Thanh tra yêu cầu tái xuất, Cục Thú y cho qua
Bộ NN&PTNT đang nỗ lực siết chặt an toàn thực phẩm, đặc biệt là đưa ra các hàng rào pháp lý để ngăn chặn thực phẩm “bẩn” từ nước ngoài tuồn về, bằng các con đường như nhập lậu, núp bóng hàng tạm nhập tái xuất… Song, Bộ ra sức siết chặt, còn các cơ quan chức năng trực thuộc Bộ lại “linh động” mở đường?
Hơn 5,5 tấn thịt bò Úc như thế này đã được cho cá sấu ăn?
Giấy chứng nhận kiểm dịch cũng nhầm lẫn
Trong khi ngày 4-10, Cục Thú y mới có công văn đồng ý cho chuyển đổi mục đích hơn 5,5 tấn thịt bò không đạt tiêu chuẩn thì ngày 29-9-2012, Công ty Thực phẩm cao cấp đã ký hợp đồng bán số thịt này cho Công ty Cá sấu Việt Nam (Hải Phòng) sử dụng làm thức ăn cho cá sấu. Ngày 5-10-2012, Cơ quan Thú y vùng II cấp 2 giấy chứng nhận kiểm dịch (GCNKD) theo chỉ đạo của Cục Thú y. Cùng ngày, cơ quan này đã “nhanh chân” cho thông quan các sản phẩm – cả thịt “bẩn” và thịt sạch. Nhưng mãi đến ngày 11-10-2012, Thanh tra Bộ NN&PTNT có quyết định xử phạt hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả đối với Công ty Thực phẩm cao cấp.
Video đang HOT
Đáng buồn cười, GCNKD mà Cơ quan Thú y vùng II cấp cho hơn 5,5 tấn thịt bò “bẩn” để chuyển đổi làm thức ăn cá sấu có sự nhầm lẫn tai hại, “râu ông nọ cắm cằm bà kia”. Cụ thể, phần “mục đích sử dụng” của GCNKD được ghi… “làm thức ăn cho cá sấu”, nhưng phần “chứng nhận kiểm dịch” lại ghi “…Sản phẩm chỉ được làm nguyên liệu chế biến thức ăn cho lợn và gia cầm?!”. Ông Đoàn Thành Lũy, Giám đốc Cơ quan Thú y vùng II lý giải: “GCNKD cấp cho lô hàng đó có sự nhầm lẫn về nội dung văn bản. Anh em văn phòng khi xuất giấy quên phần nội dung đó không bỏ đi?”.
Hơn 5,5 tấn thịt bò nhập khẩu “bẩn” được Công ty Thực phẩm cao cấp bán cho Công ty Cá sấu Việt Nam với giá hơn 44,5 triệu đồng, tức chỉ 8.000 đồng/kg. Số thịt bò “bẩn” này được chuyển về kho của Công ty Cá sấu, song không có sự giám sát của cơ quan chức năng trong quá trình tiêu thụ. Khi cho cá sấu ăn hết toàn bộ lượng thịt bò trên, Công ty Cá sấu Việt Nam có báo cáo gửi Cơ quan Thú y vùng II rằng “đã cho ăn hết”, kèm theo đó là các phiếu xuất kho.
Giá thịt bò Australia được bán trên thị trường trong nước ở vào khoảng 350.000-600.000 đồng/kg thịt bắp và thăn nõn. Nếu đưa số thịt bò “bẩn” này ra thị trường làm thực phẩm thì mức lợi nhuận thu được sẽ là rất lớn. Với mức lợi nhuận hấp dẫn như vậy, trong khi, quá trình tiêu thụ không có đơn vị nào giám sát, liệu có đảm bảo DN sẽ dùng hơn 5,5 tấn bắp bò, thăn nõn bò Australia để cho cá sấu ăn như cam kết với cơ quan chức năng. Cũng không hiểu vì đâu mà ông Giám đốc Cơ quan Thú y vùng II lại một mực tin tưởng vào sự “tự giác” của DN đến vậy, vì theo ông Lũy, thi thoảng vài ba ngày, cán bộ Thú y mới gọi điện xuống DN kiểm tra, hỏi han tình hình cho cá sấu ăn thịt bò như thế nào!
Cấp dưới trách cấp trên ngồi trên mây làm luật
Đặc biệt, quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra Bộ NN&PTNT đối với Công ty Thực phẩm cao cấp, ngoài nội dung phạt số tiền 7,5 triệu đồng, thanh tra còn yêu cầu Cơ quan Thú y vùng II “Thực hiện đúng Văn bản số 1574/TY-KD của Cục Thú y về quản lý, giám sát, xử lý, tiêu thụ sản phẩm đông lạnh, ướp lạnh nhập khẩu làm thực phẩm”. Theo quy định tại Văn bản 1574 của Cục Thú y, toàn bộ hơn 5,5 tấn thịt bò nhiễm khuẩn, không đảm bảo vệ sinh thú y phải tái xuất hoặc tiêu hủy dưới sự giám sát của cơ quan chức năng.
Đề cập vấn đề, tại sao Cơ quan Thú y vùng II lại tự ý cho thông quan toàn bộ lô hàng thực phẩm “bẩn” khi chưa có quyết định xử phạt của Thanh tra Bộ NN&PTNT, ông Lũy lý giải: “Trong quá trình xử lý, khi DN chấp nhận các mức xử phạt mà cơ quan chức năng đưa ra, thì có thể linh động để DN đưa hàng hóa vi phạm về kho. Cứ để hàng hóa của DN ở cảng vừa tốn chi phí vừa không đảm bảo”. Lật lại vấn đề, quyết định xử phạt của Thanh tra Bộ đã đưa ra hướng xử lý, buộc phải tái xuất, không cho chuyển đổi thành thức ăn cho cá sấu, ông Lũy không ngần ngại cho rằng, “Thanh tra, họ (Bộ NN&PTNT-PV) toàn ngồi ở trên mây làm luật. Họ làm luật nhưng nhiều khi có nắm hết các quy định đâu, có khi còn phải hỏi chúng tôi. Bắt DN phải tiêu hủy toàn bộ số thực phẩm không đảm bảo vệ sinh thú y đó sao được, đó đều là thực phẩm cao cấp”. Còn ông Trần Đình Luân, Phó Cục trưởng Cục Thú y thì khẳng định, không phải Cục Thú y cố tình làm sai quyết định xử phạt của Thanh tra Bộ, mà chỉ là sự phối hợp chưa tốt!
Có lẽ, không mấy cơ quan chức năng có sự “thấu hiểu” và “thông cảm” với DN như cơ quan thú y. Tuy nhiên, trước sự dễ dãi đến vượt quy định để ưu tiên cho DN đưa thực phẩm không đảm bảo ATTP theo quy định vào nước, hàng loạt băn khoăn được dư luận đặt ra. Liệu đây là vụ việc hiếm hoi hay chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Vì, như ông Luân đã nói, lô hàng gần 10 tấn thịt bò của Công ty Thực phẩm cao cấp không phải là duy nhất. Quy định về quản lý, giám sát, xử lý, tiêu thụ sản phẩm đông lạnh nhập khẩu làm thực phẩm do chính Cục Thú y ban hành rồi lại do hệ thống Thú y thực hiện, có khác nào vừa đánh trống vừa thổi còi. Thêm nữa, liệu rằng sự việc này chỉ diễn ra ở cơ quan Thú y vùng II hay còn nhiều nơi khác?
“Họ (Thanh tra Bộ NN&PTNT- PV) toàn ngồi làm luật ở trên mây. Họ làm luật nhưng nhiều khi có nắm hết các quy định đâu, có khi còn phải hỏi chúng tôi. Bắt DN phải tiêu hủy toàn bộ số thực phẩm không đảm bảo vệ sinh thú y đó sao được, đó đều là thực phẩm cao cấp”, ông Đoàn Thành Lũy, Giám đốc Cơ quan Thú y vùng II nhận định.
Theo ANTD
Thêm 3 tỉnh công bố dịch trên gia cầm, gia súc
Theo Cục Thú y, tính đến ngày 28.2 cả nước có 7 tỉnh, thành xảy ra dịch cúm gia cầm, lở mồm long móng (LMLM), dịch heo tai xanh chưa qua 21 ngày.
Bùng phát mạnh nhất là dịch cúm gia cầm. Chỉ riêng ngày 28.2 có thêm 3 tỉnh: Điện Biên, Khánh Hòa và Kiên Giang công bố dịch cúm gia cầm, với 8.857 con gia cầm mắc bệnh.
Tại tỉnh Điện Biên, dịch cúm gia cầm xảy ra tại 22 hộ. Về dịch LMLM, hiện tỉnh Sơn La có dịch chưa qua 21 ngày. Dịch heo tai xanh đang xảy ra ở 3 tỉnh Quảng Nam, Long An và Quảng Trị.
Theo TNO
Gà kháng sinh: Cơ quan chức năng im lặng Dư luận đang hết sức lo ngại về thông tin gà Trung Quốc được nuôi bằng nhiều loại kháng sinh và hormone để tăng trọng nhanh. GS-TS Nguyễn Lân Dũng, Tổng Thư ký Hội Vi sinh vật, cố vấn của Liên đoàn Công nghệ sinh học châu Á, cho rằng: Cơ quan chức năng Việt Nam cần phải kiểm chứng, công bố thông...