Tháo chạy khi thấy CSGT ghi hình
Việc Phòng CSGT đường bộ – đường sắt Công an TP.HCM lập các tổ tuần tra kiểm soát sử dụng camera ghi hình di động phục vụ phạt nguội đang mang lại hiệu quả khá cao, đặc biệt có tính răn đe với tình trạng dừng, đậu xe sai quy định…
Một tài xế taxi vội nhảy lên xe để tránh bị ghi hình phạt nguội – Ảnh: Đàm Huy
Sáng 27.2, PV Thanh Niên theo 2 CSGT ghi hình phạt nguội xe vi phạm tại một số tuyến đường ở trung tâm Q.1. Dù vẫn mặc sắc phục, nhưng để cơ động và tránh gây chú ý, CSGT không dùng mô tô đặc chủng mà sử dụng xe gắn máy bình thường. Chỉ chưa đầy 1 giờ, hàng chục trường hợp vi phạm đã bị ghi hình. Trung bình, mỗi trường hợp vi phạm, CSGT chỉ tốn khoảng 1 phút ghi hình để làm chứng cứ. Nhiều trường hợp vi phạm sau khi “dính” ống kính mới biết bị ghi hình.
Mức phạt rất cao Trong năm 2013, Đội Chỉ huy giao thông và điều khiển đèn tín hiệu giao thông lập biên bản xử lý 33.590 trường hợp vi phạm. Theo quy định hiện nay, người điều khiển phương tiện có hành vi vi phạm dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy, dừng xe không sát theo lề đường bị phạt tiền 300.000 đồng – 400.000 đồng; dừng, đỗ xe nơi có biển cấm phạt 600.000 đồng – 800.000 đồng; điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/giờ – 20 km/giờ phạt 2 – 3 triệu đồng và vượt trên 35 km/giờ phạt 7 – 8 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 1 – 2 tháng…
Khoảng 9 giờ 30, khi phát hiện CSGT ghi hình, nhân viên điều hành một hãng taxi đã ra hiệu cho nhiều tài xế đang dừng, đậu ô tô sai quy định trên đường Lê Duẩn (Q.1). Lập tức, các tài xế lên xe nhấn ga bỏ chạy tán loạn. Có tài xế không có đường tiến, khi phát hiện CSGT ghi hình đã cho xe lùi khá nguy hiểm để tránh né… Tương tự, trên đường Đồng Khởi, Nguyễn Huệ, Bùi Thị Xuân…, nhiều tài xế taxi nhanh chân lên xe bỏ chạy khi phát hiện CSGT ghi hình, nhưng hầu hết vẫn khó thoát ống kính camera của cảnh sát.
Nhận giấy báo là đến đóng phạt
“PC67 sử dụng camera di động, máy đo tốc độ tự động để tiến hành ghi hình phương tiện vi phạm các lỗi như dừng, đỗ sai quy định; lưu thông không đúng phần đường quy định; chuyển hướng không tín hiệu báo hướng rẽ; lưu thông không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông; lưu thông ngược chiều; lưu thông vào đường cấm, khu vực cấm… Kể từ khi triển khai kế hoạch dùng camera ghi hình phạt nguội, đến nay vi phạm dừng, đậu sai quy định, lấn tuyến… đã giảm đến 70%”, một lãnh đạo PC67 cho biết.
Video đang HOT
Thực tế, việc phạt nguội đã được CSGT TP.HCM triển khai từ lâu. Nhưng trước đây có tình trạng dù CSGT gửi thông báo vi phạm qua hình ảnh về địa phương yêu cầu đến nộp phạt, nhiều người vẫn không thực hiện. Số lượng người vi phạm qua hình ảnh đi nộp phạt chiếm tỷ lệ rất thấp. Cuối năm 2013, PC67 thành lập Tổ chuyên đề tuần tra kiểm soát, xử lý xe vi phạm qua hình ảnh trước đó nhưng chưa nộp phạt. Theo đó, trong quá trình tuần tra kiểm soát, phát hiện xe còn nợ phạt nguội, tổ tuần tra sẽ thông báo cho lực lượng CSGT chốt chặn, dùng máy tính xách tay kết nối hệ thống dữ liệu được cập nhật thường xuyên từ PC67 trích xuất biên bản vi phạm trước đây, tiến hành lập biên bản tạm giữ giấy tờ hoặc phương tiện buộc người vi phạm nộp phạt. Hoặc khi phát hiện phương tiện vi phạm, CSGT sẽ kiểm tra trên hệ thống mạng nội bộ, nếu phương tiện này còn nợ phạt nguội thì yêu cầu chủ phương tiện thực hiện xong quyết định xử phạt trước đó mới giải quyết tiếp lỗi vi phạm sau.
“Kể từ khi triển khai kế hoạch “truy” người vi phạm qua hình ảnh, yêu cầu nộp phạt, nhiều tài xế rất sợ bị camera ghi hình phạt nguội. Trước đây, nhiều người vi phạm nhận tới 4 – 5 thông báo yêu cầu đến CSGT nộp phạt nhưng không chấp hành. Nay hầu hết vừa nhận thông báo lần thứ nhất là lo đến nộp phạt vì sợ bị truy khi đang lưu thông. Số lượng người vi phạm qua hình ảnh thực hiện quyết định nộp phạt đang tăng dần”, vị lãnh đạo PC67 nói và cho biết mỗi ngày sẽ có 4 – 5 tổ CSGT lưu động ghi hình phương tiện vi phạm ở các tuyến đường.
Đàm Huy
Theo TNO
'Nóng' chuyện phạt 'nguội'
Sau hơn 1 tuần Tổ chuyên đề của Phòng CSGT đường bộ và đường sắt (PC67), Công an TP.HCM thực hiện công tác phát hiện và nhắc nhở phương tiện vi phạm trước đó qua hình ảnh đi nộp phạt, đã giải quyết được nhiều thắc mắc cho người điều khiển phương tiện giao thông.
CSGT xách máy tính xuống đường truy phạt "nguội" qua hình ảnh - Ảnh: Đàm Huy
Chủ xe phải có trách nhiệm nộp phạt
Theo trình bày của ông Nguyễn Huy Chương (ngụ Q.Phú Nhuận, TP.HCM), ngày 22.8, Công ty TNHH MTV du lịch Đông Nam Á (có trụ sở tại Q.1, TP.HCM) đã thuê chiếc xe 7 chỗ của ông T.A.K; sau đó công ty này giao cho ông Chương lái đi Bình Dương. Đến QL13 (Q.Thủ Đức), Đội CSGT Hàng Xanh (PC67) đã thổi phạt ông Chương lỗi không thắt dây an toàn.
Ngày 29.8, ông cầm biên bản đến Đội CSGT Hàng Xanh giải quyết thì tại đây lại đưa ra cho ông thêm một thông báo xử phạt thứ hai cũng với chiếc xe này là lỗi chạy quá tốc độ (mức phạt từ 4 - 6 triệu đồng) xảy ra vào ngày 7.8 và yêu cầu ông Chương phải nộp phạt luôn lỗi này mới giải quyết xử phạt lỗi kia của ông.
Tìm hiểu, ông Chương mới biết vào ngày 7.8, chiếc xe này do một người nào đó điều khiển qua hầm vượt sông Sài Gòn và bị ghi hình do lỗi chạy quá tốc độ.
Không đồng ý với quyết định xử phạt lỗi vi phạm của người khác, ông Chương nhiều lần khiếu nại đề nghị xin được nhận quyết định xử phạt lỗi mà ông đã vi phạm để được lấy GPLX về nhưng không được chấp thuận. Đội CSGT Hàng Xanh nhất quyết yêu cầu ông Chương phải đóng phạt do lỗi chạy quá tốc độ trước đó, rồi mới được phép đóng phạt lỗi thứ hai. Nếu không, GPLX của ông sẽ tiếp tục bị "giam".
Gặp chúng tôi tại tòa soạn, ông Chương bức xúc: "Tôi là tài xế, là lao động chính trong gia đình, gần 4 tháng nay bị thu giữ bằng lái nên không thể đi làm được".
Trao đổi với PV ngày 5.12, thiếu tá Huỳnh Văn Cường, Đội phó Đội CSGT Hàng Xanh, cho biết PC67 đã nhiều lần gửi thông báo, yêu cầu ông K. (chủ xe) lên giải quyết, nhưng do ông này không hợp tác nên ông Chương phải chịu xử lý thay. "Quy định là như vậy nên chúng tôi không thể giải quyết theo yêu cầu của ông Chương được", thiếu tá Cường khẳng định.
Trong khi đó, ông K. cho hay ông chưa hề nhận được thông báo nào của CSGT về việc xử phạt này. Theo ông K., chiếc xe này ông cho nhiều người thuê nhưng đa số không làm hợp đồng nên không thể nhớ được ngày 7.8 đã cho ai thuê!
Trao đổi với PV, một lãnh đạo PC67 cho biết về vụ việc này, CSGT chỉ xử phạt ông Chương về lỗi không thắt dây an toàn. CGST sẽ tạm giữ giấy chứng nhận đăng ký xe ô tô hoặc tạm giữ ô tô của ông K. và yêu cầu ông K. có nghĩa vụ hợp tác với CSGT xác định tài xế điều khiển phương tiện vi phạm vào ngày 7.8. Ông K. cho rằng ngày 7.8 mình không điều khiển ô tô thì phải chứng minh. Nếu ông K. không chứng minh được thì phải có trách nhiệm nộp phạt. Hơn nữa cho thuê xe phải có hợp đồng, ông K. trả lời không có hợp đồng là không đúng quy định pháp luật. Vụ việc này, PC67 sẽ kiểm tra và chỉ đạo cho Đội CSGT Hàng Xanh giải quyết thỏa đáng cho ông Chương đúng theo quy định nói trên.
Xác định đối tượng nộp phạt
Việc phạt "nguội" qua hình ảnh đang gặp một số khó khăn như: chủ xe cũ vi phạm thì chủ xe mới có phải nộp phạt thay? Có bắt buộc chủ xe mới phải có nghĩa vụ hợp tác với CSGT để xác định chủ xe cũ vi phạm? Nếu trường hợp không tìm được chủ cũ hoặc chủ cũ chết thì chủ xe mới có nộp phạt thay? Một chiếc xe taxi hoặc xe vận chuyển hành khách thường có ít nhất 2 tài xế thay nhau chạy vậy làm sao xử lý đúng tài xế vi phạm?...
Trả lời các thắc mắc này, thiếu tá Huỳnh Trung Phong, Phó phòng PC67 giải thích: Khi phát hiện, Tổ chuyên đề sẽ lập biên bản vi phạm đối với người điều khiển phương tiện là người trực tiếp thực hiện hành vi vi phạm trước đó, ký tên vào biên bản với tư cách là người vi phạm; đồng thời tạm giữ GPLX và các giấy tờ liên quan để giải quyết...
Nhưng đối với trường hợp người điều khiển phương tiện không phải là người trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện vi phạm trước đó, CSGT sẽ lập biên bản, người điều khiển phương tiện với tư cách là người chứng kiến nội dung sự việc lập biên bản; đồng thời tạm giữ giấy chứng nhận đăng ký xe (hoặc sổ kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện), không tạm giữ GPLX và yêu cầu người điều khiển phương tiện thông báo chủ sở hữu phương tiện đến Tổ xử lý vi phạm qua hình ảnh, giải quyết.
Nếu rơi vào 2 trường hợp trên, người điều khiển phương tiện không xuất trình được các giấy tờ liên quan (giấy chứng nhận đăng ký xe, sổ kiểm định...), CSGT sẽ tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính (áp dụng đối với từng trường hợp như trên) và tạm giữ phương tiện.
Theo khoản 2, điều 56 của NĐ34 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, chủ sở hữu phương tiện (chủ xe mới hoặc chủ cũ) có nghĩa vụ hợp tác với CSGT để xác minh người trực tiếp đã điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm. Tuy nhiên, nếu trường hợp chủ xe mới không biết thông tin của chủ xe cũ để cung cấp cho CSGT thì CSGT có trách nhiệm tự xác minh xử lý theo luật định. Trường hợp chủ xe cũ hoặc người điều khiển phương tiện là người trực tiếp thực hiện hành vi vi phạm đã chết thì CSGT sẽ tự giải quyết thủ tục việc thực hiện quyết định nộp phạt theo quy định.
Đối với taxi nói riêng và phương tiện vận chuyển hàng hóa, hành khách của doanh nghiệp nói chung, khi CSGT gửi thông báo vi phạm hành chính qua hình ảnh cho các đơn vị chủ quản đều xác minh được tài xế vi phạm và thực hiện việc nộp phạt 100%.
Lập danh sách vi phạm trên máy tính Một cán bộ của PC67 cho biết thêm, do trước đây khi CGST mật phục hoặc camera đặt cố định ghi hình phương tiện vi phạm, về lập biên bản gửi thông báo vi phạm hành chính cho công an phường chuyển cho chủ phương tiện để đi nộp phạt nhưng thực tế người đi nộp chiếm tỷ lệ thấp. Có thể do nhiều nguyên nhân như: chủ phương tiện đã bán xe cho người khác sử dụng hoặc chủ phương tiện đã bán nhà hoặc thuê nhà đi nơi khác sinh sống... Cho nên có trường hợp, PC67 đã gửi thông báo hơn 10 lần nhưng chủ phương tiện vẫn không đi nộp phạt. Mặc dù vậy nhưng cơ quan công an cũng không có biện pháp chế tài nào hữu hiệu. Tuy nhiên kể từ ngày 12.12, sau khi ghi hình ảnh vi phạm, PC67 sẽ gửi thông báo vi phạm hành chính qua hình ảnh cho chủ phương tiện (cách vài ngày sẽ gửi 1 lần), đồng thời sẽ đưa danh sách phương tiện vi phạm thông báo trên cổng thông tin điện tử của Công an TP.HCM (địa chỉ website:http://catphcm.bocongan.gov.vn/wps/portal/). Trong 10 ngày, nếu chủ phương tiện vi phạm không nộp phạt, PC67 sẽ đưa danh sách vi phạm vào hệ thống máy tính nội bộ để lực lượng CSGT tuần tra kiểm soát phát hiện xử phạt "nguội" theo quy định.
Theo TNO
Bắt 5 nghi can lừa tiền qua điện thoại Liên quan đến vụ Mánh lừa đoạt tiền qua điện thoại báo Thanh Niên đã phản ánh, ngày 21.2, Công an Q.Tân Bình (TP.HCM) cho biết vừa khám phá, bắt giữ 5 người liên quan nằm trong đường dây này, gồm: Hoàng Thành Trung (35 tuổi, ngụ Q.11), Trần Thị Hồng Phụng (24 tuổi, quê Tiền Giang), Nguyễn Tấn Phúc (26 tuổi, quê...