Thành viên đoàn Ấn Độ dự hội nghị G7 nhiễm nCoV
Phái đoàn Ấn Độ dự hội nghị ngoại trưởng G7 ở London phải cách ly sau khi hai người được phát hiện nhiễm nCoV.
Hai thành viên trong phái đoàn Ấn Độ được xét nghiệm dương tính nCoV hôm 4/5, sau khi tới London. Dù không phải thành viên, nhưng Ấn Độ, cùng với Australia, Nam Phi và Hàn Quốc, là những quốc gia được mời tham dự hội nghị nhóm ngoại trưởng các nước G7 diễn ra tại thủ đô nước Anh sau hơn hai năm gián đoạn vì Covid-19.
Bộ trưởng Nội vụ Anh Priti Patel (trái) gặp Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar hôm 4/5 tại London. Ảnh: Tim Hammond
Hội nghị lần này tại London sẽ bàn về “an ninh thời Covid”, trước thềm hội nghị thượng đỉnh G7 tổ chức vào tháng 6 này ở Cornwall với sự tham gia của Tổng thống Mỹ Joe Biden và nhiều lãnh đạo thế giới khác.
Video đang HOT
Tuy chưa tham gia cuộc họp vào hôm nay, một số quan chức và bộ trưởng Ấn Độ đã gặp gỡ và tham gia một số cuộc họp khác. Bộ trưởng Nội vụ Anh Priti Patel đã gặp Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar hôm 4/5 để ký kết một thỏa thuận di cư mới giữa hai nước.
Ông Jaishankar chưa dương tính nên bà Patel sẽ không bị cách ly. Ngoại trưởng Ấn Độ sáng nay thông báo trên Twitter, cho biết “được thông báo hôm qua rằng có khả năng tiếp xúc người dương tính”.
“Để đảm bảo an toàn, tôi quyết định thực hiện các hoạt động ở Anh theo dạng hội nghị video”, ông nói.
Ông đã gặp mặt Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinker hôm 3/5. Bởi phái đoàn Ấn Độ đều đeo khẩu trang, tuân thủ giãn cách xã hội khi gặp mặt trực tiếp, nên cơ quan y tế Anh cho rằng không cần thiết phải bắt những người đã tiếp xúc với thành viên phái đoàn Ấn Độ cách ly.
Phái đoàn Ấn Độ được miễn trừ ngoại giao với quy tắc kiểm dịch khi tới Anh, dù vẫn phải tuân thủ xét nghiệm hàng ngày. Mọi đại biểu tham dự G7 đều được xét nghiệm hàng ngày, tuân thủ quy tắc giãn cách xã hội.
Ấn Độ đang chìm vào khủng hoảng Covid-19 với hơn hơn 20,6 triệu ca nhiễm và hơn 226.000 ca tử vong. Hệ thống y tế quá tải, oxy và thuốc men cạn kiệt, khiến hàng nghìn người tử vong mỗi ngày.
Nhiều quốc gia bao gồm Mỹ, Nga, Anh, Pháp và Đức đang tham gia nỗ lực quốc tế khổng lồ nhằm hỗ trợ Ấn Độ đối phó đợt bùng phát Covid-19 nghiêm trọng. Các thiết bị y tế, bao gồm máy tạo oxy và máy thở, cùng vaccine và nhiều loại vật tư y tế khác được chuyển tới quốc gia Nam Á này.
Ấn Độ bắt đầu nhiệm kỳ thành viên không thường trực HĐBA LHQ
Đây là lần thứ 8, quốc gia Nam Á này được bầu vào vị trí thành viên không thường trực của cơ quan quyền lực nhất trong hệ thống LHQ .
Ngày 1/1, Ấn Độ đã chính thức bắt đầu đảm nhận vị trí thành viên Không Thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) nhiệm kỳ 2021-2022. Đây là lần thứ 8, quốc gia Nam Á này được bầu vào vị trí thành viên không thường trực của cơ quan quyền lực nhất trong hệ thống LHQ.
Ngoài Ấn Độ, 4 quốc gia khác gồm Nauy, Kenya, Ireland và Mexico cũng bắt đầu đảm nhận vai trò thành viên không thường trực của HĐBA từ tháng 1/2021.
Dự kiến vào tháng 8 năm nay, Ấn Độ sẽ giữ chức Chủ tịch HĐBA trong vòng 1 tháng. Trong lần thứ 8 được tham gia HĐBA LHQ, Ấn Độ muốn nhân cơ hội này để thúc đẩy cải tổ mạnh mẽ HĐBA theo hướng thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, tăng số lượng thành viên thường trực. Điều này đã được nhóm G4 gồm Ấn Độ, Đức, Nhật Bản và Brazil vận động trong nhiều năm qua. Ấn Độ cho rằng mình xứng đáng có một vị trí trong cơ cấu được cải tổ của HĐBA LHQ.
Hồi tháng 6/2020, Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar đã đưa ra các ưu tiên và cách tiếp cận của Ấn Độ khi nước này quay trở lại vị trí thành viên không thường trực HĐBA LHQ. Theo đó, Ấn Độ cam kết "một cơ chế đa phương cải tổ để phản ánh thực tế đương đại".
Trả lời phỏng vấn mạng tin India Today, Đại sứ, trưởng phái đoàn thường trực Ấn Độ tại LHQ Tirumurti nói: "Đây là lần thứ 8 Ấn Độ được bầu vào vị trí thành viên không thường trực HĐBA LHQ. Và trong tất cả những lần được giữ vị trí này, Ấn Độ luôn thể hiện tiếng nói mạnh mẽ để ủng hộ các nước đang phát triển, dân chủ, pháp quyền, chủ nghĩa đa phương, hòa bình và an ninh và sự phát triển. Chúng ta chưa bao giờ từ bỏ các cơ hội để đề cao các vấn đề chung của nhân loại và chống khủng bố, bên cạnh đó là an ninh hàng hải, xây dựng và gìn giữ hòa bình".
Hồi tháng 9/2020, phát biểu tại phiên họp cấp cao Đại hội đồng LHQ theo hình thức trực tuyến, Thủ tướng Narendra Modi khẳng định rằng nhu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay với tổ chức quốc tế lớn nhất hành tinh là cải cách trong các phản ứng, quy trình và đặc điểm của LHQ. Ông Modi cũng đặt câu hỏi rằng Ấn Độ, nền dân chủ lớn nhất thế giới và là nơi sinh sống của 1,3 tỷ người hiện vẫn đang nằm ngoài các cơ cấu ra quyết định tối cao của LHQ.
Trong lần thứ 8 ứng cử vào HĐBA LHQ, Ấn Độ là ứng cử viên duy nhất của nhóm các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương. Quốc gia Nam Á này đã giành được 184 phiếu trong tổng số 192 phiếu bầu trong cuộc bỏ phiếu hồi tháng 6/2020 cho 5 vị trí không thường trực HĐBA nhiệm kỳ 2021- 2022.
Ngoại trưởng Ấn Độ: QUAD sẽ đóng vai trò trung tâm trong tương lai Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar cho rằng, trong tương lai, QUAD sẽ đóng vai trò trung tâm trong giải quyết các vấn đề thách thức mang tính toàn cầu. Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar hôm 16/10 cho rằng, sự nổi lên của đối thoại an ninh tứ giác (QUAD) gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia phản ánh sự chuyển...