậu môn của bệnh trĩ
Trĩ là căn bệnh phổ biến ở phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ mang thai và sau khi sinh con.
Theo Phó giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm, Chủ tịch Hội hậu môn trực tràng Việt Nam thì trĩ là căn bệnh đứng đầu trong các bệnh lý về hậu môn. Mặc dù nguyên nhân chưa xác định rõ nhưng có nhiều yếu tố được xem là tạo điều kiện thuận lợi để bệnh trĩ hình thành và phát triển.
Đặc biệt là đối với phụ nữ sau khi sinh, thông thường sau khi sinh chị em sẽ phải kiêng cữ thường nhiều thứ như phải nằm, ngồi một chỗ, ít di chuyển, vận động, ăn ít rau, uống nước ít,... nên bệnh trĩ được đà xâm nhập, phát triển. Trong khi đó, có nhiều trường hợp chị em bị trĩ từ khi mang thai do thai nhi chèn áp trực tràng. Trong lúc vượt cạn, việc rặn không đúng cách làm tăng áp lực lên ổ bụng, khiến búi trĩ dễ sa ra ngoài. Sau khi sinh con chăm sóc sức khỏe không đúng cách cũng khiến bệnh tiến triển nặng hơn.
Bệnh nhân có thể phát hiện chảy máu sau khi đại tiện. Mỗi lần đi đại tiện, bệnh nhân bị trĩ thường phải rặn nhiều, máu chảy thành giọt hay từng tia nhỏ. Kèm theo hiện tượng chảy máu, sẽ có một khối thịt nhỏ lồi ra khỏi lỗ hậu môn và khối thịt sẽ thụt vào sau khi đại tiện xong. Bệnh diễn tiến nặng bệnh nhân có thể có cảm giác được sự lồi ra, thụt vào rõ ràng. Sau một thời gian, khối thịt sẽ lồi to ra, dài hơn, rồi nằm luôn ở phía ngoài hậu môn. Tình trạng này được gọi là sa búi trĩ.
Búi trĩ sa ra ngoài, tiết dịch gây viêm da vùng hậu môn. Nếu bệnh nhân có cảm giác đau, khi đó trĩ đã bị tắc nghẽn hoặc do quá trình rặn đã làm hậu môn bị nứt, áp xe. Vì vậy, mỗi khi đi tiểu, bệnh nhân lại có cảm giác ngứa quanh hậu môn.
Chảy máu hậu môn là biểu hiện đầu tiên dễ thấy nhất ở bệnh nhân trĩ. Tuy nhiên, bệnh nhân cũng cần phải cảnh giác bởi chảy máu trong khi đi tiểu còn là biểu hiện của một số căn bệnh như ung thư trực tràng, u bướu vùng tiểu khung.
Bệnh trĩ nếu để lâu sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày. Việc điều trị phụ thuộc vào mức độ của bệnh. Bệnh nhân có thể dùng thuốc uống hoặc các loại thuốc bôi tại chỗ để đẩy lùi sự viêm nhiễm. Chính vì vậy, khi phát hiện sự bất thường, chị em nên đến ngay cơ sở y tế chuyên môn để xác định đúng bệnh và xử lý kịp thời.
Theo VNE
Phòng ngừa bệnh trĩ ở người già Người có tuổi và cao tuổi, nguyên nhân phát sinh bệnh trĩ có những điểm riêng biệt. Cùng với quá trình thoái hóa chung của cơ thể, cấu trúc giải phẫu và chức năng sinh lý của hệ thống tiêu hóa cũng dần dần lão suy. Chức năng co bóp, bài tiết và hấp thu của ruột yếu đi khiến cho tình trạng...