Thành viên sáng lập bán 3 triệu cổ phiếu MWG, Chủ tịch HĐQT nói gì?
Thành viên sáng lập đã bán 3 triệu cổ phiếu MWG trong phiên 11/11, giá trị thu về khoảng 322 tỷ đồng.
Cổ phiếu MWG tăng 54% trong vòng 3 tháng qua, chốt phiên 13/11 tại 111.100 đồng/cp.
Ông Trần Huy Thanh Tùng, Trưởng ban Kiểm toán nội bộ của Đầu tư Thế giới Di động (HoSE: MWG) bán thỏa thuận hơn 3 triệu cổ phiếu trong phiên 11/11, giá trị thu về khoảng 322 tỷ đồng.
Sau giao dịch, Trưởng ban Kiểm toán nội bộ giảm lượng nắm giữ còn 3,5 triệu đơn vị, tương đương 0,8% vốn. Ông Tùng là một trong 5 thành viên sáng lập và phụ trách mảng tài chính từ những ngày đầu thành lập MWG.
Cổ phiếu MWG chốt phiên 13/11 ở mức giá 111.100 đồng/cp, tăng 54% trong vòng 3 tháng qua.
Video đang HOT
Nguồn: VNDirect
Tại buổi gặp gỡ giới phân tích chiều 13/11, ông Nguyễn Đức Tài – Chủ tịch MWG chia sẻ cổ đông sáng lập sao nhiều năm đóng góp cho doanh nghiệp thì việc thoái vốn hoàn toàn bình thường.
“Quan trọng là họ bán làm gì. Nếu bán để phục vụ nhu cầu riêng thì tốt còn bán để mua cổ phiếu khác hoặc gửi ngân hàng là dấu hiệu không ổn. Theo hiểu biết của Tài, thì các cổ đông sáng lập không bán cổ phiếu để mua cổ phiếu của người khác hay gửi ngân hàng, như vậy là ổn”, lãnh đạo MWG nói.
Liên quan đến chính sách phát hành cổ phiếu cho người lao động (ESOP), Chủ tịch MWG cho rằng đó là quá trình phát triển chính sách thưởng từ theo tháng, theo quý, theo năm và sau đó chuyển sang hình thức ESOP. Công ty đang cân nhắc mô hình thức thưởng mới, kỳ vọng trình cổ đông vào kỳ họp ĐHĐCĐ thường niên 2021. Chính sách thưởng mới có thể giảm ESOP xuống và có những phương án khác để cổ vũ các nhân sự chủ chốt của MWG.
Việc phát hành cổ phiếu ESOP tại MWG không còn quá xa lạ. Tỷ lệ triển khai giai đoạn 2014 – 2015 là 5% và hoàn toàn miễn phí. Từ năm 2016, cán bộ nhân viên phải mua với mức giá ưu đãi và tỷ lệ dự kiến không quá 3%. Mục đích phát hành, theo lãnh đạo công ty, nhằm động viên, thu hút, giữ chân người lao động, kỳ vọng thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận cao hàng năm.
Khối lượng phát hành ESOP của MWG qua các năm
Sau nửa đầu năm kết quả kinh doanh sụt giảm vì dịch bệnh Covid-19 khiến thu nhập và chi tiêu người dân giảm, Đầu tư Thế Giới Di Động đã tăng trưởng trở lại trong quý III với doanh thu thuần 27.714 tỷ đồng, tăng 2%; lợi nhuận sau thuế 951 tỷ đồng, tăng 11%. Lũy kế 9 tháng, doanh nghiệp ghi nhận 81.351 tỷ đồng doanh thu, tăng 6%; lãi sau thuế 2.978 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ năm trước.
Tháng 10, doanh nghiệp ước doanh thu đạt 8.700 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước và tăng 4% so với tháng 9, động lực đến từ chuỗi Bách Hóa Xanh.
PGBank có Quyền Tổng giám đốc mới
Ông Nguyễn Phi Hùng từng là Phó Tổng Giám đốc phụ trách Khối Vận hành Ngân hàng TMCP Hàng Hải (MSB).
Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PGBank) mới đây cho biết Hội đồng quản trị ngân hàng đã bổ nhiệm ông Nguyễn Phi Hùng làm Quyền Tổng giám đốc PGBank kể từ ngày 02/11/2020.
Ông Nguyễn Phi Hùng sinh năm 1976, tốt nghiệp thạc sỹ Quản trị Kinh doanh, Viện Công nghệ Châu Á - AIT. Với trên 20 năm kinh nghiệm ngành tài chính ngân hàng, ông từng đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng như Phó Tổng Giám đốc phụ trách Khối Vận hành Ngân hàng TMCP Hàng Hải (MSB); Giám đốc Khối Vận hành Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank), Giám đốc Khối Vận hành Ngân hàng TMCP Dầu khí toàn cầu (GPBank); Trưởng phòng Thanh toán quốc tế và Tài trợ thương mại, Trưởng phòng phụ trách giao dịch ngân quỹ tại Ngân hàng Citibank NA Hà Nội.
Trong thời gian qua, PGBank được thị trường chú ý nhiều bởi kế hoạch sáp nhập với Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank). Mặc dù đã có đề án và được cổ đông thông qua, cũng từng được chấp thuận về chủ trương từ phía cơ quan quản lý, song đến thời điểm này thương vụ vẫn chưa có tiến triển gì thêm. Trong báo cáo mới đây, nhóm phân tích Công ty TNHH Chứng khoán Yuanta Việt Nam đánh giá "Khả năng HDBank mua lại PGBank khá thấp".
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2020 của PGBank diễn ra vào ngày 24/06/2020, đại diện Petrolimex - cổ đông lớn của PGBank - là ông Trần Ngọc Năm, thành viên HĐQT ngân hàng và là người đại diện vốn của Petrolimex tại PGBank cho biết, nếu đến ngày 31/08/2020 không thực hiện được vấn đề sáp nhập, Petrolimex sẽ thoái vốn. Điều này có nghĩa sẽ không thực hiện sáp nhập nữa. "Nếu 60% cổ đông khác vẫn quyết định sáp nhập thì đó là quyền của các cổ đông khác. Còn chúng tôi sở hữu 40% sẽ thoái vốn" - ông nói và cho biết Cơ quan Nhà nước đang yêu cầu Petrolimex phải thoái vốn.
Hiện tại đã quá thời hạn 31/8 được hơn 2 tháng, như vậy khả năng thương vụ PGBank - HDBank bất thành là khá cao. Nếu như vậy sắp tới PGBank có thể phải đại hội cổ đông bất thường để tiếp tục họp bàn với cổ đông về vấn đề này.
Giao dịch chứng khoán chiều 5/5: VNM và GAS nới đà đi lên, VN-Index tăng trở lại Sự phân hóa mạnh của thị trường và thanh khoản ở mức thấp khiến chỉ số gần như chỉ giằng co trong biên độ hẹp trong phiên hôm nay. Dòng tiền chỉ tập trung giao dịch ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ cùng một số mã có thông tin riêng. Thị trường bước vào phiên chiều khởi sắc hơn, khi VN-Index trồi...