Thành tựu 75 năm phát triển kinh tế: Chọn lọc dòng vốn FDI mới

Theo dõi VGT trên

Khu vực đầu tư nước ngoài đã trở thành một bộ phận cấu thành của nền kinh tế, góp phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.

Thành tựu 75 năm phát triển kinh tế: Chọn lọc dòng vốn FDI mới - Hình 1
Công nhân Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam sản xuất điện thoại thông minh. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)

Theo Tổng cục Thống kê, trong những năm qua, Việt Nam được thế giới ghi nhận là một trong những quốc gia có tăng trưởng GDP cao hàng đầu thế giới, với quy mô nền kinh tế ngày càng mở rộng, GDP năm 2019 gấp 12,5 lần năm 2001.

Tốc độ tăng GDP bình quân trong giai đoạn 2001-2010 tăng 7,26%/năm, đạt xấp xỉ tốc độ tăng 7,56%/năm của Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế-xã hội 1991-2000.

Có được những thành tựu này cũng nhờ Việt Nam huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; trong đó có thu hút thành công vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI). Khu vực đầu tư nước ngoài đã trở thành một bộ phận cấu thành của nền kinh tế, góp phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Nâng cao sức cạnh tranh của Việt Nam

Sau hơn 30 năm mở cửa, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, Việt Nam đã gặt hái những thành quả đáng khích lệ. Đến nay, tổng vốn đầu tư nước ngoài đã đăng ký vào Việt Nam đạt hơn 370 tỷ USD; trong đó, lượng vốn đã giải ngân đạt khoảng 58%.

Riêng năm 2019, Việt Nam thu hút hơn 38 tỷ USD, cao nhất trong vòng 10 năm liên tiếp, tăng 7,2% so với năm 2018. Vốn FDI giải ngân cũng đạt 20,38 tỷ USD, tăng 6,7% và lập kỷ lục mới.

Khu vực đầu tư nước ngoài đã tạo việc làm, thu ngân sách cũng như thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu và nâng cao sức cạnh tranh của Việt Nam.

Bắt đầu kể từ khi Luật Đầu tư nước ngoài ra đời vào tháng 12/1987, cho đến nay, Việt Nam đã trải qua quá trình hơn 30 năm thu hút nguồn vốn FDI. Có thể nói, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã trở thành khu vực kinh tế quan trọng của Việt Nam.

[Đẩy mạnh thu hút vốn FDI và dự án có chất lượng vào Việt Nam]

Đánh giá về những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong thu hút FDI, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định, thu hút FDI là tạo thêm nguồn lực thông qua việc mở ra một kênh đầu tư mới cho phát triển.

Đã có hơn 182 tỷ USD vốn FDI đầu tư vào Việt Nam, được thực hiện trong hầu hết các ngành nghề và lĩnh vực của nền kinh tế, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Đồng thời, từ nguồn vốn này đã hình thành những ngành công nghiệp chủ lực như viễn thông, dầu khí, điện tử, hóa chất, thép, ôtô- xe máy, công nghệ thông tin, da giày, dệt may, chế biến nông sản thực phẩm…

Qua đó, FDI đã đóng góp lớn trong việc gia tăng năng lực sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam. Đến nay, khu vực FDI chiếm khoảng 25% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, trên 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Ngoài ra, khu vực FDI cũng đã góp phần tăng thu ngân sách, tạo việc làm cho người dân, ổn định tình hình xã hội. Khu vực này tạo ra khoảng 3,5 triệu việc làm trực tiếp và gần 5 triệu việc làm gián tiếp; trong đó, có nhiều lao động đã được đào tạo và tiếp cận với trình độ công nghệ, quản lý tiên tiến của thế giới.

Thu hút FDI còn góp phần cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Từ đó, giúp nâng cao tầm vóc, vai trò và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế; đồng thời, tạo ra những áp lực để hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế nhanh hơn, hiệu quả hơn và thực chất hơn theo hướng đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Mặc dù, đầu tư nước ngoài 8 tháng năm 2020 giảm sút so với cùng kỳ năm trước, song xét trong bối cảnh đầu tư toàn cầu suy giảm rất mạnh do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, thì kết quả này tốt hơn nhiều quốc gia khác. “Điều này đã thể hiện sức hấp dẫn của Việt Nam trong mắt giới đầu tư quốc tế,” Cục Đầu tư nước ngoài nhận định.

Trong 8 tháng năm 2020, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 19,54 tỷ USD, bằng 86,3% so với cùng kỳ năm 2019.

Tuy nhiên, trong đó, vốn đăng ký mới và tăng thêm vẫn tăng mạnh. Cụ thể, có 1.797 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn 9,7 tỷ USD, tăng gần 7%% so với cùng kỳ năm trước.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 8 tháng ước đạt 11,45 tỷ USD, bằng 95,7% so với cùng kỳ năm trước.

Video đang HOT

Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài Đỗ Nhất Hoàng cũng cho rằng, kết quả trên là hoàn toàn chấp nhận được trong bối cảnh hoạt động đầu tư toàn cầu suy giảm rất mạnh; một số nền kinh tế rơi vào tăng trưởng âm.

Điều đó còn cho thấy niềm tin, mục tiêu hiện diện, làm ăn lâu dài tại Việt Nam là rất mạnh mẽ và đó chỉ là sự sụt giảm tạm thời trong thời “bão” COVID-19.

Cục trưởng Đỗ Nhất Hoàng lưu ý, ngày càng xuất hiện những dự án có công nghệ hiện đại, tập trung vào hoạt động nghiên cứu và chế tạo để tạo ra sản phẩm chất lượng, có tác dụng lan tỏa và tham gia đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế.

Điều này cho thấy nền kinh tế Việt Nam có độ mở ngày càng cao và tăng lên tương đối nhanh, đã khai thác được thế mạnh của kinh tế trong nước và tranh thủ được thị trường thế giới.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài trở thành kênh huy động vốn quan trọng cho sự phát triển kinh tế- xã hội, có tác dụng to lớn trong việc thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao năng lực quản lý và trình độ công nghệ cho nền kinh tế; đặc biệt, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã thúc đẩy việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Chớp lấy thời cơ “vàng”

Từ góc nhìn quốc tế, hiện nay, uy tín và vị thế của Việt Nam đang được đánh giá cao qua những thành công bước đầu đạt được trong phòng, chống đại dịch COVID-19.

Nhiều chuyên gia kinh tế có uy tín trong và ngoài nước đã nhận định, đây là thời cơ quý báu, không dễ gì có được khi Việt Nam đang hội tụ đầy đủ các yếu tố và điều kiện để tạo nên cú hích lớn cho sự phát triển thần kỳ.

Thành tựu 75 năm phát triển kinh tế: Chọn lọc dòng vốn FDI mới - Hình 2
Khu công nghiệp Thăng Long II (Hưng Yên), nơi có nhiều dự án đầu tư nước ngoài đang hoạt động. (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)

Chính vì vậy, ngay lúc này Việt Nam cần phải có những hành động nhanh và mạnh hơn để hỗ trợ doanh nghiệp chớp lấy thời cơ “vàng”, nhằm phục hồi và phát triển bứt phá, kích thích tăng trưởng.

Cục trưởng Đỗ Nhất Hoàng cho biết, làn sóng đầu tư mới đã xuất hiện và Việt Nam đứng trước cơ hội mới, hứa hẹn sự gia tăng mạnh về kết quả thu hút dòng vốn này. Vấn đề là sự chuẩn bị kỹ càng, có giải pháp đồng bộ, phù hợp để biến cơ hội thành hiện thực, phục vụ mục tiêu lấy lại tốc độ tăng trưởng cao càng sớm càng tốt…

Trước những “cơ hội vàng” để tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, nhiều ý kiến cho rằng, Việt Nam vẫn còn nhiều việc phải làm để đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư.

Giáo sư, tiến sỹ khoa học Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cho biết, Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa trong cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo thuận lợi và hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua những tác động của dịch bệnh COVID-19; tiếp theo, cần chủ động quảng bá, mời gọi các tập đoàn đa quốc gia, các công ty và thương hiệu tên tuổi đầu tư vào Việt Nam; đặc biệt là từ các khu vực có thế mạnh về công nghệ, vốn, kỹ năng quản lý như Mỹ, EU, Nhật Bản.

Nguyên Cục trưởng Đầu tư nước ngoài, ông Phan Hữu Thắng cho rằng, để đón dòng vốn nước ngoài nhanh chóng, Việt Nam cần tăng cường xúc tiến đầu tư thông qua các cơ quan ngoại giao.

Cùng với đó, Việt Nam tập trung giải quyết nhanh các thủ tục hành chính đối với các dự án có quy mô lớn đang đàm phán, xin cấp phép đầu tư, cũng như hỗ trợ tích cực giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình giải ngân của dự án đã cấp phép.

Để tăng cường thu hút đầu tư FDI, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã đề xuất 4 nhóm giải pháp gồm nhóm giải pháp liên quan đến xúc tiến đầu tư; nhóm thu hút đầu tư có chọn lọc (theo đó sẽ thu hút những dự án có giá trị gia tăng cao, có tính lan tỏa, kết nối doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, đóng góp vào phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam); tiếp đến là nhóm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và chuẩn bị điều kiện để đón các nhà đầu tư.

Cuối cùng là nhóm liên quan đến ưu đãi hỗ trợ đầu tư (Luật Đầu tư sửa đổi và các Luật khác có liên quan đã bổ xung những ưu đãi mang tính cạnh tranh tạo thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư).

Đẩy mạnh thu hút FDI, cuối tháng 6 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ký quyết định thành lập Tổ công tác thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngoài.

Tại cuộc họp Tổ công tác đầu tiên, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh, Tổ trưởng Tổ công tác nêu rõ, Việt Nam đang được xác định là một trong những điểm đến đầu tư hấp dẫn.

Đây là thời điểm thuận lợi cho Việt Nam để thu hút có chọn lọc dòng vốn đầu tư nước ngoài mới phù hợp với nhu cầu của Việt Nam, song cũng cần nhận diện rõ, xử lý các thách thức khách quan và chủ quan trong hợp tác đầu tư nước ngoài và cần có những hành động và giải pháp đột phá để kịp thời thu hút dòng vốn.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cũng yêu cầu Tổ công tác cần khẩn trương, quyết liệt hơn nữa để thực hiện các nhiệm vụ đã được Thủ tướng giao; trong đó, việc thu hút, hợp tác đầu tư nước ngoài cần hướng tới có chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường là tiêu chí đánh giá chủ yếu.

Mặt khác, ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ sạch, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan toả, chuyển giao công nghệ, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.

Trong quá trình đó, đặc biệt lưu ý coi trọng phát triển doanh nghiệp và các thành phần kinh tế khác của Việt Nam, có giải pháp hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước phát triển.

Hiện nay, trong số các nước đầu tư vào Việt Nam, khu vực EU đầu tư vào Việt Nam hơn 25 tỷ USD, tuy chưa phải là nhiều nhưng tiềm năng quan hệ kinh tế giữa hai bên là rất lớn.

Các doanh nghiệp châu Âu có tiềm lực tài chính với công nghệ tiên tiến, quản trị hiện đại và sẵn có thị trường rộng lớn. Những điều này có tính bổ trợ với thế mạnh và nhu cầu thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam.

Với những cơ chế bảo hộ và ưu đãi đặc biệt từ hai Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu ÂU (EVFTA) và Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu ÂU (EVIPA), cùng với những nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, ông Đỗ Nhất Hoàng tin tưởng, từ 2 Hiệp định này sẽ mở ra một giai đoạn mới để cho các nhà đầu tư của EU quan tâm hơn nữa và hiện thực hóa những lợi ích do Hiệp định mang lại.

Tuy nhiên, tác động của cuộc khủng hoảng COVID-19 đang diễn ra là khó dự đoán, tùy thuộc vào quy mô và thời gian kéo dài của dịch bệnh.

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, dịch COVID-19 cũng cho thấy, muốn đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu để lấp ngay vào sự đứt gẫy của chuỗi cung ứng toàn cầu, Việt Nam cần phải cải cách mạnh mẽ hơn để kinh tế phục hồi trong thời gian tới như cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy kinh tế số, nâng cao hiệu quả đầu tư công.

“Đây là các nội dung chính mà Việt Nam cần thực hiện để cải cách nhanh và mạnh hơn, hướng mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững trong tương lai,” Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh./.

Thành tựu 75 năm phát triển kinh tế: Nông nghiệp là nền tảng, trụ đỡ

Cách đây 75 năm (1945), nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, mở đầu thời đại mới của dân tộc Việt Nam. Cũng vào năm thời khắc đó, Bộ Canh nông được thành lập. Trải qua 75 năm xây dựng và phát triển, ngành nông nghiệp Việt Nam có nhiều biến động theo dòng chảy lịch sử để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.

Trong bất kỳ hoàn cảnh khó khăn nào, ngành nông nghiệp Việt Nam vẫn luôn giành được nhiều thành tựu to lớn, làm tròn vai trò nền tảng, trụ đỡ cho kinh tế nước nhà. Từ một nền nông nghiệp tự cung, tự cấp, ngành đã bước sang một nền kinh tế hàng hóa hội nhập toàn cầu.

Thành tựu 75 năm phát triển kinh tế: Nông nghiệp là nền tảng, trụ đỡ - Hình 1
Thu hoạch lúa vụ Đông Xuân 2019 - 2020 sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế SRP trên cánh đồng Hợp tác xã Nông nghiệp Kênh 5B, xã Tân An, huyện Tân Hiệp. Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN

Nhờ vậy, an ninh lương thực của đất nước luôn được đảm bảo, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu nhiều nông sản có ảnh hưởng tới thị trường thế giới. Thành tựu của sản xuất nông nghiệp góp phần quan trọng cho quá trình xóa đói giảm nghèo, ổn định chính trị - xã hội. Nhờ đó, môi trường sinh thái được cải thiện và an ninh quốc phòng được củng cố.

Sứ mệnh an ninh lương thực

Trải qua 75 năm hình thành và phát triển, nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn là vấn đề được Đảng, Nhà nước và Chính phủ quan tâm và coi trọng. Sự phát triển của nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển đất nước - từ thời kháng chiến kiến quốc đến giai đoạn thống nhất đất nước và đổi mới hiện nay.

Ngay khi đất nước mới giành được độc lập, theo lời kêu gọi của Bác Hồ, ngành nông nghiệp đã phát động phong trào toàn dân tăng gia sản xuất và chỉ sau vụ mùa năm 1946 đã đẩy lùi nạn đói năm 1945. Sau khi giải quyết được nạn đói, ngành nông nghiệp đã không ngừng vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đóng góp to lớn cho công cuộc kháng chiến kiến quốc. Phát triển nông nghiệp thực sự là nền tảng của kinh tế kháng chiến. Nông nghiệp, nông dân trở thành một trục chính của đại đoàn kết dân tộc và đại đoàn kết dân tộc là động lực cho phát triển nông nghiệp.

Trong các cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc chống xâm lược, nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã hoàn thành vẻ vang sứ mệnh, là nền tảng của kinh tế kháng chiến, nuôi quân, đánh giặc, góp phần làm tròn vai trò hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn.

Trong thời kỳ 1955-1975, tuy bị hạn chế bởi chiến tranh, nhưng chúng ta đã xây dựng được những cơ sở quan trọng của hệ thống khoa học công nghệ; tạo ra nhiều tiến bộ kỹ thuật về giống, phân bón, máy cơ giới, quy trình thâm canh, chuyển dịch cơ cấu mùa vụ...

Sau khi thống nhất đất nước, các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi được đặc biệt chú trọng, xác định là mặt trận hàng đầu. Thời kỳ 1976-1986 đánh dấu việc thực hiện thí điểm thành công cơ chế quản lý mới, chuyển từ cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế khoán theo Chỉ thị 100 của Ban Bí thư trong nông nghiệp và cơ chế sản xuất gắn với thị trường xuất khẩu.

Bước sang thời kỳ đổi mới (1987-2015), ngành nông nghiệp đã có sự tăng trưởng nhanh, bình quân đạt gần 3,7%, góp phần duy trì tăng trưởng ổn định của đất nước. Cùng với tăng trưởng nhanh, cơ cấu sản xuất nông lâm thủy sản chuyển dịch theo hướng nâng cao năng suất, gắn với nhu cầu thị trường. Cả nước hình thành nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung, phục vụ cho xuất khẩu như lúa, cà phê, chè, thủy sản...

Thủy lợi cũng đã hình thành nền tảng phát triển nông nghiệp trong quá trình đổi mới, đóng góp quan trọng vào kết quả đảm bảo an ninh lương thực, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, phòng chống thiên tai, bảo vệ an toàn cho sản xuất và đời sống người dân. Các chính sách giao đất, giao rừng, dự án trồng mới 5 triệu ha rừng... trong lâm nghiệp đã giúp tăng tỷ lệ che phủ rừng từ 28% (năm 1995) lên 39,9% (năm 2012) và dự kiến đạt 42% (năm 2020).

Đất nước đã và đang hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ, nông nghiệp Việt Nam vẫn luôn phát huy vai trò đảm bảo an ninh lương thực cho trong nước và hỗ trợ an ninh lương thực cho nhiều quốc gia khác. Điều này đã được khẳng định trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang diễn ra trên toàn cầu, biến đổi khí hậu ngày càng tác động nghiêm trọng trong sản xuất...

Ngành nông nghiệp luôn chủ động có giải pháp kịp thời khôi phục, phát triển sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản; theo dõi tình hình thời tiết, hạn hán, xâm nhập mặn, dịch bệnh để chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương có phương án sản xuất phù hợp để đảm bảo nguồn cung lương thực, thực phẩm cho 100 triệu dân.

Ngành nông nghiệp Việt Nam không chỉ đảm bảo sứ mệnh an ninh lương thực, thực phẩm cho quốc gia mà còn xuất khẩu nhiều mặt hàng cho giá trị cao. Trong 10 năm gần đây (2009-2019), tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành nông nghiệp đạt trung bình 2,61%/năm, tốc độ tăng giá trị sản xuất đạt 3,64%, đóng góp đáng kể trong tăng trưởng GDP cả nước. Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản liên tục tăng, năm 2020 ước đạt 41 tỷ USD.

Phát triển nông thôn và xây dựng nông thôn mới

Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chương trình đã đổi thay toàn diện diện mạo nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Nông thôn hiện đại, đời sống của người dân được nâng cao, nông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại.

Thành tựu 75 năm phát triển kinh tế: Nông nghiệp là nền tảng, trụ đỡ - Hình 2
Mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng của gia đình chị Nguyễn Thị Nghi (thôn Bình Minh, xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh). Ảnh: Hoàng Ngà/TTXVN

Phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, nhiều cơ chế, chính sách được ban hành như: các chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp; đào tạo nghề cho lao động nông thôn; tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; thúc đẩy hợp tác, liên kết tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng; chính sách đất đai, phát triển hợp tác xã... Cùng với đó, hàng trăm nghìn tỷ đồng được huy động từ các nguồn lực đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn qua Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.

Cả nước đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, rất toàn diện, nền tảng, tạo sự thay đổi căn bản bộ mặt nông thôn, đưa nông nghiệp - nông thôn Việt Nam lên một thế và lực mới. Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường, các thiết chế hạ tầng kinh tế - xã hội cơ bản ở nông thôn được hoàn thiện theo hướng đồng bộ, từng bước kết nối với đô thị.

Kinh tế nông thôn liên tục tăng trưởng khá và chuyển mạnh theo hướng công nghiệp - dịch vụ. Ngành nông nghiệp đang chuyển đổi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững góp phần nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn và từng bước thu hẹp khoảng cách với đô thị.

Việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp được nhiều doanh nghiệp, trang trại và hộ nông dân áp dụng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Huy động nhiều doanh nghiệp đầu tư xây dựng các nhà máy, cơ sở bảo quản, chế biến nông sản ở nông thôn, tạo điều kiện hỗ trợ tốt cho người dân trong sản xuất nông nghiệp.

Đến tháng 6/2020, cả nước có 5.177 xã, chiếm 58,2% đạt chuẩn nông thôn mới, tăng 371 xã so với cuối năm 2019; trong đó có 9 tỉnh, thành phố có 100% số xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; bình quân cả nước đạt 16,2 tiêu chí/xã; cả nước không còn xã dưới 5 tiêu chí. Có hai tỉnh là Nam Định và Đồng Nai đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020. Kết quả trên đã vượt xa mục mà Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới đặt ra.

Gỡ các điểm nghẽn, nút thắt

Đứng trước tình trạng chuyển dịch cơ cấu sản xuất chậm, tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm nên ngành nông nghiệp đã đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu. Mục tiêu là huy động những nguồn lực mới như khoa học công nghệ, cải tiến quản lý, tổ chức lại sản xuất của nông dân... phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại, công nghiệp hóa, sản xuất hàng hóa lớn, tập trung gắn với thị trường, đặc biệt là thay đổi tăng trưởng theo số lượng bằng chất lượng và giá trị.

Để phát triển và cơ cấu lại ngành, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tập trung vào các điểm nghẽn, nút thắt. Đó là: tổ chức lại sản xuất theo chuỗi và cơ cấu lại sản xuất nông lâm thủy sản theo 3 trục sản phẩm chủ lực (nhóm sản phẩm chủ lực cấp quốc gia; nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh; nhóm sản phẩm chủ lực cấp địa phương, gắn với Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP); chú trọng tạo đột phá thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ; nâng cao năng lực, hiệu quả phòng chống dịch bệnh xuyên biên giới và hạn chế tác động do thiên tai gây ra.

Thời gian qua, cơ cấu kinh tế ngành chuyển dịch tích cực theo hướng hiện đại, hợp lý, hiệu quả hơn, giảm tỷ trọng lĩnh vực trồng trọt (từ 49,7% năm 2015 xuống 46,3% năm 2019), tăng tỷ trọng lĩnh vực thủy sản (từ 22,5% năm 2015 lên 25,1% năm 2019 và lên khoảng 27% năm 2021) và tăng lĩnh vực lâm nghiệp (từ 3% năm 2015 lên 4,25% năm 2019).

Trong nội bộ từng ngành, lĩnh vực tăng nhanh cả về diện tích, năng suất, sản lượng, chất lượng các sản phẩm có lợi thế và thị trường. Điển hình cơ cấu ngành hàng, sản phẩm xuất khẩu đã thể hiện khá rõ trong thủy sản, rau, hoa, quả, các loại cây công nghiệp giá trị cao, đồ gỗ và lâm đặc sản. Địa phương mở rộng, phát triển mạnh mẽ các vùng chuyên canh sản xuất, gắn với chế biến quy mô lớn, có truy suất nguồn gốc, cấp mã số vùng trồng, chỉ dẫn địa lý.

Theo ông Nguyễn Văn Việt, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cơ cấu sản xuất được điều chỉnh theo hướng phát huy lợi thế và gắn với nhu cầu thị trường. Việc rà soát, điều chỉnh và lập mới các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng và sản xuất ngành, sản phẩm từ đó, đã hình thành các trục sản phẩm để có chiến lược và chính sách phát triển phù hợp.

Cùng với nhiệm vụ tái cơ cấu, các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ được thúc đẩy và đạt hiệu quả hơn. Đây được coi đây là giải pháp đột phá về năng suất, chất lượng và nâng cao năng lực cạnh tranh. Khoa học công nghệ đã có bước phát triển mới làm tăng sản lượng và đóng góp trên 30% giá trị gia tăng của sản xuất nông nghiệp; các mô hình ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản đã tăng hiệu quả kinh tế từ 10 - 30%; góp phần làm thay đổi tập quán canh tác và nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế.

Thành tựu 75 năm phát triển kinh tế: Nông nghiệp là nền tảng, trụ đỡ - Hình 3
Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn (Lasuco) triển khai xây dựng Trung tâm nông nghiệp công nghệ cao Lam Sơn tại thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Trong ảnh: Kiểm tra chất lượng cây mía trong phòng nuôi cấy mô vô trùng. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN

Đặc biệt, thời gian qua, thực hiện đồng bộ các cơ chế chính sách, cũng như hoàn thiện môi trường đầu tư, kinh doanh nên số lượng doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản có trên 52.000 doanh nghiệp. Bên cạnh sự đầu tư, phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, một số tập đoàn, doanh nghiệp lớn đã đẩy mạnh đầu tư vào nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như: Nafoods, TH, Vinamilk Dabaco, Masan, Lavifood, Doveco, Thương mại và đầu tư Biển Đông...

Nhờ đó, nông nghiệp đã duy trì tốc độ tăng trưởng khá cao và đang chuyển mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa với quy mô, năng suất và chất lượng ngày càng cao, an toàn thực phẩm được coi trọng; bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia và từng bước bảo đảm an ninh dinh dưỡng. Sự phát triển của ngành góp phần quan trọng xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân nông thôn, đặc biệt trong các giai đoạn khó khăn của nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành nông nghiệp giai đoạn 5 năm 2016 - 2020 khoảng 2,71%/năm. Chất lượng tăng trưởng ngày càng được cải thiện.

Biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp, dịch bệnh trên vật nuôi, cây trồng và trên người gây thiệt hại lớn. Áp lực cạnh tranh từ Hội nhập quốc tế, căng thẳng thương mại giữa các nền kinh tế lớn... Trong khi đó, những hạn chế, yếu kém nội tại của nền sản xuất nhỏ đã được khắc phục từ khi thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu cao của sản xuất hàng hóa lớn, cạnh tranh quốc tế ngày càng khốc liệt.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, ngành nông nghiệp tiếp tục cơ cấu lại nông nghiệp gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và xây dựng và nông thôn mới; tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị với 3 nhóm sản phẩm chủ lực.

Với mục tiêu phát triển nền nông nghiệp thông minh, hội nhập quốc tế, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới phồn vinh và văn minh. Phấn đấu thực hiện mục tiêu xây dựng nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông thôn văn minh, hiện đại.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

4 người sống "phông bạt" ồn ào nhất Việt Nam năm 2024, top 1 đang cố tẩy trắng4 người sống "phông bạt" ồn ào nhất Việt Nam năm 2024, top 1 đang cố tẩy trắng
10:04:39 18/12/2024
Mẹ chết lặng khi xem video con trai 1 tháng tuổi bị giúp việc quăng némMẹ chết lặng khi xem video con trai 1 tháng tuổi bị giúp việc quăng ném
09:58:01 18/12/2024
1 tuần sau khi mẹ vợ qua đời, vợ liền đưa cho tôi tờ đơn ly hôn, tôi hoảng hốt níu kéo nhưng vợ phũ phàng nói: "Không cần"1 tuần sau khi mẹ vợ qua đời, vợ liền đưa cho tôi tờ đơn ly hôn, tôi hoảng hốt níu kéo nhưng vợ phũ phàng nói: "Không cần"
08:24:27 18/12/2024
Chi nghìn USD đến Việt Nam, khách Tây ngồi rửa bát, tự nhóm bếp củi nấu cơmChi nghìn USD đến Việt Nam, khách Tây ngồi rửa bát, tự nhóm bếp củi nấu cơm
06:56:55 18/12/2024
Hyun Bin cúi mặt, cố nín nhịn 1 điều khi nghe tới tình đầu của Son Ye JinHyun Bin cúi mặt, cố nín nhịn 1 điều khi nghe tới tình đầu của Son Ye Jin
07:46:01 18/12/2024
Chồng giấu tôi bí mật đau lòng, 10 năm bên nhau trở thành vô nghĩaChồng giấu tôi bí mật đau lòng, 10 năm bên nhau trở thành vô nghĩa
07:03:41 18/12/2024
Sao Việt 18/12: Trấn Thành gặp gỡ 2 Hoa hậu nổi tiếng, Bảo Anh bình yên bên conSao Việt 18/12: Trấn Thành gặp gỡ 2 Hoa hậu nổi tiếng, Bảo Anh bình yên bên con
08:02:49 18/12/2024
Một mỹ nhân showbiz sở hữu biệt thự 1.100 tỷ đồng, 15 tuổi được tặng chuyên cơ riêng: Gia thế hiển hách khiến ai cũng kiêng nểMột mỹ nhân showbiz sở hữu biệt thự 1.100 tỷ đồng, 15 tuổi được tặng chuyên cơ riêng: Gia thế hiển hách khiến ai cũng kiêng nể
07:49:47 18/12/2024

Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

17:03:21 25/02/2023
Ngày 25/2, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đông Anh đã tiến hành bắt khẩn cấp 5 đối tượng và ra lệnh khám xét khẩn cấp Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D, có địa chỉ tại xã Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội...
Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

18:51:58 04/08/2021
NCB có Quyền Tổng giám đốc mới và 2 Phó Tổng giám đốc, cả 3 đều là nữ.
Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

10:40:01 24/12/2020
Sáng 24/12, thông tin tại họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tính đến ngày 21/12/2020, tín dụng tăng 10,14% so với cuối năm 2019 và tăng 11,62% so với cùng kỳ năm trước.
Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

10:33:03 24/12/2020
Giá cà phê hôm nay 24/12 trong khoảng 32.400 - 32.800 đồng/kg. Trên thế giới, giá cà phê Arabica quay đầu tăng nhẹ.
Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

10:24:19 24/12/2020
Giá tiêu hôm nay 24/12 trong khoảng 52.000 - 54.000 đồng/kg, tiếp tục giảm. Trên thế giới, giá tiêu Ấn độ tăng giảm đan xen.
Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

10:18:32 24/12/2020
Thị trường chứng khoán Việt Nam 2020 trải qua nhiều biến động mạnh, trong đó có không ít phiên giao dịch ấn tượng.
Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

10:09:33 24/12/2020
Bitcoin giảm 2,64%, xuống 23.083 USD, trong bối cảnh loạt tiền ảo hàng đầu lao dốc, thị trường phủ kín sắc đỏ.
Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

10:05:22 24/12/2020
Tỷ giá USD ngày 24/12 diễn biến theo xu hướng tiếp tục giảm mạnh trong bối cảnh kinh tế Mỹ vẫn chưa có gói kích cầu như mong đợi.
Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

09:43:12 24/12/2020
Vietinbank Securities và loạt người thân lãnh đạo đăng ký thoái vốn tại CTCP Phát triển nhà Bà Rịa Vũng Tàu (Hodeco, HDC) giữa lúc cổ phiếu lập đỉnh.
Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

09:39:26 24/12/2020
Cập nhật giá vàng sáng 24/12 tăng nhẹ do đồng USD suy yếu.Trong nước, giá vàng SJC biến động tăng, giảm trái chiều từ 30.000 - 50.000 đồng/lượng.
VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

09:35:34 24/12/2020
VietinBank quyết định trả cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt cho cổ đông sớm hơn dự định gần 1 tháng.
Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

09:27:48 24/12/2020
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 24/12.

Có thể bạn quan tâm

NSƯT Ngọc Huyền: "Anh ấy mê tiền nên bỏ đi"

NSƯT Ngọc Huyền: "Anh ấy mê tiền nên bỏ đi"

Sao việt

13:06:28 18/12/2024
Đến giờ anh Ngân Châu vẫn mê tiền nhưng là người có tiền, sở hữu hai cơ ngơi to như thế này - Ngọc Huyền chia sẻ.
Tài tử "Phong Vân" lừng lẫy xuề xòa, phát tướng không nhận ra, cưới đại mỹ nhân nhưng không có con

Tài tử "Phong Vân" lừng lẫy xuề xòa, phát tướng không nhận ra, cưới đại mỹ nhân nhưng không có con

Sao châu á

13:03:28 18/12/2024
Diện mạo xuống sắc trông thấy của tài tử Trịnh Y Kiện ở tuổi U60 khiến người hâm mộ không khỏi ngỡ ngàng và tiếc nuối.
Doãn Hải My -vợ Văn Hậu khoe đôi chân dài thẳng tắp hậu sinh con, "flex" luôn túi xách hiệu chứng tỏ độ giàu có

Doãn Hải My -vợ Văn Hậu khoe đôi chân dài thẳng tắp hậu sinh con, "flex" luôn túi xách hiệu chứng tỏ độ giàu có

Sao thể thao

13:00:06 18/12/2024
Nàng WAG Doãn Hải My là cái tên quá quen thuộc trong giới WAG Việt. Hải My từng là hotgirl Hà thành lọt vào top 10 hoa hậu Việt Nam. Nhưng phải đến khi trở thành nửa kia của cầu thủ nổi tiếng Đoàn Văn Hậu cái tên Doãn Hải My mới được dâ...
Mẹ ác ma, cha thiên sứ - Tập 11: Bé Trâm Anh bị dọa bắt cóc

Mẹ ác ma, cha thiên sứ - Tập 11: Bé Trâm Anh bị dọa bắt cóc

Phim việt

12:53:41 18/12/2024
Vì Công - em trai của Thắng đang trốn nợ ở nhà chị gái nên nhóm xã hội đen dọa bắt cóc bé Trâm Anh để buộc phải đưa bọn chúng gặp Công.
Mỹ nam ngông cuồng nhất Trung Quốc đang bị "tế" khắp MXH, chồng quốc dân hoen ố danh tiếng vì "ảo tưởng sức mạnh": Chuyện gì đây?

Mỹ nam ngông cuồng nhất Trung Quốc đang bị "tế" khắp MXH, chồng quốc dân hoen ố danh tiếng vì "ảo tưởng sức mạnh": Chuyện gì đây?

Hậu trường phim

12:48:10 18/12/2024
Vương Hạc Đệ bị chê bai khắp cõi mạng, thậm chí ở nền tảng Weibo, có tới 12 hot search mỉa mai nam diễn viên, hình ảnh của anh đang trở nên hoen ố.
Gội đầu bằng chanh có tốt không?

Gội đầu bằng chanh có tốt không?

Làm đẹp

12:38:53 18/12/2024
Những người có da đầu nhạy cảm, bị eczema, vảy nến, hoặc các vấn đề về da đầu nên tránh sử dụng chanh, vì tính axit của chanh có thể gây kích ứng hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng vốn có.
Dấu hiệu cơ thể thiếu Omega-3

Dấu hiệu cơ thể thiếu Omega-3

Sức khỏe

12:04:50 18/12/2024
Omega-3 không chỉ tốt cho da, giúp ngủ ngon hơn, giúp trí não phát triển mà còn tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, giảm mỡ máu trong gan. Việc bổ sung Omega-3 cho cơ thể là cần thiết.
Mùa lạnh thêm nổi bật với vải xuyên thấu thời trang

Mùa lạnh thêm nổi bật với vải xuyên thấu thời trang

Thời trang

11:40:13 18/12/2024
Không chỉ gợi cảm, vải xuyên thấu mang nét đẹp mềm mại, lãng mạn, thích hợp với những bối cảnh tràn ngập hoa xuân và đặc biệt phù hợp khi được sử dụng làm phụ kiện hoặc cổ trang, Việt phục (các kiểu trang phục lễ hội).
Nhan sắc không thể tin nổi của Song Hye Kyo

Nhan sắc không thể tin nổi của Song Hye Kyo

Phim châu á

11:34:48 18/12/2024
Những ngày gần đây, những bức ảnh tiết lộ tạo hình mới nhất của Song Hye Kyo trong Black Nuns đang trở thành tâm điểm bàn tán của dư luận.
Quảng Nam xử lý kiên quyết "vàng tặc"

Quảng Nam xử lý kiên quyết "vàng tặc"

Pháp luật

11:32:52 18/12/2024
Vào thời điểm cuối năm, các đối tượng từ khắp nơi thường gia tăng tìm kiếm cơ hội trà trộn vào các khu vực rừng núi tại tỉnh Quảng Nam để đào đãi vàng trái phép.
Tâm huyết muốn theo đuổi sự nghiệp streamer, nam game thủ "miệt mài" vẫn 0 mắt, CĐM khuyên can hết lời

Tâm huyết muốn theo đuổi sự nghiệp streamer, nam game thủ "miệt mài" vẫn 0 mắt, CĐM khuyên can hết lời

Trắc nghiệm

11:28:10 18/12/2024
Tâm sự của anh chàng game thủ trên con đường trở thành streamer đang nhận được rất nhiều đóng góp từ phía cộng đồng mạng.