Thanh tra nhà máy giấy tỉ đô Lee&Man
Hôm nay (1-7), đoàn thanh tra của Bộ TN&MT bắt đầu thanh tra toàn diện về môi trường đối với Công ty TNHH Giấy Lee&Man.
Liên quan đến vụ “Lo nhà máy giấy tỉ đô “bức tử” sông Hậu” ( Pháp Luật TP.HCMđã thông tin), ngày 30-6, tại Hậu Giang, ông Trần Phong, Cục trưởng Cục Môi trường miền Nam (thuộc Tổng cục Môi trường Bộ TN&MT) kiêm Trưởng đoàn Thanh tra Bộ TN&MT, đã công bố quyết định thanh tra việc chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường đối với Công ty TNHH Giấy Lee&Man Việt Nam.
Ngoài nhà máy giấy này, đoàn cũng công bố 28 doanh nghiệp (DN) khác đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Đáng chú ý trong 29 đơn vị nằm trong danh sách thanh tra đợt này có bảy DN có vị trí nhà máy đặt tại khu vực sông Hậu, gồm Công ty TNHH Giấy Lee&Man Việt Nam, Ban Quản lý dự án Điện lực Dầu khí Long Phú – Sông Hậu, Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản Long Phú, Nhà máy bia Manssan Hậu Giang, Công ty TNHH MTV Thuốc thú y và Chế phẩm sinh học Vemedim, Công ty Cổ phần Thủy sản Minh Phú – Hậu Giang và Công ty Thủy sản Nam Sông Hậu.
Toàn cảnh nhà máy giấy Lee&Man Việt Nam. Ảnh: GT
Thời gian đoàn thanh tra tiến hành công việc là 45 ngày kể từ ngày 30-6. Trong đó, ngày 1-7 đến 3-7 đoàn bắt đầu thanh tra DN đầu tiên là Công ty TNHH Giấy Lee&Man Việt Nam. Sau đó, đoàn sẽ bắt đầu thanh tra 28 DN còn lại. Theo ông Trần Phong, đơn vị tham gia lấy mẫu và phân tích mẫu môi trường là Viện Công nghệ Môi trường thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Như chúng tôi thông tin, năm 2007, khi dự án Nhà máy giấy Lee&Man Việt Nam (vốn đầu tư 1,2 tỉ USD) bắt đầu khởi động, các bộ, ngành cũng như các chuyên gia yêu cầu phải tính toán, nghiên cứu kỹ vị trí. Họ lo ngại nhà máy giấy nằm ven sông Hậu sẽ ảnh hưởng môi trường.
Sau đó, từ thông tin phản ánh của báo chí và dư luận, ngày 26-6, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà giao Tổng cục Môi trường chủ trì, phối hợp với Hậu Giang khẩn trương tiến hành thanh tra, xem xét và đánh giá việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với Công ty TNHH Giấy Lee&Man Việt Nam. Cụ thể, đoàn sẽ tiến hành kiểm tra quy trình phê duyệt, nội dung đánh giá tác động môi trường, việc cấp phép xả thải, nước thải của cơ quan chức năng, đặc biệt việc thẩm định công nghệ xử lý nước thải. Đồng thời, đoàn sẽ kiểm tra việc chấp hành pháp luật môi trường của Công ty TNHH Giấy Lee&Man Việt Nam… Theo yêu cầu, nếu qua thanh tra, kiểm tra mà phát hiện vi phạm thì phải xử lý nghiêm theo quy định, kể cả các cá nhân, tổ chức có liên quan. Ngoài ra, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cũng yêu cầu đoàn thanh tra phải có đề xuất cho phép hay chưa cho phép nhà máy vận hành thử nghiệm và đề ra các giải pháp yêu cầu nhà máy tiếp tục hoàn thiện, xử lý triệt để trước khi vận hành.
Video đang HOT
Thanh tra toàn diện
Đoàn thanh tra sẽ thanh tra Công ty TNHH Giấy Lee&Man Việt Nam về các thủ tục pháp lý như cấp phép xả thải, báo cáo đánh giá tác động môi trường, hồ sơ quản lý chất thải nguy hại, các công trình bảo vệ môi trường, tổ chức quản lý chất thải, giám sát công tác bảo vệ môi trường, lấy mẫu khí, nước, chất thải rắn để phân tích… Ngoài đại diện Cục Môi trường miền Nam, Cục Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường thuộc Tổng cục Môi trường, Sở TN&MT, Phòng CSĐT tội phạm về môi trường tỉnh Hậu Giang, chúng tôi còn mời đại diện Viện TN&MT (Trường ĐH Quốc gia TP.HCM), Trường ĐH Văn Lang, Viện Kỹ thuật nhiệt đới và bảo vệ môi trường cùng tham gia. Ông TRẦN PHONG, Cục trưởng Cục Môi trường miền Nam Đề nghị phối hợp, hợp tác đoàn thanh tra
Trong thời gian đoàn thanh tra tiến hành thanh tra, tôi đề nghị các sở, ngành, chính quyền địa phương nơi có DN bị thanh tra hỗ trợ để đoàn thanh tra hoàn thành nhiệm vụ. Đối với các DN bị thanh tra thì cũng phải hợp tác, tạo điều kiện để đoàn thanh tra thực hiện nhiệm vụ. Bởi kết quả của việc thanh tra sẽ giúp các DN khắc phục những hạn chế để trong thời gian tới thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường tại đơn vị mình, ổn định hoạt động sản xuất. Ông HỒ VĂN PHÚ, Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Hậu Giang Tại buổi triển khai quyết định thanh tra của Bộ TN&MT, đại diện cho 29 DN tham dự đều không có ý kiến. Khi phóng viên đặt vấn đề với lãnh đạo một số DN thì họ đều từ chối trả lời và chỉ cho biết: “Chúng tôi sẽ phối hợp với đoàn thanh tra”.
GIA TUỆ – K.HOÀNG
Theo_PLO
Từ ngày 1/7 sẽ thanh tra nhà máy giấy của Trung Quốc "bức tử sông Hậu"
Bắt đầu từ ngày 1/7/2016, Bộ Tài nguyên & Môi trường (TN&MT) sẽ tổ chức thanh, kiểm tra đối với Công ty TNHH Giấy Lee & Man Việt Nam trước thông tin lo ngại doanh nghiệp này có hoạt động gây ô nhiễm môi trường "bức tử sông Hậu".
Trước hàng loạt thông tin lo ngại về việc Nhà máy giấy Lee & Man của Công ty TNHH Giấy Lee & Man Việt Nam tại cụm công nghiệp Phú Hữu A, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang sau khi hoạt động có thể gây "bức tử sông Hậu". Bộ TN&MT đã quyết định tổ chức đoàn thanh, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của Công ty TNHH Giấy Lee & Man Việt Nam.
Từ ngày 1/7/3026, Bộ TN&MT sẽ thanh, kiểm tra Nhà máy Giấy Lee & Man (Ảnh: Tuổi trẻ)
Bộ TN&MT cho biết, thông tin lo ngại về việc doanh nghiệp này có thể vi phạm về môi trường là vấn đề cần quan tâm, giải quyết, vì vậy, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã giao Tổng cục Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên & Môi trường (Sở TN&MT) Hậu Giang, Phòng Cảnh sát môi trường tỉnh Hậu Giang và các cơ quan liên quan tiến hành thanh tra, xem xét và đánh giá việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của Công ty TNHH Giấy Lee & Man.
Theo Quyết định thanh tra của Tổng cục Môi trường, đoàn thanh tra sẽ bắt đầu thực hiện quyết định thanh, kiểm tra vào ngày 1/7/2016.
Thực hiện đợt thanh tra lần này, ngoài các cơ quan có liên quan, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã yêu cầu đoàn kiểm tra mời một số chuyên gia đầu ngành về công nghệ sản xuất, công nghệ xử lý chất thải trong sản xuất giấy cùng tham gia đoàn thanh, kiểm tra.
Theo Bộ trưởng Trần Hồng hà, đây là dự án tiềm ẩn nhiều nguy cơ về môi trường, nếu doanh nghiệp không thực hiện nghiêm các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, thì đoàn thanh, kiểm tra cần phải xem xét toàn diện các nội dung.
Trước hết là kiểm tra quy trình phê duyệt, nội dung đánh giá tác động môi trường, giấy phép xả thải nước thải, công nghệ sản xuất và xử lý nước thải đặc biệt là công nghệ xử lý nước thải.
Đồng thời, kiểm tra việc chấp hành pháp luật của Công ty TNHH Giấy Lee & Man Việt Nam trong việc thực hiện quy định về đánh giá tác động môi trường, giấy phép xả thải, áp dụng quy chuẩn môi trường, việc thiết kế, thẩm định, xây dựng, kế hoạch vận hành thử nghiệm...
Tiếp đến là kiểm tra phương án, công trình ứng phó sự cố môi trường, hồ chỉ thị sinh học, hệ thống giám sát tự động, trực tuyến kết nối với các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường địa phương, đảm bảo nước thải trước khi thải ra môi trường được kiểm soát đầy đủ các thông số về môi trường theo quy định. Hệ thống này phải dễ dàng tiếp cận và được sự giám sát của người dân.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà yêu cầu: Kết quả kiểm tra, thanh tra nếu phát hiện các vi phạm phải được xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, kể cả đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan. Đồng thời phải đề xuất cho phép hay chưa cho phép nhà máy đi vào giai đoạn vận hành thử nghiệm sản xuất, các giải pháp yêu cầu nhà máy phải tiếp tục hoàn thiện, xử lý triệt để trước khi vận hành.
Trước đó, dư luận đã dấy lên thông tin về việc Nhà máy giấy của Công ty trách nhiệm hữu hạn Giấy Lee & Man Việt Nam (thuộc Tập đoàn Lee & Man Paper Hongkong - Trung Quốc) được xây dựng tại tỉnh Hậu Giang có quy mô lớn nhất Việt Nam (TOP 5 trên thế giới) khi đi vào hoạt động mỗi năm sẽ thải khoảng 28.500 tấn xút (NaOH) ra sông Hậu, trong khi khu vực này không có hệ thống xử lý nước thải trung tâm bảo đảm yêu cầu an toàn là nguyên nhân tác động xấu đến môi trường và có nguy cơ "bức tử sông Hậu".
Đây là dự án chuyên sản xuất, gia công, mua bán các loại giấy, bao bì bột giấy và sản phẩm từ giấy. Vào tháng 3/2015, dự án Nhà máy giấy Lee &Man Việt Nam đã chính thức khởi công và dự kiến đi vào hoạt động từ tháng 8/2016.
Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và XK Thủy sản Việt Nam (Vasep), vì rất lo ngại dự án này có thể hủy hoại nguồn lợi thủy sản vùng ĐBSCL bởi nếu dự án này đi vào hoạt động, và với mức xả xút công suất khủng như trên thì chẳng khác nào dòng sông Hậu bị "bức tử". Theo đánh giá của Vasep thì đây quả thực là một vấn đề đáng lo ngại cho vùng sản xuất thủy sản trọng điểm của cả nước, đó là vùng ĐBSCL, khu vực chiếm trên 70% diện tích thủy sản, 40% sản lượng nuôi trồng và 60% sản lượng xuất khẩu thủy sản của cả nước.
Do vậy, mới đây VASEP đã gửi công văn tới Quốc hội và Chính phủ kiến nghị rà soát công nghệ xử lý nước thải của Dự án này đồng thời kiến nghị việc giám sát hoạt động xả thải của nhà máy từ đầu tư thiết bị, cơ chế giám sát và thực thi.
Theo Infonet
Lo nhà máy giấy 'bức tử' sông Hậu: Đùa với tử thần? "Nguồn nước Sông Hậu quyết định sống còn của hàng triệu người. Đặt nhà máy thải nước vào đây khác gì đặt con dao vào yết hầu" Tiềm ẩn nguy hại, tham vấn sơ sài Xung quanh thông tin về mối lo ngại nhà máy giấy Trung Quốc có thể "bức tử" sông Hậu, chiều ngày 25/6, chia sẻ với báo Đất Việt,...