Thảo dược giúp kiểm soát hiệu quả đường huyết
Theo nhiều nghiên cứu, những thảo dược quý như dây thìa canh, mướp đắng, diệp hạ châu, quả nhàu… có tác dụng hạ đường huyết tốt, cải thiện các triệu chứng lâm sàng cho người bệnh mà không có hại khi sử dụng đúng.
Theo ước tính của tổ chức y tế thế giới, khoảng 346 triệu người bị tiểu đường trên thế giới (năm 2012). Nếu không có biện pháp can thiệp, đến năm 2030 con số này có thể tăng gấp đôi. Tiểu đường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, làm giảm tuổi thọ bình quân. Cứ 30 giây có một bệnh nhân tiểu đường có biến chứng bàn chân phải cắt cụt chi. Đái tháo đường cũng là nguyên nhân hàng đầu gây suy thận giai đoạn cuối. Ngoài ra, nó còn chiếm tới 50% các nguyên nhân bệnh lý tim mạch. Ở nước ta, hệ thống dự phòng, phát hiện sớm đái tháo đường chưa hoàn thiện. Chính vì vậy mỗi năm trên 70% bệnh nhân không được phát hiện và điều trị sớm.
Tiểu đường là tình trạng bệnh lý mà lượng đường trong máu vượt quá ngưỡng giới hạn bình thường, nếu chỉ số này quá cao, đường có thể thoát ra đường nước tiểu. Cơ chế chính của bệnh là tình trạng cơ thể không sử dụng hiệu quả insulin (hormone của cơ thể chuyên biệt để chuyển hóa đường) hoặc chất lượng insulin tồi. Bệnh này có thể ngăn ngừa được khi can thiệp vào yếu tố nguy cơ và thay đổi lối sống lành mạnh hơn. Những yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường gồm béo phì, quá cân, béo bụng (yếu tố dẫn tới kháng insulin). Ngoài ra, trình trạng rối loạn dung nạp glucose và suy giảm dung nạp glucose cũng làm phát triển tình trạng kháng insulin. Những người lớn tuổi, đặc biệt sau 45 tuổi do có xu hướng ít hoạt động, mất khối cơ và tăng cân; người có tiền sử gia đình bị đái tháo đường, người mang thai đều có có nhiều khả năng bị đái tháo đường.
Video đang HOT
Năm 2000, Tiến sĩ Nguyễn Khắc Viện cùng cộng sự tại bộ môn Dược lý – Học viện Quân y đã nghiên cứu thử độc tính trên chuột của bài thuốc Đông y gồm các thảo dược quý: dây thìa canh, mướp đắng, diệp hạ châu, quả nhàu, chè vằng, lá hoàn ngọc và đưa ra kết luận: bài thuốc không gây tác hại dù chuột đã dùng liều gấp 10 lần so với liều có tác dụng hạ đường huyết. Năm 2006, trước thực trạng bệnh nhân tiểu đường ngày một gia tăng, gần như gắn liền với thuốc suốt đời, việc dùng thuốc tân dược kéo dài gây nhiều tác dụng phụ và có hiện tượng kháng thuốc, nhiều thuốc còn chống chỉ định cho bệnh suy gan, thận, Tiến sĩ Nguyễn Khắc Viện cùng bác sĩ Lê Xuân Hải, Viện huyết học – Truyền máu trung ương đã thử nghiệm bài thuốc trên bệnh nhân tiểu đường. Kết quả là bài thuốc có tác dụng hạ đường huyết tốt, cải thiện các triệu chứng lâm sàng cho người bệnh mà không gây phản ứng bất lợi.
Đến năm 2007, được sự đồng ý của bác sĩ Lê Xuân Hải và Tiến sĩ Nguyễn Khắc Viện, Công ty cổ phần dược phẩm Hà Tây với dây chuyền máy móc hiện đại đã được Bộ Y tế cho phép sản xuất, lưu hành sản phẩm Bitabet từ bài thuốc Đông y điều trị tiểu đường, phục vụ nhu cầu của đông đảo bệnh nhân.
Theo VNE
Thai to, mẹ dễ bị tiểu đường
Tình trạng thai nhi to, nặng cân tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Thai to, mẹ bị đái tháo đường (tiểu đường) căn bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
Nhiều nguy cơ
Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới, có khoảng 1-14% thai phụ bị tiểu đường trong thai kỳ. Trong đó, số thai phụ được phát hiện bệnh tiểu đường trong quá trình mang thai (bao gồm cả những trường hợp đã bị tiểu đường trước khi mang thai nhưng chưa phát hiện) chiếm trên 90%.
PGS-TS-BS Ngô Thị Kim Phụng, Trưởng phòng khám Phụ khoa Bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM, cho biết: Thai phụ có tiền sử sản khoa bất thường như sinh con to từ 4kg trở lên được khuyến cáo là một trong những đối tượng có nguy cơ cao bị tiểu đường thai kỳ. Những đối tượng sau cũng thuộc nhóm nguy cơ cao gồm: tiền căn gia đình có người trực hệ đã bị tiểu đường (như cha, mẹ, anh chị em); thai phụ có tiền sử thai lưu không rõ lý do, thai dị dạng; có những bất thường trong thời gian mang thai như cao huyết áp, đa ối, thai to; có đường niệu dương tính.
Tiểu đường thai kỳ có nhiều nguy cơ nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con. Thai phụ bị tiểu đường cần phải mổ lấy thai hoặc sinh khó do thai to. Thai phụ cũng dễ bị cao huyết áp thai kỳ, bị tiền sản giật, sản giật. Đặc biệt là sau sinh có đến 50% thai phụ sẽ mang căn bệnh tiểu đường týp II; hoặc trong những lần mang thai sau sẽ dễ bị tiểu đường trở lại, càng về sau sự rối loạn càng nặng hơn.
Nguy cơ đối với thai nhi: tỷ lệ dị dạng thai cao, đặc biệt ở thần kinh và tim mạch; phổi của thai nhi trưởng thành muộn hơn so với thông thường; tỷ lệ sang chấn khi sinh cao vì thai nhi nặng cân; dễ bị hạ đường huyết, hạ canxi, nhiễm trùng trong thời gian đầu; trong thời gian từ 36-38 tuần, nếu chỉ số đường huyết của mẹ mất ổn định, thai nhi dễ bị đột tử; về lâu dài trẻ có thể bị chậm phát triển tâm thần, dễ bị tiểu đường...
Ổn định đường huyết để tránh biến chứng
BS Ngô Thị Kim Phụng lưu ý: Ổn định đường huyết của mẹ là điều đặc biệt quan trọng để tránh những biến chứng có thể xảy ra cho cả mẹ lẫn con. Để thực hiện điều này, thai phụ cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng phù hợp và dùng thuốc hỗ trợ insulin theo chỉ định của bác sĩ. Tốt nhất, thai phụ nên đề nghị để được kết hợp cả sự tư vấn của bác sĩ sản khoa và bác sĩ nội tiết.
BS Nguyễn Thị Ánh Vân, Phó trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng, Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, tư vấn về cách ổn định đường huyết: Chế độ dinh dưỡng dành cho thai phụ bị tiểu đường không giống với những người bị tiểu đường thông thường vì vẫn phải đảm bảo những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Họ vẫn nên ăn thịt cá, rau củ, trái cây (các chất đạm, béo, khoáng chất, sinh tố) như các thai phụ khác, song cần hạn chế lượng bột đường. Đồng thời, cần lưu ý tránh tuyệt đối những thực phẩm chứa đường hấp thu nhanh như: mật ong, đường cát, đường mía, bánh, kẹo, chè, nước mía, nước ngọt...
BS Ánh Vân khuyến cáo, dù thai phụ có triệu chứng nghén thèm ăn nhưng nếu đó là thực phẩm khiến chỉ số đường huyết tăng thì vẫn cần phải kiềm chế. Nếu tuân thủ một chế độ dinh dưỡng hợp lý, đa phần thai phụ có thể ổn định đường huyết mà không cần dùng thuốc bổ trợ.
"Sở dĩ thai phụ dễ bị mắc bệnh tiểu đường bởi khi mang thai, một số nội tiết tố tác động lên việc dung nạp gluco theo hướng tăng lên sẽ gây rối loạn đường huyết. Vì vậy, nếu thuộc đối tượng có nguy cơ cao kể trên, tốt nhất trước khi mang thai nên đi thử đường huyết. Nếu đã mang thai thì nên đi kiểm tra đường huyết ngay từ thời kỳ đầu của thai kỳ để phát hiện sớm nhằm hạn chế tối đa nguy cơ bệnh tiến triển. Thai phụ cũng cần kiểm tra lại ở tuần 24-28 của thai kỳ vì đây là thời điểm dễ phát hiện bệnh nhất. Ngoài ra, khoảng 6-12 tuần sau sinh bạn nên đi khám ở bác sĩ nội tiết để được đánh giá về tình trạng dung nạp đường" - BS Kim Phụng khuyên.
Theo PNO
Ngồi nhiều tăng nguy cơ tiểu đường Một nghiên cứu vừa được thực hiện bởi một nhóm các nhà khoa học thuộc Trường ĐH Leicester (Anh) cảnh báo: những phụ nữ ngồi từ 7 giờ trở lên mỗi ngày trong suốt tuần, có nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường típ 2 hơn so với những phụ nữ vận động nhiều. Theo báo cáo của Tạp chí Daily Mail...