“Thanh tra không phát hiện sai phạm do trình độ kém hay bao che?”
“Các anh thanh tra thường xuyên mà không phát hiện sai phạm, trong khi báo chí và nhân dân lại phát hiện ra nhiều vi phạm về giao thông vận tải. Phải đặt ngược vấn đề là do trình độ Thanh tra kém hay do bao che?” – Bộ trưởng Đinh La Thăng thẳn thắn.
Tại Hội nghị trực tuyến triển khai công tác Thanh tra GTVT năm 2014, sáng nay 21/2, tại Hà Nội, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho rằng hiệu quả công tác thanh tra của lực lượng Thanh tra GTVT trong năm 2013 chưa cao, bởi có thực tế rất nhiều vấn đề nhưng lực lượng này lại không thực sự làm tốt. Đơn cử như một số lĩnh vực quản lý nhà nước chưa được các tổ chức thanh tra triển khai thực hiện hoặc có thực hiện nhưng chất lượng không cao như: Thanh tra hoạt động kinh doanh vận tải tại doanh nghiệp, công tác quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng GTVT, công tác đăng kiểm phương tiện; Lĩnh vực đường sắt, các cuộc thanh tra còn quá ít, còn nhiều nội dung, nhiều đơn vị quản lý chưa thanh kiểm tra kịp thời nên kết quả chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý…
Bộ trưởng Đinh La Thăng yêu cầu lực lượng Thanh tra GTVT phải tự thanh tra bản thân để làm tốt công tác thanh tra công vụ
Việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo và phòng, chống tham nhũng của lực lượng Thanh tra GTVT theo Bộ trưởng Đinh La Thăng có nhiều tồn tại, trong đó công tác quản trị, giám sát một số doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, báo cáo tài chính, kiểm toán độc lập, xếp loại doanh nghiệp chưa phản ánh đúng thực trạng của doanh nghiệp.
Đặc biệt, Bộ trưởng Đinh La Thăng nhấn mạnh đến công tác kiểm tra phòng chống tiêu cực trong lực lượng Thanh tra GTVT chưa thực sự được quan tâm thực hiện, do đó trong thời gian qua có một số cán bộ Thanh tra GTVT ở địa phương vi phạm quy trình nghiệp vụ trong khi thi hành công vụ.
“Các anh đi thanh tra thường xuyên mà không phát hiện sai phạm, trong khi đó báo chí và nhân dân lại phát hiện ra rất nhiều vi phạm về giao thông vận tải (GTVT). Đơn cử như việc thanh tra đăng kiểm tàu cánh ngầm, lực lượng Thanh tra không phát hiện vi phạm nhưng báo chí lại phát hiện ra những vi phạm kinh hoàng, vậy là sao? Nếu bây giờ cho đổi vị trí Thanh tra đi làm Phóng viên và Phóng viên thì đi làm Thanh tra thì các anh nghĩ gì? Ở đây phải đặt ngược vấn đề là do trình độ của lực lượng Thanh tra kém hay do bao che?” – Bộ trưởng Đinh La Thăng nhấn mạnh.
Theo báo cáo của Thanh tra Bộ GTVT, năm 2013 đã thực hiện được 81.757 cuộc thanh tra, kiểm tra và phát hiện 223.322 vụ vi phạm, xử phạt 214.636 vụ vi phạm với số tiền 306 tỷ 386,101 triệu đồng, tạm giữ 1.186 ô tô, tước quyền sử dụng 44.907 giấy phép lái xe, bằng thuyền trưởng, đình chỉ 235 bến đò ngang và 13 phương tiện thủy.
Video đang HOT
Cũng trong năm 2013, lần đầu tiên Bộ GTVT thành lập 7 đoàn kiểm tra do 7 Thứ trưởng trực tiếp “vi hành” kiểm tra về quản lý hoạt động vận tải tại 21 tỉnh và thành phố trong diện giám sát đặc biệt. Kết quả cho thấy 18/21 tỉnh thành có nhiều yếu kém, buông lỏng quản lý dẫn đến sai phạm.
Thanh tra GTVT trong một đợt ra quân xử lý xe vi phạm tại Hà Nội
Trong năm 2014, Bộ trưởng Đinh La Thăng yêu cầu lực lượng Thanh tra GTVT phải tăng cường thanh tra đột xuất, siết chặt công tác thanh tra tại các Ban quản lý dự án, chủ đầu tư dự án, tư vấn giám sát ở các công trình giao thông; siết chặt thanh tra hoạt động vận tải và kinh doanh vận tải. Đẩy mạnh thanh tra các nội dung mà báo chí nêu và phản ánh của nhân dân. Giám sát chặt chẽ hoạt động của các đơn vị, cơ sở sau khi bị kiểm điểm, kỷ luật.
Người đứng đầu ngành giao thông cũng lưu ý đến việc tự thanh tra trong lực lượng này, theo Bộ trưởng có làm tốt công tác tự thanh kiểm tra chính mình thì mới có thể thanh kiểm tra được người khác và phòng chống được tiêu cực. Đặc biệt, năm 2014 phải tập trung thanh tra công tác đăng kiểm phương tiện, kiên quyết không để tiêu cực xảy ra trong đăng kiểm phương tiện…
Với những chỉ đạo của Bộ trưởng Đinh La Thăng, Thanh tra Bộ GTVT cam kết sẽ chỉ đạo lực lượng thanh tra các cấp trong năm 2014 sẽ triển khai thực hiện và hoàn thành tốt kế hoạch thanh tra, kiểm tra và các nhiệm vụ được giao với phương châm “Trách nhiệm hơn nữa; Kiên quyết và kiên quyết hơn nữa; Đổi mới, công khai, minh bạch và dân chủ hơn nữa.”.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
TPHCM tổ chức thi tuyển lãnh đạo cấp phòng
Để tránh tình trạng "sống lâu lên lão làng", công chức "xếp hàng" chờ lên chức, UBND TPHCM đã phê duyệt cho triển khai Đề án thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương trong các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập tại thành phố.
Nhiều địa phương khác đã tổ chức thi tuyển chức danh lãnh đạo từ lâu (ảnh minh họa: Khánh Hồng)
"Xếp hàng" chờ lên chức
Theo UBND TP, TPHCM là một đô thị lớn với quy mô dân số gần 10 triệu dân, có hàng trăm ngàn doanh nghiệp, cơ sở sản xuất - kinh doanh. Để điều hành và quản lý đô thị lớn như vậy, cơ cấu tổ chức của các cơ quan trong hệ thống hành chính cần phải được điều chỉnh, sắp xếp phù hợp hơn để quản lý nhà nước ngày càng tốt hơn trong điều kiện mới; chất lượng đội ngũ cán bộ trong bộ máy phải được nâng lên để đáp ứng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ.
Trong những năm qua, TPHCM đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ cán bộ học tập, nâng cao trình độ như: Chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức có trình độ cao tự nguyện công tác ở phường - xã - thị trấn; Chính sách đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ trong và ngoài nước... Từ những chính sách đó, đội ngũ cán bộ thành phố đã có những bước phát triển về chất.
Đồng thời, để tạo điều kiện cho cán bộ trẻ có trình độ, năng lực làm việc, TPHCM còn áp dụng chính sách nghỉ hưu sớm để động viên cán bộ có sức khỏe không bảo đảm, năng lực hạn chế nghỉ hưu trước tuổi, tạo chỗ trống cho lớp trẻ phát huy.
Tuy nhiên, UBND TP cũng thừa nhận: "Vẫn còn phổ biến tình trạng "sống lâu lên lão làng"; tình trạng trì trệ, sức ỳ trong công tác lãnh đạo của một số công chức, viên chức quản lý vẫn còn không ít. Trong khi đó, một lực lượng lớn công chức trẻ hội đủ các điều kiện để có thể đảm nhận được các cương vị lãnh đạo, quản lý trong đơn vị lại thiếu cơ hội để phát triển, dẫn đến tình trạng hụt hẫng, mất hứng thú trong công việc".
Do vậy, để hạn chế tình trạng "xếp hàng" chờ lên chức ở các đơn vị, TPHCM đã quyết định thi tuyển công khai các chức danh lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp của thành phố; khuyến khích những cán bộ trẻ có năng lực ứng cử và thi tuyển vào các chức danh này.
Thi tuyển để tận dụng nhân tài
Theo UBND TPHCM, với nhiều chính sách đào tạo, đãi ngộ hợp lý, thành phố đã thu hút được một lượng lớn nhân lực chất lượng cao. Tuy nhiên, khi đã thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao, vấn đề đặt ra là thành phố sử dụng và phát huy nguồn nhân lực đó như thế nào và bằng cách nào để bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao vào lực lượng công chức quản lý.
Thành phố xác định đã đến thời điểm phải đổi mới phương thức tuyển chọn các chức danh lãnh đạo, quản lý hiện nay nhằm tạo điều kiện cho nguồn nhân lực chất lượng cao tham gia công tác quản lý; đồng thời thu hút những người thật sự có năng lực, đạo đức tốt từ bên ngoài cơ quan cùng tham gia, không bó hẹp tuyển chọn từ nhân sự có sẵn trong đơn vị. Trước mắt, thành phố sẽ áp dụng thí đểm thi tuyển công khai các chức danh lãnh đạo (trưởng phòng và phó trưởng phòng hoặc các chức danh tương đương) của cơ quan chuyên môn thuộc UBND TP và thuộc UBND quận - huyện.
Phương thức thi tuyển là khi cơ quan nào thuộc các trường hợp quy định trong đề án khuyết chức danh lãnh đạo sẽ thông báo rộng rãi kế hoạch thi tuyển trên các phương tiện truyền thông đại chúng để nhận hồ sơ ứng tuyển. Người ứng tuyển có thể là cán bộ được lãnh đạo cơ quan cấp trên của đơn vị quy hoạch, có thể là cán bộ trong đơn vị, cũng có thể là cán bộ của đơn vị khác nhưng có chuyên môn liên quan.
Nếu hồ sơ của người ứng tuyển hợp lệ, được thông qua sẽ tham gia phần thi viết với các nội dung kiến thức liên quan đến lĩnh vực mà đơn vị tuyển dụng quản lý. Các ứng viên không thuộc đơn vị trên được tạo điều kiện tìm hiểu hoạt động của đơn vị trong 15 ngày để tham gia phần thi viết này.
Sau khi hoàn tất phần thi viết, các ứng viên được số điểm trên trung bình (50%) sẽ tham gia phần thi thuyết trình. Nội dung thuyết trình là kế hoạch hành động của ứng viên nếu như họ được tuyển vào vị trí lãnh đạo của đơn vị. Người nghe đồng thời là hội đồng chấm thi là lãnh đạo và tất cả nhân viên của đơn vị, lãnh đạo một số đơn vị có công tác phối hợp với đơn vị này. Sau phần thuyết trình, tất cả mọi người sẽ bỏ phiếu kín cho các ứng viên để bầu ra người phù hợp nhất cho chức danh này.
Tùng Nguyên
Theo Dantri
Cơ hội nâng cao trình độ Anh ngữ Chương trình giao tiếp quốc tế (EIC) của Anh Văn Hội Việt Mỹ sẽ giúp bạn khơi gợi niềm đam mê học tiếng Anh và cải thiện trình độ Anh ngữ. Việc mất căn bản Anh ngữ gây ảnh hưởng không tốt đến khả năng học tập và phát triển nghề nghiệp của nhiều người vì tiếng Anh là điều kiện "cần và...