Thành ủy TP Thanh Hóa cập nhật kiến thức cho cán bộ chủ chốt mở rộng về phát triển du lịch
Sáng 28-11, Thành ủy TP Thanh Hóa tổ chức lớp cập nhật kiến thức cho cán bộ chủ chốt mở rộng quý IV-2020 về phát triển du lịch trên địa bàn thành phố.
Các đại biểu tham dự lớp cập nhật kiến thức về phát triển du lịch.
Tham dự có đồng chí Lê Anh Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy TP Thanh Hóa; các đồng chí ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ thành phố, các phòng, ban, ngành, MTTQ và các đoàn thể chính trị – xã hội thành phố; lãnh đạo Đảng ủy, UBND 34 phường, xã, các phố, thôn và các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố.
Đại diện Tổng cục Du lịch phân tích những tiềm năng, thách thức và định hướng phát triển du lịch thành phố.
Tại lớp cập nhật kiến thức, đại diện Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã phân tích những tiềm năng, thách thức và đưa ra những định hướng để phát triển du lịch TP Thanh Hóa trong thời gian tới. TP Thanh Hóa là địa phương có nguồn tài nguyên nổi trội đã được nhiều người biết đến như Quần thể di tích lịch sử – văn hóa Hàm Rồng (bao gồm núi rồng, cầu Hàm Rồng, đồi C4, núi Ngọc, Thiền viện Trúc Lâm); Thái miếu nhà Hậu Lê; danh thắng núi Nhồi – hòn vọng phu; tuyến du lịch sông Mã… Ngoài nguồn tài nguyên vốn có, TP Thanh Hóa cũng đã quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng và triển khai một số dự án, tạo điểm nhấn cho phát triển du lịch.
Video đang HOT
Dù có nhiều tiềm năng, song việc phát triển du lịch trên địa bàn thành phố vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức đó là: Chưa xác định được biểu tượng và chưa xây dựng được thương hiệu nổi trội; sản phẩm du lịch chưa đồng bộ; hiệu quả kinh tế du lịch chưa cao; chưa thu hút được các nhà đầu tư chiến lược; hạ tầng, dịch vụ tại nhiều điểm du lịch chưa hoàn chỉnh; chất lượng nguồn nhân lực du lịch còn hạn chế…
Để khai thác hết tiềm năng, thế mạnh, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố, đại diện Tổng cục Du lịch đã gợi mở, đề xuất một số giải pháp trọng tâm. Theo đó, cần rà soát, bổ sung quy hoạch Khu di tích lịch sử – văn hóa Hàm Rồng, khu vực Hàm Rồng – núi Đọ và khu di tích thắng cảnh Mật Sơn làm cơ sở quản lý, đầu tư; tăng cường kêu gọi, xúc tiến đầu tư vào các điểm du lịch nổi bật; hoàn chỉnh đầu tư các điểm tham quan nông trại vốn có như Linh Kỳ Mộc, Green Farm, hợp tác xã Hoa Viên, mô hình du lịch cộng đồng tại làng cổ Đông Sơn; tạo dựng thương hiệu, sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng riêng của thành phố…
Đối với sản phẩm du lịch cần quan tâm phát triển du lịch văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh; du lịch trải nghiệm nông nghiệp, làng nghề; du lịch mua sắm, giải trí, MICE. Cùng với đó, thành phố cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá; tạo dựng môi trường du lịch an toàn, thân thiện, mến khách.
Giải pháp nào để phát triển du lịch trong giai đoạn mới?
Ngày 28/11, đã diễn ra Hội nghị toàn quốc về du lịch với chủ đề "Liên kết, hành động và phát triển". Hội nghị được tổ chức nhằm bàn giải pháp phục hồi, phát triển du lịch trong giai đoạn mới.
Toàn cảnh Hội nghị toàn quốc về du lịch với chủ đề "Liên kết, hành động và phát triển". Ảnh: Hằng Trần/BNEWS/TTXVN
Ngày 28/11, tại tỉnh Quảng Nam, Hội nghị toàn quốc về du lịch với chủ đề "Liên kết, hành động và phát triển" đã chính thức khai mạc tại Quảng Nam.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Bộ Văn Hóa thể thao và Di lịch - Nguyễn Ngọc Thiện nhấn mạnh, giai đoạn từ năm 2015 đến 2019, du lịch Việt Nam phát triển mạnh mẽ, du khách quốc tế đến Việt Nam tăng gấp 2,3 lần từ 7,9 triệu lượt lên 18 triệu lượt, khách du lịch nội địa tăng gấp 1,5 lần từ 57 triệu lượt lên 85 triệu lượt. Đóng góp của du lịch vào GDP cũng tăng từ 6,3% năm 2015 lên 9,2% năm 2019.
Năng lực cạnh tranh du lịch Việt Nam tăng 12 bậc, từ 75/141 lên 63/140 nền kinh tế. Du lịch tăng trưởng đã tác động lan tỏa đến nhiều ngành, lĩnh vực và đời sống xã hội, tạo ra nhiều việc làm, nâng cao thu nhập, an sinh xã hội cho người dân...
Tuy nhiên, từ đầu năm 2020, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng trực tiếp đến ngành du lịch Việt Nam nói riêng và du lịch thế giới nói chung. Du lịch là một trong những ngành chịu thiệt hại nặng nề nhất, kéo theo sự sụt giảm các ngành, lĩnh vực liên quan và đời sống xã hội, cụ thể như ngành hàng không, lưu trú, ăn uống...
Năm 2020, dự báo lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giảm khoảng 80%, khách du lịch nội địa giảm 45% và thiệt hại về kinh tế du lịch lên tới 23 tỷ đô la Mỹ.
Trong bối cảnh đó, Hội nghị toàn quốc về Du lịch được tổ chức nhằm đánh giá tình hình và bàn phương hướng, giải pháp phục hồi, thúc đẩy phát triển du lịch trong giai đoạn mới.
Bộ trưởng khẳng định ngành Du lịch quyết tâm thực hiện mục tiêu kép vừa phòng chống dịch vừa phát triển du lịch an toàn, hiệu quả, bền vững hướng tới hoàn thành các mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện mong muốn tiếp tục nhận được được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành, địa phương và các doanh nghiệp về các vấn đề chính của ngành du lịch như: đầu tư phát triển sản phẩm; nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành du lịch; cơ cấu lại thị trường du lịch; liên kết vùng, hợp tác công-tư và chuyển đổi số trong phát triển du lịch.
Trong video clip phát biểu gửi tới hội nghị, Tổng thư ký Tổ chức Du lịch thế giới -ông Zurab Pololikashvili đánh giá cao việc tổ chức Hội nghị toàn quốc về du lịch trong thời điểm rất quan trọng đối với du lịch Việt Nam.
Ông bày tỏ sự ngưỡng mộ về tầm nhìn của Chính phủ Việt Nam đã kịp thời thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch COVID-19 và khống chế thành công dịch bệnh.
Tổng thư ký Tổ chức Du lịch thế giới tin tưởng rằng, hiện nay, khi hoạt động du lịch đã khởi động trở lại, Việt Nam sẽ tiếp tục là một điển hình tiêu biểu trên thế giới về tinh thần trách nhiệm trong lãnh đạo thúc đẩy du lịch phục hồi và phát triển. Ông Zurab Pololikashvili khẳng định Tổ chức Du lịch thế giới sẽ tăng cường hỗ trợ du lịch Việt Nam trong quá trình thích ứng với bối cảnh mới./.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy thảo luận Chương trình hành động, chương trình công tác, kiểm tra, giám sát toàn khóa Chiều 26/11, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tiếp tục phiên họp thường kỳ tháng 11 nghe và cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng. Đồng chí Thái Thanh Quý - Ủy viên Dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì cuộc họp. Dự cuộc làm việc có các đồng chí: Nguyễn Văn Thông - Phó Bí thư Thường trực...