Thành tựu quan trọng của Hàn Quốc tại Hội nghị thượng đỉnh NATO
Chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã tạo được bước đột phá ban đầu trong quan hệ quốc tế, một bước quan trọng trong việc mở rộng liên minh Mỹ-Hàn Quốc ra ngoài bán đảo Triều Tiên.
Hình ảnh cuộc họp Mỹ-Hàn-Nhật tại Hội nghị thượng đỉnh NATO 2022. Ảnh: wilsoncenter.org
Sue Mi Terry, Giám đốc Chương trình châu Á và Kayla Orta – Cộng tác viên Chương trình, bình luận trên trang web của Trung tâm Wilson (Mỹ) mới đây rằng, hội nghị thượng đỉnh NATO tại Madrid vào ngày 29-30/6 là một sự kiện mang lại thắng lợi trên trường quốc tế đối với Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol.
Khi ở Madrid, ông Yoon và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden trong hội nghị thượng đỉnh ba bên đầu tiên giữa các nhà lãnh đạo Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản kể từ năm 2017. Sau quyết định nối lại các cuộc tập trận quân sự ba bên, vốn đã không được tiến hành kể từ tháng 12/2017, và một cuộc họp ba bên của các bộ trưởng quốc phòng Mỹ-Nhật-Hàn vào đầu tháng 6, cuộc gặp lần này thể hiện sự “ấm lên” đáng kể trong quan hệ Nhật-Hàn. Mối quan hệ đó có thể tiến thêm một bước quan trọng nếu Nhật Bản và Hàn Quốc đồng ý tăng cường chia sẻ thông tin tình báo, như Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Park Jin đề xuất.
Điều đó không có nghĩa là tiến trình cải thiện mối quan hệ Hàn Quốc-Nhật Bản sẽ dễ dàng. Mặc dù vậy, cuộc họp vẫn là một bước khởi đầu quan trọng trong việc mở rộng mối quan hệ ba bên và xây dựng mối quan hệ với châu Âu.
Với cuộc họp 3 bên, Mỹ đã nhấn mạnh sự gần gũi ngày càng tăng giữa các đồng minh châu Âu và châu Á, trong khi ông Yoon đạt được tiến bộ trong mục tiêu đã đề ra của mình là biến Hàn Quốc thành một “quốc gia quan trọng toàn cầu”. Ông Yoon cũng thông báo rằng Hàn Quốc sẽ thành lập một phái đoàn ngoại giao NATO của nước này tại trụ sở ở Brussels. Hàn Quốc là quốc gia duy nhất trong số 4 quốc gia châu Á được mời tham dự hội nghị thượng đỉnh NATO mà chưa thành lập phái bộ. Bằng cách thiết lập phái đoàn ngoại giao, Hàn Quốc đang cam kết đối thoại nhất quán hơn với NATO.
Hàn Quốc cũng đang gửi tín hiệu rằng họ chia sẻ nhiều giá trị với các nền dân chủ tự do khác và sẽ hợp tác với họ để củng cố “trật tự quốc tế dựa trên luật lệ”. Ông Yoon quyết định không gửi vũ khí đến Ukraine, nhưng Hàn Quốc đã tham gia các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga và cam kết hỗ trợ nhân đạo 100 triệu USD cho Kiev.
Mặt khác, mối quan hệ đang được cải thiện của Hàn Quốc với Nhật Bản và NATO có thể củng cố khả năng phòng thủ của nước này trước nhiều mối đe dọa.
Một trong những kết quả quan trọng hơn tại Madrid là NATO đã ban hành một thông cáo chung coi Trung Quốc là “thách thức có hệ thống” đối với liên minh và các quốc gia khác; mô tả Nga là “mối đe dọa trực tiếp”.
Tóm lại, ông Yoon đã có một khởi đầu tốt đẹp trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên trên cương vị Tổng thống Hàn Quốc. Dù nhiều thách thức và trở ngại vẫn còn đó, đặc biệt là trong việc củng cố mối quan hệ với Nhật Bản, vốn sẽ vấp phải sự phản ứng của nhiều cử tri Hàn Quốc, nhưng ông đã tạo được bước đột phá đầu tiên của mình trong quan hệ quốc tế: Hàn Quốc đang giành được sự tôn trọng mới trên trường thế giới, một bước quan trọng trong việc mở rộng liên minh Mỹ-Hàn Quốc ra ngoài bán đảo Triều Tiên.
Video đang HOT
"Bóng dáng" Trung Quốc phía sau thỏa thuận lịch sử của Mỹ và đồng minh
Mặc dù cam kết an ninh mới của Mỹ, Anh và Australia hoàn toàn không đề cập cụ thể tới Trung Quốc, nhưng "yếu tố Bắc Kinh" được cho là phủ bóng thỏa thuận này.
Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Australia Scott Morrison, Thủ tướng Anh Boris Johnson và đã có cuộc gặp tại hội nghị thượng đỉnh G7 ở Cornwall, Anh vào tháng 6/2021 (Ảnh: Adam Taylor).
Một quan hệ đối tác an ninh mới ở châu Á - Thái Bình Dương có tên gọi AUKUS vừa được công bố, cho phép Anh và Mỹ cung cấp công nghệ tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân cho Australia. Một quan chức cấp cao của Mỹ mô tả AUKUS là thỏa thuận "lịch sử", cho thấy quyết tâm của chính quyền Tổng thống Joe Biden xây dựng một liên minh mạnh mẽ hơn nhằm duy trì hòa bình và ổn định ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Mặc dù giới chức Mỹ khẳng định sự ra đời của AUKUS không nhằm chống lại Trung Quốc, nhưng các chuyên gia cho rằng thỏa thuận này đã báo hiệu sự thay đổi về chiến lược và chính sách trên toàn khu vực, trong đó phải tính đến Bắc Kinh.
Theo BBC , thời điểm công bố thỏa thuận mới có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. AUKUS được thiết lập chỉ một tháng sau khi Mỹ rút khỏi Afghanistan, trong bối cảnh có những nghi ngờ đã được đặt ra về cam kết của Mỹ trong khu vực.
Trong khi đó, Anh cũng mong muốn can dự sâu hơn vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là sau khi nước này rời Liên minh châu Âu (EU), còn Australia ngày càng lo ngại về ảnh hưởng của Trung Quốc.
"Đây là một "thỏa thuận lớn" vì (AUKUS) cho thấy rằng, cả 3 quốc gia đều đang vạch ra một ranh giới để bắt đầu đối phó với các động thái quyết liệt của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Thỏa thuận này công khai thể hiện lập trường phối hợp của chúng tôi về vấn đề này cũng như cam kết đối với một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương ổn định và an toàn - điều mà 70 năm qua đã mang lại sự thịnh vượng cho tất cả các nước trong khu vực, bao gồm cả tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc", Guy Boekenstein, quan chức an ninh cấp cao của chính quyền Lãnh thổ Bắc Australia, cho biết.
Công nghệ nhạy cảm
Theo công bố của Mỹ, Anh và Australia, thỏa thuận AUKUS bao gồm việc chia sẻ thông tin và công nghệ trong một số lĩnh vực như tình báo, công nghệ lượng tử, tên lửa hành trình. Tuy nhiên, nội dung quan trọng nhất của thỏa thuận là hợp tác về tàu ngầm hạt nhân. Các tàu này sẽ được đóng tại thành phố Adelaide ở nam Australia với sự tham vấn của Mỹ và Anh về công nghệ sản xuất.
"Tàu ngầm hạt nhân có năng lực phòng thủ to lớn và do vậy ảnh hưởng đến cả khu vực. Chỉ có 6 quốc gia trên thế giới có tàu ngầm hạt nhân. Dù chưa cần trang bị vũ khí hạt nhân, song các tàu ngầm này vẫn có khả năng răn đe đáng kể", Michael Shoebridge, giám đốc quốc phòng, chiến lược và an ninh quốc gia tại Viện Chính sách Chiến lược Australia, nhận định.
Các tàu ngầm hạt nhân có khả năng tàng hình cao hơn nhiều so với các tàu ngầm thông thường. Chúng hoạt động yên tĩnh hơn, có thể di chuyển dễ dàng và khó bị phát hiện hơn.
Nhấn để phóng to ảnh
Các nước sở hữu tàu ngầm hạt nhân (Đồ họa: BBC).
Ít nhất 8 tàu ngầm sẽ được đóng, dù chưa rõ khi nào chúng sẽ được triển khai. Australia khẳng định tàu ngầm mới không được trang bị vũ khí hạt nhân, mà chỉ được cung cấp năng lượng hạt nhân.
Theo Yun Sun, đồng giám đốc Chương trình Đông Á tại Trung tâm Stimson, thỏa thuận AUKUS cho thấy Mỹ và Anh sẵn sàng thực hiện một bước đi đột phá trong việc xuất khẩu công nghệ hạt nhân sang một quốc gia không sở hữu vũ khí hạt nhân. Chính điều này đã làm nên sự đặc biệt của AUKUS.
"Tàu ngầm hạt nhân là công nghệ cực kỳ nhạy cảm. Đây là một ngoại lệ trong chính sách của chúng tôi trên nhiều khía cạnh. Tôi không cho rằng sẽ có thêm ngoại lệ như vậy trong các trường hợp khác sau này. Chúng tôi xem đây là một lần duy nhất", một quan chức Mỹ nói với Reuters .
"Bóng dáng" Trung Quốc
AUKUS được công bố trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng có nhiều động thái phô diễn sức mạnh và tầm ảnh hưởng trong khu vực.
"Chúng ta đã nghe thấy những tuyên bố về sự hợp tác và sau đó chúng ta chứng kiến những mối đe dọa nhằm vào Đài Loan, các sự kiện ở Hong Kong và việc quân sự hóa nhanh chóng ở Biển Đông. Vì vậy, khi nói đến các vấn đề chiến lược, các biện pháp răn đe dường như là cách duy nhất có ý nghĩa chống lại Trung Quốc", ông Shoebridge nói.
Mỹ đang đầu tư mạnh mẽ vào các quan hệ đối tác trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines, Ấn Độ. Theo ông Shoebridge, thỏa thuận AUKUS có thể mang lại lợi ích cho tất cả các nước này trước những lo ngại về sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc.
"Thông báo (về thỏa thuận AUKUS) phù hợp với sự tham gia ngày càng nhiều của các nền dân chủ lớn nhất thế giới để ngăn chặn Trung Quốc sử dụng sức mạnh của họ", ông Shoebridge nói thêm.
Mặc dù AUKUS không đề cập cụ thể tới Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh vẫn "phủ bóng" nội dung của thỏa thuận này.
"Thỏa thuận này hoàn toàn được thúc đẩy bởi những lo ngại về Trung Quốc. Mặc dù Trung Quốc không được đề cập trong các tuyên bố, nhưng tất cả đều liên quan tới Trung Quốc", giáo sư David Capie, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược tại Đại học Victoria, New Zealand, nhận định.
Trong 20 năm qua, Australia vẫn đang cố gắng duy trì mối quan hệ tốt đẹp với cả Mỹ và Trung Quốc - đối tác thương mại lớn nhất của Australia. Tuy nhiên, với việc thông qua AUKUS, Australia dường như đã thể hiện lập trường rõ ràng hơn, đó là nghiêng về phía Mỹ, thay vì Trung Quốc.
Trong tương lai gần, quan hệ Australia - Trung Quốc được dự đoán sẽ rơi vào một thời kỳ lạnh nhạt, khi Bắc Kinh có thể xem xét trừng phạt Canberra vì thỏa thuận AUKUS. Thủ tướng Australia cho biết nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã có "lời mời cởi mở" để thảo luận về thỏa thuận mới.
Theo CNN , Australia không đơn độc trong việc xích lại gần Mỹ. Richard McGregor, chuyên gia cao của Viện Lowy, cho biết các thành viên khác của liên minh an ninh "Bộ Tứ", gồm Ấn Độ và Nhật Bản, cũng đang làm việc với chính quyền Tổng thống Joe Biden để đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc.
"AUKUS chỉ là một trong nhiều thỏa thuận và quan hệ đối tác khác nhau đang được xây dựng trên toàn khu vực để đối phó với Trung Quốc", ông McGregor cho biết.
Kể từ khi nhậm chức, Tổng thống Biden đã đưa ra nhiều sáng kiến hợp tác địa chính trị khác nhau được cho là nhằm đối phó Trung Quốc, trong đó có nỗ lực thúc đẩy quan hệ với NATO, G7, Bộ Tứ (Mỹ, Nhật Bản, Australia, Ấn Độ), Ngũ Nhãn (Mỹ, Anh, Canada, New Zealand, Australia). Tuần tới, ông Biden sẽ tiếp các lãnh đạo Bộ Tứ trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh trực tiếp đầu tiên của khối này tại Nhà Trắng.
Hàn Quốc, NATO chuẩn bị ký kết thỏa thuận quan hệ đối tác mới Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc thông báo ông Yoon Suk-yeol ngày 30/6 đã gặp Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg để thảo luận các kế hoạch của Seoul về việc gia nhập thỏa thuận quan hệ đối tác mới với NATO, cũng như mở một phái bộ tại trụ sở NATO ở Brussels (Bỉ)....