Thành Tuyên Quang được xây từ khi nào?
Tôi đã đến thành nhà Bầu ở Lục Yên vốn thuộc Đại Đồng của đất Tuyên Quang cũ, thành nhà Bầu ở gần bến Bình Ca của TP Tuyên Quang.
Qua quan sát thực địa, tôi thấy hai thành này đều nằm ở những vị trí quân sự hiểm yếu nằm dọc sông Chảy và sông Lô, như thành nhà Bầu ở Tuyên Quang nằm ở trên đồi cao, nhìn xuống góc cua tay áo ở sông Lô, là nơi đã từng diễn ra trận đánh của quân đội ta bắn chìm tầu của Pháp trên bến Bình Ca năm 1947. Từ đó tôi nghĩ, với súng thần công bắn đạn đá, Vũ Duy Mật đóng trên thành Nhà Bầu bắn xuống góc cua trên sông Lô, thì thuyền chiến của nhà Mạc đóng bằng gỗ, khó lòng vào được Tuyên Quang.
Như vậy có thể khẳng định, rằng nhà Mạc, cũng như thời Mạc trong lịch sử tồn tại từ năm 1527 đến năm 1592. Trong hơn 60 năm tồn tại đó, nhà Mạc chưa bao giờ chiếm được đất Tuyên Quang, do vậy nhà Mạc không thể xây được thành giữa lòng Tuyên Quang.
NHÀ NGUYỄN XÂY THÀNH TRÊN LŨY CỦA NHÀ LÊ
Vậy triều đại nào đã xây thành cổ Tuyên Quang? Những căn cứ nào để khẳng định việc này? Các sách của nhà Nguyễn như Đại Nam thực lục, Đại Nam nhất thống chí, Đại Nam Dư địa chí ước biên… đều viết: thành Tuyên Quang hiện nay do nhà Nguyễn, bắt đầu từ vua Minh Mệnh chỉ đạo cho xây dựng. Nhưng phải đến đời vua Thiệu Trị năm thứ 4 (1844), thành mới được xây hoàn chỉnh theo kiến trúc Vauban (Pháp), giống như thành Sơn Tây, Bắc Ninh, Nam Định.
Theo Đại Nam thực lục và Đại Nam nhất thống chí đến đời vua Minh Mệnh (Nhà Nguyễn) trước khi xây thành, đây: “là lũy đắp bằng đất, chỉ tùy theo thế núi lệch lạc và chật hẹp mà đắp quanh. Đến tháng 5-1832 Tổng đốc Lê Đại Cương xét xem địa thế, bàn với Thự Tuần phủ Nguyễn Hữu Khuê, tâu xin vua Minh Mệnh nhân cũ mà thêm rộng ra: 2 mặt trước và sau đều 55 trượng, 2 mặt tả hữu đều 65 trượng, đằng trước mặt và bên tả bên hữu có 3 cửa. Trước hết hãy đắp thành đất, để đất rắn chắc, rồi sau mới xây đá ong. Ngọn núi đất ở trong thành sửa lại cho bằng phẳng, dời hành cung đến dựng ở đấy. Đằng trước xây kỳ đài và vọng lâu. Phía trước kỳ đài có hồ cũ, nay đào lại cho vuông. Bên tả về phía trước dựng dinh Tuần phủ, phía sau dựng 2 tòa kho tàng, bên hữu ở phía trước dựng dinh Án sát, phía sau dựng hai tòa khám đường và nhà ngục.
Vua Minh Mệnh dụ rằng “Những điều nghĩ ấy đều đã phải rồi. Duy thành còn hơi hẹp, bốn mặt nên mở rộng thêm, đều đủ trên dưới 70 trượng. Nếu hình thế chỉ như vậy mới đẹp thì cũng chuẩn y lời, không cần phải gượng gạo cốt ở một chữ “phải” mà thôi” (Trang 315 Đại Nam thực lục tập III – NXB Giáo dục 2007).
Sách “Minh Mệnh chính yếu” (trang 1648 – NXB Thuận Hóa năm 2010) viết “Thành ấy ở bờ đàng tây sông Tam Kỳ, trước kia đắp vòng lũy đất là theo địa thế của núi nên vừa lệch vừa hẹp, đến bây giờ quan Tổng đốc là Lê Đại Cương bàn với quan Thự phủ là Nguyễn Hữu Khuê, tâu xin theo chỗ cũ mà đắp rộng thêm ra, đàng trước, đàng sau đều dài 55 trượng, đàng tả đàng hữu đều dài 65 trượng mà xây bằng đá ong, lại di chuyển hành cung lên trên đỉnh núi đất và đàng trước dựng cột cờ”…
Video đang HOT
Theo sách Đại Nam nhất thống chí, thì “chu vi thành Tuyên Quang 274 trượng, cao 7 thước 2 tấc, hào rộng 4 thước, sâu 5 thước, mở 3 cửa. Trong thành có một quả núi bằng đất, có hành cung dựng ở địa phận xã Ỷ La huyện Hàm Yên. Trấn sở đời Lê đóng ở đây, bản triều đầu đời Gia Long vẫn theo như thế. Năm Thiệu Trị thứ tư, xây bằng đá ong (Đại Nam Nhất thống chí trang 399 tập 4 – NXB Thuận Hóa 2006).
Trước những căn cứ khoa học do chính các nhà sử học xưa và nay viết, và kết quả điền dã ở nhiều tỉnh nghiên cứu về thành cổ để đối chiếu với thành Tuyên Quang, có thể khẳng định nhà Mạc không xây thành ở Tuyên Quang. Nhà Nguyễn đã xây thành này trên lũy của nhà Lê. Kiến trúc của thành Tuyên Quang là kiến trúc theo thiết kế thành Vauban của Pháp!
Tôi mạnh dạn nêu ý kiến này rất mong các nhà sử học, các nhà nghiên cứu của Tuyên Quang cùng trao đổi để làm rõ tính chính danh của công trình lịch sử này.
Mẹ 3 con xinh đẹp gợi ý chuyến đi ngắm lúa ở Tuyên Quang: Cũng đẹp như 'tiên cảnh' mà chẳng chen chúc giống Mù Cang Chải
Nếu thấy Mù Cang Chải đông đúc quá, hãy nghe theo lời khuyên của chị Quỳnh Thơ tới Na Hang, Tuyên Quang để ngắm mùa lúa chín tuyệt đẹp mà lại hoang sơ, vắng vẻ.
Chị Quỳnh Thơ (36 tuổi, Hà Nội) mới có một chuyến đi Tuyên Quang đáng nhớ vào cuối tuần trước. Chuyến đi kết hợp làm từ thiện và du lịch đã để lại cho bà mẹ 3 con ấn tượng tốt đẹp về một vùng đất thanh bình, có những thửa ruộng bậc thang lúa chín đẹp không kém gì Mù Cang Chải mà lại vắng vẻ, hoang sơ.
Chia sẻ với Emdep.vn, chị nói: " Tôi thấy Mù Cang Chải hầu như ai cũng đi, ai cũng biết đến rồi, hơn nữa lại quá đông, muốn chụp ảnh lúa phải xếp hàng dài mới chờ đến lượt. Trong khi tìm hiểu thì ở Na Hang, Tuyền Quang nơi tôi đi từ thiện cũng có ruộng bậc thang rất đẹp, lại yên bình như một bức tranh nên tôi rất muốn khám phá nơi này và có một bộ ảnh khác biệt với mọi người ".
Theo đánh giá của chị Thơ, dù là lần đầu tiên tới đây ngắm lúa nhưng khung cảnh ở đây đã khiến chị không hề thất vọng. " Ngoài tiếng chim rừng hót, tiếng côn trùng kêu và lúa chín trải dài bạt ngạt và những con người ở bản thân thiện thì không có một âm thanh xô bồ nào khác lọt vào. Không khí mát lạnh không thua kém gì Tam Đảo, Sa Pa với mây bay lững lờ trước mặt ", chị Thơ nhận xét.
Được biết, ruộng bậc thang ở Hồng Thái, Na Hang, Tuyên Quang là khu vực thu hút và có cảnh đẹp nhất. Vào thời kỳ lúa sắp thu hoạch, nơi đây chìm trong sắc vàng óng ả, bất tận. Chị Thơ cũng bày tỏ sự tiếc nuối vì thời điểm chị đến chụp ảnh là lúc sáng sớm, trời có mưa nên không ngắm được bình minh lên. Chị cũng không có máy ảnh có ống kính rộng nên không chụp lại được toàn cảnh để thấy hết sự mênh mông, bạt ngàn và vẻ đẹp tuyệt mỹ ở nơi này.
Từng có kinh nghiệm ngắm lúa ở Mù Cang Chải, chị Thơ so sánh: " Ruộng úa ở Na Hang mọc cao hơn, không thoai thoải như Mù Cang Chải nên không thể chụp được rõ tầng bậc thang. Nhưng mỗi nơi đều mang một nét đẹp và đặc trưng riêng của từng vùng miền đáng lưu giữ vào bộ sưu tập thanh xuân của cuộc đời ".
Chị cũng nhận thấy về du lịch thì nơi đây chưa chuyên nghiệp như các vùng núi khác, nơi lưu trú và ăn uống chủ yếu ở nhà dân và một vài điểm homestay nho nhỏ. Tuy nhiên cảnh đẹp và sự thân thiện của người dân ở đây cũng rất đáng để dành 2 ngày 1 đêm cuối tuần để tận hưởng. Với bà mẹ 3 con, mùa lúa năm sau sẽ quay lại để được ngắm bình minh - hoàng hôn trên ruộng bậc thang và chụp thêm một bộ ảnh với lúa chín thật là "mãn nhãn".
Bên cạnh ngắm lúa chín, chị Thơ gợi ý tới Na Hang nên dành thời gian để đi thuyền ngắm cảnh trên hồ Na Hang để có những phút giây thư thái, thảnh thơi thực sự.
Non nước Na Hang Sương mây lảng bảng trên các đảo đá vôi phủ đầy cây xanh ở hồ Na Hang, nơi được ví như vịnh Hạ Long thu nhỏ. Một sớm yên bình trên hồ Na Hang thuộc hai huyện Lâm Bình và Na Hang, cách trung tâm TP Tuyên Quang khoảng 110 km. Na Hang là nơi hợp lưu giữa hai sông Gâm và Năng,...