Thanh tra việc mua kit xét nghiệm Covid-19 tại Bộ Y tế, Hà Nội và TP.HCM
Thanh tra Chính phủ sẽ thực hiện 3 cuộc thanh tra về mua sắm kit xét nghiệm Covid-19 ngay trong quý 1/2022, thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Việc mua sắm kit xét nghiệm Covid-19 đang gây bức xúc lớn trong dư luận xã hội. Ảnh ĐÌNH TRƯỜNG
Thanh tra Chính phủ vừa báo cáo Thủ tướng Chính phủ về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng năm 2021.
Báo cáo này cho biết thực hiện nhiệm vụ nêu trong các Nghị quyết số 127 và Nghị quyết 128 của Chính phủ về chống tiêu cực, lãng phí, lợi ích nhóm, Thanh tra Chính phủ đã ban hành 3 cuộc thanh tra việc mua sắm trang thiết bị y tế, sinh phẩm, kit xét nghiệm phục vụ phòng, chống dịch Covid-19 tại Bộ Y tế, UBND TP. Hà Nội và UBND TP.HCM. Đồng thời, có văn bản hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch thanh tra năm 2022, trong đó có nội dung thanh tra liên quan việc mua sắm trang thiết bị y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Thanh tra Chính phủ sẽ triển khai các cuộc thanh tra nói trên ngay trong quý 1.2022, đồng thời theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị liên quan tổng hợp kết quả thanh tra và báo cáo Thủ tướng.
Theo báo cáo, trong năm 2022, Thanh tra Chính phủ tăng cường thanh tra công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực quan trọng của các ngành, các cấp và thanh tra việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao của cơ quan, tổ chức, đơn vị, nhất là các ngành, lĩnh vực, địa phương có dấu hiệu vi phạm, dư luận xã hội phản ánh tiêu cực, tham nhũng, phát sinh nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo. Trong đó, sớm triển khai thanh tra việc mua sắm trang thiết bị y tế, sinh phẩm, kit xét nghiệm phục vụ phòng, chống dịch.
“Hoạt động thanh tra chuyên ngành tập trung vào những nội dung, vấn đề gây bức xúc trong đời sống xã hội, các vi phạm pháp luật và chấn chỉnh hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành, thực thi pháp luật chuyên ngành”, báo cáo của Thanh tra chính phủ nêu.
Trước đó, phản ánh của dư luận xã hội cũng như kết quả điều tra ban đầu một số vụ việc của Bộ Công an và công an các địa phương cho thấy có sự lợi dụng vào tình hình cấp bách của dịch bệnh Covid-19 để trục lợi thông qua hoạt động mua sắm trang thiết bị y tế tại nhiều địa phương, đơn vị. Gần đây nhất, Bộ Công an phát hiện vụ mua bán kit xét nghiệm covid-19 liên quan đến Công ty CP Công nghệ Việt Á.
Video đang HOT
Trong đó phát hiện các hành vi đưa, nhận hối lộ với số tiền lên tới hàng chục tỉ đồng thông qua việc mua sắm kit xét nghiệm Covid-19 tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương. Công ty CP Công nghệ Việt Á hiện đang cung cấp kit xét nghiệm Covid-19 cho 62/63 tỉnh, thành trong cả nước.
'Bình thường mới' vẫn gặp khó vì địa phương mở nửa vời
Sau những ngày đầu tiên dè dặt "bình thường mới", nhiều tỉnh, thành đang có xu hướng thắt chặt trở lại.
Song, theo các chuyên gia, Chính phủ đã xác định thích ứng linh hoạt, "sống chung" với dịch, địa phương không thể mở cửa nửa vời.
Ngày 22.10, một ngày sau khi hàng không chính thức mở cửa hoàn toàn mạng bay nội địa và bỏ áp dụng các quy định chặt chẽ như 10 ngày thí điểm trước đó, tỷ lệ lấp đầy ghế trên các chuyến bay nội địa vẫn ở mức rất thấp.
Theo đó, chỉ có 50 chuyến bay khứ hồi được thực hiện, 1 chuyến từ Hà Nội đi TP.HCM thậm chí phải hủy vì ít khách (trên toàn mạng bay với 26 đường bay). Tổng số khách là 5.707 người, trung bình mỗi chuyến bay chỉ hơn 50 khách, hệ số sử dụng ghế trung bình là 31,4%.
Thị trường bay nội địa dù đã mở nhưng chưa thực sự hồi phục do vướng nhiều quy định. Ảnh ĐẬU TIẾN ĐẠT
Tới ngày 24.10, số chuyến khứ hồi đã tăng lên với 65 chuyến (toàn mạng với 34 đường bay), hệ số sử dụng ghế là 44,3%.
Theo TS Bùi Doãn Nề, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp hàng không Việt Nam, dù đã có tín hiệu tích cực dần, song tỷ lệ sử dụng ghế trên các đường bay nội địa mới chỉ đạt 30% đến 50% là rất thấp, nhiều chuyến bay không có khách khiến hãng phải hủy chuyến. Nguyên nhân do hành khách bay đến nhiều địa phương vẫn phải cách ly, mỗi địa phương lại áp dụng giám sát y tế một kiểu khác nhau.
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 128 về thích ứng an toàn với Covid-19, đa số tỉnh, thành đã công bố cấp độ dịch, song nhiều nơi vẫn ra quy định cách ly tại nhà hoặc nơi lưu trú 7 ngày với khách đến từ TP.HCM. Theo hướng dẫn mới nhất của Sở Y tế Hà Nội, người từ vùng đỏ, vùng cam tới Hà Nội nếu tiêm đủ 2 liều vắc xin tự theo dõi sức khoẻ tại nhà, nơi lưu trú trong 7 ngày. Song nếu chưa tiêm hoặc mới tiêm 1 mũi, người dân phải tự cách ly thêm 7 - 14 ngày.
Trong khi đó, sau khi phát hiện các trường hợp F0 trở về từ các tỉnh phía nam, tỉnh Quảng Ninh hôm qua đã yêu cầu thực hiện cách ly tập trung 7 ngày, sau đó tự theo dõi sức khoẻ thêm 7 ngày, với những người đến từ vùng dịch, nhất là các địa phương vừa hết giãn cách và còn số ca mắc Covid-19 cao như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An...
"Thực tế khi thí điểm mở lại bay nội địa, các địa phương, đặc biệt Hà Nội yêu cầu khách bay từ TP.HCM phải cách ly tập trung 7 ngày khiến lượng khách rất thấp. Sau khi bỏ quy định cách ly tập trung, lượng khách nội địa đã tăng dần. Nhưng việc yêu cầu phải tự cách ly tại nhà (không ra khỏi nhà tiếp xúc đông người) cũng gây rất nhiều khó khăn cho những người kinh doanh, đi công tác...", ông Nề nói.
Cũng theo chuyên gia này, nhu cầu giao thương, làm ăn, thậm chí là du lịch của người dân rất lớn. Các địa phương có lý do để thận trọng, nhất là khi nhiều ca dương tính là người từ phía nam về, song quy định tự cách ly sau đó lại kèm theo dõi sức khoẻ 7 - 14 ngày ngay cả với người có thẻ xanh, đã tiêm đủ 2 liều vắc xin đang là rào cản rất lớn tới tiến trình "bình thường mới".
Cứu ngành du lịch
Đặc biệt, không chỉ với thị trường bay nội địa, việc chậm chân trong lộ trình mở lại đường bay quốc tế cũng có thể khiến Việt Nam đánh mất lợi thế cạnh tranh so với các nước trong khu vực. Theo PGS - TS Ngô Trí Long, đề xuất nối lại đường bay quốc tế thường lệ theo 4 giai đoạn của Cục Hàng không vừa đưa ra quá thận trọng, không kế thừa được kinh nghiệm từ các nước đi trước như Thái Lan, Singapore.
Hàng không không chỉ là động lực phát triển của nền kinh tế, mà còn là cầu nối giao thương, du lịch, hội nhập quan trọng, cho thấy tinh thần mở cửa, thích ứng an toàn với dịch của Việt Nam với thế giới. Với yêu cầu cách ly y tế với khách đã có thẻ xanh, thì chỉ người Việt có nhu cầu hồi hương hoặc khách kinh doanh phải đến làm ăn mới chấp nhận.
Theo ông Long, có thể học hỏi kế hoạch đón khách du lịch của các nước, như Thái Lan quy định khách mua gói bảo hiểm du lịch đủ trang trải chi phí điều trị Covid-19 trong trường hợp thành F0. Nhu cầu khách du lịch và đầu tư làm ăn rất lớn, cần sớm nối lại bay quốc tế thường lệ, không chỉ "cứu" ngành du lịch, tạo thêm doanh thu cho ngành hàng không mà còn tăng cơ hội phục hồi kinh tế, tăng thu ngân sách cho các địa phương là đầu tàu du lịch. Để làm được điều này, không nên cách ly với khách đã tiêm đủ 2 mũi, xét nghiệm âm tính, mà giám sát bằng ứng dụng công nghệ và tổ chức những vùng du lịch khép kín, an toàn.
Cần rộng thêm cửa cho kinh doanh
Không chỉ đi lại gặp khó vì quy định cách ly, giám sát y tế, nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể vẫn đang phải nín thở chờ đợi vì các địa phương chưa cho mở hoàn toàn trở lại. Hiện, một số tỉnh, thành vùng xanh đã cho phép rạp chiếu phim, phòng gym mở cửa trở lại. Hôm qua, Long An cho phép toàn bộ hoạt động trên địa bàn tỉnh trở lại bình thường từ 0 giờ ngày 27.10, trong đó, thẩm mỹ, yoga, chiếu phim, vũ trường, karaoke, massage, quán bar, xông hơi, khiêu vũ... được hoạt động có điều kiện.
Từ 0 giờ ngày 27.10, toàn tỉnh Long An hoạt động ở cấp độ 1 trong 4 cấp độ dịch theo Nghị quyết 128 của Chính phủ. Ảnh BẮC BÌNH
Từng là vùng đỏ với số ca nhiễm tăng nhanh chỉ sau TP.HCM, sau khi kiểm soát được dịch, Bình Dương cũng đã mở cửa khá nhanh theo tinh thần Nghị quyết 128 về thích ứng linh hoạt, nhằm khôi phục dần sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân.
Từ ngày 22.10, sau khi xác định rõ cấp độ dịch từng vùng trong tỉnh, Bình Dương đã cho phép nhà hàng, quán ăn hoạt động trở lại. Đáng chú ý, tỉnh này còn cho hoạt động quán bar, karaoke, massage... được hoạt động lại với quy định về công suất theo từng vùng khác nhau (vùng 4 vẫn ngừng). Khách ngoại tỉnh được phép tham gia các hoạt động với yêu cầu giấy tiêm vắc xin, giấy xét nghiệm âm tính trong 7 ngày.
Dù vậy, một số tỉnh, thành được xác định là vùng xanh, trong đó có Hà Nội, tới nay cũng chưa có thêm động thái nới lỏng các loại hình dịch vụ cũng như cho trẻ em đi học trở lại.
Theo PGS - TS Ngô Trí Long, Nghị quyết 128 của Chính phủ đã nêu rất rõ về quan điểm linh hoạt, an toàn và hiệu quả. Bộ Y tế cũng đã có hướng dẫn cụ thể về các tiêu chí vùng nào được làm gì.
"Chính phủ đã chỉ đạo rồi, các địa phương cần căn cứ vào các chuẩn này để thi hành, không nên bàn đi bàn lại mãi. Các tỉnh, thành đã đạt tiêu chí vùng xanh phải sớm khôi phục các hoạt động kinh doanh, dịch vụ trên cơ sở các quy định, kiểm soát về phòng dịch. Nếu vẫn mở nửa vời, sợ trách nhiệm, thì rất khó bình thường mới trở lại", ông Long nhìn nhận.
20.000 - 30.000 lượt khách/ngày qua sân bay Tân Sơn Nhất dịp Tết dương lịch Hành khách đi lại bằng đường hàng không trong dịp Tết dương lịch 2022 thông qua Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất có tăng nhẹ, đạt 20.000 - 30.000 lượt khách/ngày. Hành khách đi lại trong dịp Tết dương lịch 2022 tại sân bay Tân Sơn Nhất - Ảnh: N.QUANG Ngày 2-1, lãnh đạo Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn...