Thanh xuân của tôi là mẹ
Năm ấy tôi là một đứa trẻ lên bốn, ba mẹ tôi li hôn. Có lẽ chính cuộc sống tận cùng của nỗi đau mà mẹ đã dẫn tôi rời bỏ ba tôi.
Mẹ xin bà ngoại dẫn tôi vào miền Nam làm ăn, tôi đã đi theo mẹ trong sự vui mừng của tâm hồn một đứa trẻ thơ. Tôi thích được vào Nam vì nghe nói trong đây vui tươi nhộn nhịp và phồn hoa, tôi đã nghĩ như vậy. Sau quãng đường dài một ngày đêm mẹ con tôi ngồi trên xe khách từ Huế vào miền Nam và nơi tôi cùng mẹ đặt chân là Vũng Tàu, thành phố biển mộng mơ xinh đẹp như trong tưởng tượng của tôi. Từ đó, tôi gắn bó với mảnh đất này như người bạn thân của tôi, dù sau này tôi có đi xa nơi đây thì tôi luôn muốn hướng về như là vòng tay của mẹ chào đón tôi. Những tưởng những ngày tháng tươi vui của tôi sẽ bắt đầu nhưng không, cuộc đời vốn dĩ là những điều bất ngờ mà.
Giọng Huế của tôi chính là vấn đề, những đứa trẻ trong xóm tôi không hiểu tôi nói gì. Thấy chúng nó chơi nhảy dây, banh đũa, ô ăn quan,…mà tôi thèm được chơi chung. Nhưng, rào cản ngôn ngữ đã ngăn cách mọi thứ tôi thích. Tôi muốn được chơi chung nhưng những đứa trẻ không hiểu tôi nói gì, vì đơn giản bọn trẻ miền Nam không hiểu tiếng miền Trung của tôi. Thế là, mỗi ngày mẹ tôi đi làm, tôi chỉ biết lủi thủi một mình ở dãy phòng trọ thân quen.
Một thời gian sau, tôi có ba mới. Đó cũng là người ba hiện tại của tôi. Ba đối xử rất tốt với tôi. Mới đầu tôi gọi bằng chú nhưng sau này tôi đã gọi bằng ba. Những tháng ngày có ba là ngày tháng thật vui và hạnh phúc. Cuộc sống cứ thế mà trôi cho đến vài tháng sau, giọng Huế của tôi đã bị lai thành tiếng Nam. Tôi chính thức mất gốc, mẹ đã đùa với tôi như thế. Cho đến tận bây giờ tôi vẫn không thể nào nói tiếng Huế được nữa. Đây cũng là quãng thời gian vui nhất, tôi có bạn bè chơi cùng vì tôi đã nói được tiếng miền Nam, mọi người hiểu tôi nói gì nên tôi vui lắm. Cảm giác ấy tôi sẽ không bao giờ quên được.
Năm tôi lên 6 tuổi, tôi đi học. Trường của tôi học không giống như trường của bao đứa trẻ khác. Tôi học trường tình thương, là một ngôi trường của chùa lập ra, giáo viên là những người thầy người cô đăng kí vào dạy tình nguyện cho những đứa trẻ có hoàn cảnh nghèo khó như tôi. Tôi là một đứa hiểu chuyện từ nhỏ nên tôi không hỏi mẹ tại sao không học trường như các bạn khác mà phải học trường tình thương, đơn giản tôi biết vì học nơi đây không phải đóng tiền học phí. Tôi đã trưởng thành từ những ngày tháng cực khổ như thế đấy. Trong những ngày tháng học ở đây, tôi quen được thêm nhiều người bạn mới. Giờ học ở đây bắt đầu từ 5h chiều đến 9h tối. Những ngày bình thường thì không sao, tôi vẫn tự mình đi bộ về nhà vì mẹ tôi cố gắng làm thêm việc buổi tối để có thêm một khoản tiền lo cho tôi, tôi không trách mẹ nhưng đôi lúc trời mưa, tôi cảm thấy tủi thân cho mình vì không có ba mẹ đón tôi khi đi học về. Nhiều lần đi trên đường về nhà mà tôi vừa đi vừa khóc, tôi khóc cùng mưa để không ai trên đường nhìn thấy tôi đang khóc. Nhưng lâu lâu, cũng có ngày mẹ tôi không phải làm buổi tối nên đón tôi đi học về, mua nước uống hay đồ ăn vặt cho tôi, tôi vui lắm. Tôi cười và vòng tay qua bụng ôm chặt mẹ, mẹ chở tôi trên chiếc xe đạp dù cũ kĩ nhưng với tôi đó là kỉ niệm mà khi nhớ lại tôi thấy vô cùng ấm áp. Tôi yêu mẹ.
Biết mẹ khó khăn, cực khổ làm để có tiền trang trải cuộc sống và nuôi tôi, tôi thương mẹ vô cùng, tôi hay thường đấm lưng, bóp vai cho mẹ, kể chuyện ở lớp của tôi cho mẹ nghe, mẹ thích lắm. Mẹ hay ôm tôi, xoa đầu tôi, cảm giác ấy ấm áp vô cùng. Nếu có ai đó hỏi tôi rằng tôi thương ai nhất trên đời, tôi sẽ không cần suy nghĩ thêm, đó là mẹ tôi, tôi thương mẹ nhất trên đời, mẹ là tuổi thơ, là thanh xuân, là cuộc sống, là tất cả những gì tôi có trong cuộc đời này.
Cuộc sống của mẹ con tôi êm đềm và hạnh phúc trôi qua từng ngày dù có nhiều khó khăn, vất vả cũng không ngăn được nụ cười trên môi của hai mẹ con khi quấn quýt lấy nhau. Những ngày tháng ấy tôi sẽ nhớ và mang những kỉ niệm đó đến suốt cuộc đời. Bây giờ khi tôi đã lớn, đã đi học xa nhà và không có thời gian để thường xuyên về thăm mẹ, tôi vẫn không quên gọi điện về hỏi thăm mẹ, tôi sợ mẹ không có tôi ở nhà sẽ buồn, sẽ lo lắng nên dù đi đâu, làm bất cứ điều gì tôi cũng đều nói cho mẹ biết để mẹ đỡ lo.
Video đang HOT
Tôi của những năm tháng ấy và tôi của hiện tại có nhiều thay đổi nhưng với mẹ, tôi vẫn là đứa trẻ bé bỏng cần được nâng niu và yêu thương, bảo bọc. Tôi tự dặn bản thân mình dù có chuyện gì xảy ra đi chăng nữa, tôi cũng phải cố gắng hết mình, vấp ngã thì đứng dậy, thất bại thì tiếp tục làm lại. Tất cả những điều tôi cố gắng ở hiện tại là vì một người phụ nữ tôi yêu nhất thế gian này- mẹ tôi. Tôi muốn mang đến cho mẹ một cuộc sống tốt đẹp và hạnh phúc bù đắp những tháng ngày mẹ vì tôi mà bôn ba. Mẹ chính là động lực, là mục đích, là cuộc sống của tôi. Mẹ ơi con yêu mẹ nhiều lắm, hãy đợi ngày con thành công mẹ nhé.
QUỲNH THI
Theo muctim.com
Chồng bỗng dưng tuần mấy lần gọi cô bán hoa quả rong vào nhà mua đồ rõ lâu và sự thật đâu ai ngờ phía sau
Một điều nữa, trước nay chồng cô chưa bao giờ chủ động mua hoa quả, càng không phải kiểu thích ăn lắm. Càng nghĩ Ngân càng rủn cả người.
'Em ơi, dạo này bận gì mà hay vắng nhà thế?', chị hàng xóm hỏi Ngân khi thấy cô dắt con đi chợ về. Lâu rồi cô mới có 1 ngày chủ nhật thảnh thơi thế này, cùng con gái 4 tuổi đi chợ, mua nguyên liệu về kì công nấu vài món chồng con ưa thích.
'Dạ, dạo này em nhiều việc ở công ty quá, còn đi công tác mấy lần chị ạ', Ngân mỉm cười chào chị.
'Mải công việc không sợ chồng bị cô khác chăm hộ à?', chị cười cười trêu. Ngân cũng đùa lại chị ấy, trong lòng cô luôn tin tưởng chồng. Hơn hết, cô cũng để ý kĩ ra trò, và thấy chồng hoàn toàn bình thường, chả có dấu hiệu đáng nghi nào dù là nhỏ nhất.
'Ừ chồng em thuộc dạng ngoan nhất xóm rồi, chả cần lo đâu. Cơ mà dạo này chị thấy nhà em hay mua hoa quả thế, mấy lần chị nhìn thấy chồng em gọi cô bán hoa quả rong vào nhà rồi.
Những lúc chị không nhìn thấy thì chả biết còn bao nhiêu lần. Có bận, bà Thông bán nước đoạn kia còn để ý cô ta vào nhà em gần 1 tiếng mới ra.
Em xem, mua hoa quả gì mà lâu thế. Sợ cô ta trộm cắp gì nhà em ấy, về để ý xem có mất đồ gì không nhé!', chị ất đột ngột chuyển hướng câu chuyện khiến Ngân ngẩn người.
Ảnh minh họa
Về đến nhà, Ngân cứ mãi nghĩ về những lời chị ấy nói. Cô vừa kết thúc chuyến công tác 5 ngày về nhà, thấy chồng vẫn ngoan con vẫn khỏe mạnh, cô yên tâm lắm. Để con ở nhà cô không dám giao cho 1 mình chồng chăm sóc, phải gửi cả bà ngoại cách đó 5 cây số. Đại để chủ yếu bé ở bên bà, bố bé qua lại hỏi thăm hoặc đón con đi chơi mà thôi. Thành ra chồng cô trong lúc cô vắng nhà, có kha khá thời gian rỗi và lắm khi ở nhà 1 mình.
Cô bán hoa quả rong vào nhà cô tới 1 tiếng đồng hồ? Thật sự bất bình thường. Như mọi người, có mua hoa quả cũng đứng ở cửa mua, mưa gió hay nắng cháy mới cho người lạ vào nhà. Đằng này, lần nào chồng cô mua hoa quả cũng gọi cô ta vào ư? Cô không nghĩ chị hàng xóm nói dối. Chị ấy bịa chuyện chả được lợi lộc gì. Cũng đừng nghi ngờ sức mạnh của sự 'quan tâm' từ làng xóm. Gia đình bạn có gì bất thường, có khi họ còn là người nhận ra trước bạn.
Một điều nữa, trước nay chồng cô chưa bao giờ chủ động mua hoa quả, càng không phải kiểu thích ăn lắm. Càng nghĩ Ngân càng rủn cả người.
Mấy ngày sau, Ngân thường chú ý động thái và biểu hiện của chồng. Song ở anh chẳng có dấu hiệu khả nghi nào hết. Thêm vài ngày nữa, cô báo với chồng phải đi công tác 3 ngày. Vợ vừa về 1 tuần đã lại vắng nhà, hẳn chẳng người chồng nào vui vẻ. Nhưng chồng Ngân hoàn toàn chẳng vấn đề gì, còn tận tình xếp đồ cho cô.
Ngân không phải thật sự đi công tác, cô chỉ tới nhà cô bạn tá túc tạm. Đồng thời nhờ bác bán nước, hễ thấy chồng cô gọi cô bán hoa quả vào nhà, thì lập tức gọi điện cho cô.
Sáng hôm ấy cô vừa đi, thì chiều ấy, sau giờ tan tầm 1 lúc cô đã nhận được cuộc gọi của bác Thông bán nước. Cô lập tức về nhà, dùng chìa khóa mở cổng. Thấy chiếc xe đạp có mẹt hoa quả của cô bán hàng rong để ở sân, mà người thì chả thấy đâu. Ngân biết, chuyện mình không mong muốn nhất đã xảy ra.
Cô mở cửa chính đã bị khóa trái bên trong, không ngoài dự đoán thấy 2 kẻ ấy đang luống cuống mặc quần áo ngay ở phòng khách. Có vẻ họ chọn sofa là nơi 'hú hí' đây mà!
Ảnh minh họa
Ngân chết sững với cảnh tượng trước mắt. Tới khi cô định thần lại, thì cô ả kia đã dắt chiếc xe hoa quả của mình chạy mất. Mà thôi, cô cũng chẳng định làm gì cô ta. Không xứng!
Qua màn tường trình nhận tội của chồng, cô cũng biết đầu đuôi câu chuyện. Thì ra cô ả khi đi qua cổng nhà cô, thấy chồng cô vừa hay đi làm về thì mời chào mua hàng. Có lẽ nhìn cô ta hợp mắt, chồng cô trêu ghẹo, gạ gẫm, hứa hẹn kiểu 'ở với anh một lúc, anh cho em tiền bằng mấy ngày đi làm'. Cô ả bùi tai liền gật đầu đáp ứng. Họ không hề liên lạc hay có phương thức liên hệ với nhau. Khi nào cô ta đi bán hoa quả ngang qua, rao hàng mà chồng cô thích thì lại gọi vào 'giao dịch'.
Ngân thực sự chẳng còn gì để nói. Kiểu ngoại tình của chồng cô không khác 'bóc bánh', chả dính líu tình cảm gì. Nhưng cũng đủ khiến Ngân đau đớn và mất niềm tin vô cùng.
Theo Giang Phạm/Trí thức trẻ
2 năm sau ngày bị bạn thân giật chồng trắng trợn, tôi đã khiến họ phải trả cái giá rất đắt thế này Tôi và cô ta đã từng có những năm tháng sinh viên ở cạnh nhau, tôi coi ả như một người em gái của mình nhưng cuối cùng, cô ta lại chọn cách "ăn cháo đá bát". Nói đến tôi và Duyên, hẳn nhiều bạn bè thời Đại học còn ấn tượng vì chúng tôi thân nhau như chị em gái. Chúng tôi...