Tháo điểm nghẽn cho ĐBSCL
Giao thông vận tải vùng ĐBSCL hiện có 4 phương thức vận tải là đường bộ, thủy nội địa, đường biển và hàng không.
Hệ thống giao thông đường bộ toàn vùng chỉ chiếm khoảng 10% cả nước với hơn 2.000 km đường quốc lộ, khoảng 4.800 km đường tỉnh, khoảng 73.000 km đường huyện và giao thông nông thôn.
Vùng này vẫn đang “đói” đường cao tốc. Hiện cả nước có hơn 1.000 km đường cao tốc thì ĐBSCL chỉ có hơn 40 km (cao tốc TP HCM – Trung Lương), trong khi khoảng 80% khối lượng hàng hóa phải vận chuyển bằng đường bộ tới các cảng ở TP HCM.
Điểm nghẽn hàng chục năm
Giao thông thủy và đường biển của ĐBSCL là một lợi thế với bờ biển dài 740 km, hệ thống sông, kênh rạch chằng chịt với tổng chiều dài hơn 28.000 km. Trong đó có 13.000 km có khả năng khai thác vận tải, chiếm đến 70% chiều dài đường sông của cả nước. Trong khi vùng này có mật độ đường sông cao nhất cả nước, đạt 0,61 km/km2 thì hạ tầng giao thông thủy chưa phát huy được lợi thế do một số cửa biển bị bồi lấp, cac tuyên vân tai khai thác theo hình thức tự nhiên; tính kết nối giữa các phương thức đường bộ, đường biển kém, chưa phát huy hết lợi thế của vùng.
Hàng hải dù được kỳ vọng là động lực phát triển vùng nhưng nhóm cảng biển ĐBSCL vẫn đang hoạt động ì ạch, phụ thuộc 4 luồng tàu từ biển vào các cụm cảng nằm trong nội địa.
Video đang HOT
Về hạ tầng giao thông hàng không, ĐBSCL hiện có 4 sân bay (2 quốc tế, 2 nội địa), cơ bản đáp ứng được nhu cầu vận tải, trong đó Cảng Hàng không Phú Quốc hoạt động khá. Sân bay quốc tế Cần Thơ là niềm tự hào của người miền Tây, đã qua 10 năm đưa vào sử dụng nhưng đến nay cũng chỉ mới khai thác được khoảng hơn 30% công suất. Đây cũng là một “điểm nghẽn” cần được tháo thông.
Sự kết nối giữa các phương thức vận tải đường bộ và đường thủy, đường bộ và cảng biển, đường bộ và cảng hàng không vẫn chưa thuận lợi và hiệu quả. Ba nút thắt lớn là thiếu vốn, thi công công trình chậm tiến độ và đầu tư không đồng bộ đã được nhận diện nhưng tháo gỡ chưa thật sự thông thoáng.
Cánh cửa sẽ mở?
Tại Hội nghị trực tuyến về Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và đầu tư công năm 2021, giai đoạn 2021-2025 vùng Đông Nam Bộ và ĐBSCL, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã nêu lên một số định hướng quan trọng trong việc lập kế hoạch và hứa hẹn “cách làm mới”. Nếu như trước đây, “mùa kế hoạch”, các địa phương sẽ tới bộ để báo cáo tình hình chuẩn bị kế hoạch hằng năm, 5 năm thì nay bộ chủ động làm việc với từng địa phương, tiếp cận theo từng vùng, chủ động bố trí vốn trung hạn; xây dựng hành lang pháp lý từ Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) để huy động tốt vốn ngoài ngân sách đáp ứng yêu cầu; đồng thời tiếp tục hoàn thiện cơ chế điều phối vùng để tăng cường liên kết.
Vùng ĐBSCL, cùng với các ưu tiên giải quyết các vấn đề bức xúc liên quan “tài nguyên nước” như đầu tư xây dựng các hồ chứa nước, trữ nước, khắc phục sạt lở bờ sông, bờ biển thì hạ tầng giao thông, nhất là các công trình giải quyết các điểm nghẽn giao thông là một trọng điểm đầu tư. Theo đó, 5 năm tới, ưu tiên phát triển các trục giao thông xương sống theo trục dọc Bắc Nam, tuyến ven biển, các trục ngang kết nối vùng, liên vùng, tạo ra các hành lang kinh tế để mở rộng không gian phát triển, tạo quỹ đất mới để xây dựng các khu đô thị, trung tâm thương mại, KCN, khu dân cư xung quanh tạo thành một động lực phát triển mới.
Liên tục thời gian gần đây, nhiều tin vui cho giao thông ĐBSCL. Cầu Mỹ Thuận 2 được khởi công xây dựng với tổng vốn đầu tư hơn 5.000 tỉ đồng, trong đó gần 3.400 tỉ đồng bố trí từ ngân sách. Công trình dự kiến hoàn thành năm 2023, kết nối 2 tuyến đường cao tốc TP HCM – Trung Lương hiện hữu, Trung Lương – Mỹ Thuận và và Mỹ Thuận – Cần Thơ thành trục xương sống TP HCM – TP Cần Thơ.
Trước đó là thông tin về 2 tuyến cao tốc hơn 67.400 tỉ đồng đã được lập báo cáo nghiên cứu khả thi là cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng và cao tốc Hà Tiên – Rạch Giá – Bạc Liêu. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã đồng ý về nguyên tắc việc nghiên cứu đầu tư tuyến đường bộ ven biển Đông, giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải xác định nguồn vốn giai đoạn 2021-2025. Bên cạnh đó, tuyến cao tốc Cần Thơ – Cà Mau dài hơn 130 km, vốn dự kiến hơn 47.000 tỉ đồng cũng được cho chủ trương xây dựng bằng vốn ngân sách trung hạn giai đoạn 2021-2025.
Tuyến đường Mỹ An – Cao Lãnh, tổng mức đầu tư ước hơn 4.524 tỉ đồng cũng đã được Thủ tướng đồng ý chủ trương vay vốn ODA Hàn Quốc xây dựng. Tuyến đường dài hơn 26 km, tạo khả năng nối cầu Cao Lãnh với cầu Vàm Cống sang Lộ Tẻ – Rạch Sỏi, tỉnh Kiên Giang, tạo thành trục dọc tuyến cao tốc huyết mạch TP HCM đi các tỉnh Tây Nam Bộ.
Hiện tuyến Lộ Tẻ – Rạch Sỏi dài hơn 51 km, tổng vốn hơn 6.300 tỉ đồng sắp hoàn thành. Cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận dài hơn 51 km, sau hơn 10 năm khởi công, đình hoãn, thi công lại, dự kiến sẽ hoàn thành vào đầu năm 2021. Cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ 23 km, kinh phí hơn 4.800 tỉ đồng, dự kiến cũng được khởi công trong năm nay.
Trong giai đoạn 2021-2025, từng vùng, địa phương phải chủ động, đặt mục tiêu cao hơn để trên cơ sở đó tính toán, tận dụng tất cả cơ hội, giải pháp phát triển nhanh. Xác định đúng nhu cầu bức xúc, nhận diện điểm nghẽn giao thông là quan trọng nhưng quyết tâm và giải pháp khả thi để tháo điểm nghẽn chính là mệnh lệnh phát triển. Phải tìm ra lời giải cho bài toán khó giao thông bằng huy động vốn đầu tư, xác định thứ tự ưu tiên, bảo đảm tiến độ thi công, chất lượng công trình và kết nối các phương thức giao thông. Đó cũng chính là việc khơi thông mạch máu phát triển đồng bằng cho giai đoạn mới.
Với tư duy mới trong phát triển vùng, yêu cầu kết nối nội vùng và liên vùng, chủ động bố trí vốn ngân sách và tạo ra cơ chế, hành lang pháp lý thông thoáng để ngành, địa phương chủ động huy động vốn đầu tư, cánh cửa giao thông “đi trước mở đường” phát triển đang được kỳ vọng. Vấn đề còn lại là cách làm, thực thi và phối hợp hiệu quả.
Một trưởng Công an xã tận tụy
Khi được phân công đảm nhiệm Trưởng Công an xã Tân Hiệp, huyện Trà Cú (Trà Vinh), Thiếu tá Tăng Thái Nhân xác định phải tạo được niềm tin đối với nhân dân, gần dân, hiểu dân, đi sâu tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của người dân.
Từ đó, anh đã xây dựng kế hoạch chi tiết bám sát địa bàn, kịp thời tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương về công tác bảo đảm an ninh trật tự (ANTT).
Từng là cán bộ Đội An ninh Công an huyện Trà Cú, sau khi được điều động, bố trí đảm nhiệm Trưởng Công an xã Tân Hiệp, Thiếu tá Tăng Thái Nhân xem đây là cơ hội, điều kiện tốt để thử sức, rèn luyện và trau dồi chuyên môn nghiệp vụ. Nhận nhiệm vụ mới tại xã, một địa bàn khá phức tạp về ANTT, anh xác định rõ vai trò, trách nhiệm góp phần bảo đảm tình hình ANTT địa phương.
Thiếu tá Tăng Thái Nhân dành nhiều thời gian xuống các ấp, nắm người, nắm hộ và di biến động về nhân, hộ khẩu. Rà soát địa bàn, điều tra cơ bản, quản lý đối tượng, nắm chắc tình hình và phát hiện, giải quyết kịp thời, dứt điểm các vấn đề phức tạp, nổi cộm ở cơ sở, không để phát sinh "điểm nóng", xây dựng thế trận an ninh vững mạnh.
Anh thường xuyên tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành tốt các quy định của pháp luật, tích cực tham gia phòng ngừa, tố giác tội phạm. Công an xã Tân Hiệp đã phối hợp với Trụ trì chùa Long Trường, tuyên truyền, vận động hơn 100 đối tượng thanh, thiếu niên từng có hành vi tụ tập chạy xe nẹt pô với tốc độ cao gây mất ANTT. Qua đó, một số đối tượng đã nhận thức được hành vi sai trái của mình trước đây, chấp hành nghiêm Luật Giao thông. Một số đối tượng cá biệt, Thiếu tá Tăng Thái Nhân phối hợp cùng các ban, ngành, đoàn thể đến tận nhà tuyên truyền và cho viết cam kết không tái phạm.
"Ngay từ khi được điều động xuống địa bàn, Công an xã đã tham mưu UBND xây dựng kế hoạch, tăng cường công tác điều tra nắm tình hình, nắm rõ số đối tượng hình sự như: Trộm cắp, cờ bạc, chạy xe nẹt pô với tốc độ cao để có biện pháp giáo dục, răn đe. Công an xã tham mưu Đảng ủy, UBND xã củng cố, kiện toàn các câu lạc bộ tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật tại cơ sở; tăng cường phối hợp với các lực lượng ở cơ sở thường xuyên tuần tra kiểm soát, xử lý các điểm, tụ điểm đánh bạc trên địa bàn. Phát động mạnh mẽ phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, nâng cao ý thức cảnh giác của nhân dân trong phòng ngừa, đấu tranh tố giác tội phạm", Thiếu tá Tăng Thái Nhân nói.
Nhờ chủ động làm tốt công tác nắm tình hình, triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, sáu tháng đầu năm, Công an xã Tân Hiệp triệt xóa điểm đánh bạc ở ấp Bến Nố, ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 10 đối tượng, với số tiền trên 13 triệu đồng. Thiếu tá Tăng Thái Nhân cùng với lực lượng Công an xã phối hợp với Ban Chỉ huy Quân sự xã tuần tra giao thông, bảo đảm ANTT được 132 cuộc, giải tán được 4 điểm cờ bạc, với 27 đối tượng. Xử phạt hành chính 26 trường hợp vi phạm về trật tự an toàn giao thông, với số tiền trên 7 triệu đồng và chuyển giao Đội CSGT Công an huyện Trà Cú xử lý 6 trường hợp.
Bà Kim Thị Thanh Xuân, Bí thư Đảng ủy xã Tân Hiệp cho biết, Công an chính quy về công tác ở xã là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước và ngành Công an. Chuyển biến rõ nét nhất là đối với các vụ việc xảy ra trên địa bàn xã như trộm cắp, gây rối trật tự công cộng đều được Công an xã giải quyết kịp thời, hiệu quả, mang lại niềm tin trong quần chúng nhân dân. Thiếu tá Tăng Thái Nhân, đảm nhiệm Trưởng Công an xã Tân Hiệp 6 tháng, đã nhanh chóng nắm bắt tình hình, kịp thời tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phường công tác quản lý bảo đảm ANTT trên địa bàn. Các thủ tục giải quyết hành chính cho người dân được Công an xã hướng dẫn giải quyết nhanh gọn, kịp thời. Người dân trên địa bàn xã rất tin tưởng và phấn khởi.
Với những nỗ lực, cố gắng trong công tác, Thiếu tá Tăng Thái Nhân được Giám đốc Công an tỉnh Trà Vinh tặng giấy khen về thành tích xuất sắc qua sơ kết triển khai thực hiện Đề án điều động Công an chính quy đảm nhiệm các chức danh Công an xã.
Hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Bộ Công Thương Việt Nam vưa ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch tiêt kiêm năng lương cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn nàyđược soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác đối...