Thanh tra đất đai với quy mô lớn trên cả nước
Thủ tướng Chính phủ vừa ký phê duyệt Đề án tăng cường xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai giai đoạn đến năm 2020.
Mục tiêu chung của đề án là nhằm tăng cường phát hiện và xử lý dứt điểm các vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai nhằm chấn chỉnh, tăng cường quản lý nhà nước về đất đai; góp phần nâng cao hiệu lực pháp luật đất đai, ngăn chặn, hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật đất đai trên phạm vi cả nước.
Đề án sẽ được triển khai thực hiện trên phạm vi cả nước, thời gian thực hiện từ tháng 1-2016 đến tháng 12-2020.
Theo đó, đối tượng thanh tra gồm:
- UBND các cấp huyện, xã trong việc quản lý đất đai; trọng tâm là việc quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đẩt; đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân và việc phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi vi phạm pháp luật đất đai của người sử đụng đất;
- UBND các cấp và các cơ quan chuyên môn trực thuộc về quản lý đất đai, tài chính, thuế, xây đựng các cấp trong việc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai; việc quản lý đất trồng lúa và việc quản lý đất đai tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh tế, các cơ sở sản xuất, kinh doanh ngoài khu công nghiệp;
- Các tổ chức sử dụng đất tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh tế; các cơ sở sản xuất, kinh doanh ngoài khu công nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật đất đai.
Sẽ thanh tra 30 tỉnh, thành trên cả nước về đất đai từ 2016 đến 2020.
Video đang HOT
Theo kế hoạch tại đề án, năm 2016 sẽ tập trung thanh tra việc chấp hành pháp luật trong quản lý đất đai của UBND các cấp huyện, xã trên phạm vi cả nước.
Bộ TN&MT sẽ trực tiếp chủ trì thực hiện thanh tra tại sáu tỉnh đại diện cho các vùng (gồm Phú Thọ, Hà Tĩnh, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Bình Phước và An Giang, trong đó tại mỗi tỉnh sẽ thanh tra một đơn vị cấp huyện và hai đơn vị cấp xã).
Năm 2017: Tập trung thanh tra việc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai ở các cấp. Bộ TN&MT trực tiếp chủ trì thực hiện thanh tra tại sáu tỉnh, TP đại diện (gồm Vĩnh Phúc, Hà Nội, Thanh Hóa, Gia Lai, Bà Rịa-Vũng Tàu và Bến Tre).
Năm 2018: Tập trung thanh tra việc quản lý, sử dụng đất tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh tế.
Bộ TN&MT trực tiếp chủ trì thực hiện thanh tra tại sáu tỉnh, TP (gồm Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bình Định, Đồng Nai, TP.HCM và Cần Thơ, trong đó tại mỗi tỉnh, TP thanh tra ba khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh tế có dấu hiệu vi phạm).
Năm 2019: Tập trung thanh tra việc quản lý, sử dụng đất tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh ngoài khu công nghiệp. Thanh tra sáu tỉnh gồm Bắc Giang, Hải Dương, Hà Nam, Nghệ An, Bình Dương và Tây Ninh, trong đó mỗi tỉnh thanh tra sáu cơ sở sản xuất, kinh doanh ngoài khu công nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật đất đai.
UBND cấp tỉnh tổ chức thanh tra 20 cơ sở sản xuất, kinh doanh có dấu hiệu vi phạm pháp luật đất đai và tổng hợp, báo cáo kết quả gửi về Bộ TN&MT.
Năm 2020: Tập trung thanh việc chấp hành pháp luật đất đai trong việc quản lý, sử dụng đất trồng lúa; thực hiện thanh tra tại sáu tỉnh, TP trực thuộc trung ương (gồm Hưng Yên, Thái Bình, Ninh Bình, Quảng Ngãi, Long An và Hậu Giang).
Tổng kinh phí thực hiện đề án ước tính khoảng 49.850 triệu đồng.
Theo_Báo Đất Việt
TP.HCM: Hồi sinh dự án công viên 500 triệu USD
UBND TP.HCM vừa chấp thuận cho Công ty Vinpearl (tập đoàn Vingroup) thuê đơn vị tư vấn nước ngoài để điều chỉnh quy hoạch công viên Sài Gòn Safari (huyện Củ Chi).
"Treo" hơn 10 năm
Được biết, dự án Sài Gòn Safari do Công ty TNHH MTV Thảo Cầm Viên Sài Gòn làm chủ đầu tư. Dự án có tổng diện tích 485ha nằm tại địa bàn hai xã An Nhơn Tây và Phú Mỹ Hưng, Huyện Củ Chi. Dự án được giới thiệu là Công viên khu du lịch sinh thái lớn nhất Việt Nam, tầm cỡ khu vực Đông Nam Á.
Tuy nhiên, dù được cấp phép từ năm 2004 nhưng đến nay, sau hơn 10 năm dự án vẫn chỉ ở tình trạng dở dang, hoang hóa.
Hiện dự án công viên Sài Gòn Safari đã được thành phố hoàn tất công tác rà phá bom mìn, xây dựng được gần 92% hạng mục hàng rào, đã chi hết gần 600 tỉ đồng tiền đền bù giải tỏa, đã chi trả bồi thường hỗ trợ giải tỏa được 686/705 hộ dân trong vùng dự án và đã bàn giao được hơn 400ha đất sạch cho TP.HCM.
Nguyên nhân khiến dự án này vẫn chưa thể triển khai vì chậm giải phóng mặt bằng. Việc dự án chậm triển khai đã dẫn đến tình trạng tái lấn chiếm đất diễn ra phức tạp. Ngoài ra, việc tìm kiếm một nhà đầu tư có tiềm lực, nguồn vốn và kinh nghiệm để triển khai dự án cũng là một thách thức.
Ngoài những căn nhà bị đập bỏ dang dở, bên trong khu đất rộng hàng trăm hécta chưa có hạng mục nào của dự án công viên Sài Gòn Safari được xây dựng.
Nhiều người dân tại ấp Bầu Đưng, xã An Nhơn Tây, cho biết hàng trăm hécta đất nằm trong quy hoạch công viên Sài Gòn Safari bị bỏ hoang suốt hơn 10 năm qua khiến ai cũng xót và không biết đến bao giờ dự án mới được khởi công. Trước tình trạng đất bỏ hoang, nhiều người dân đã tận dụng đất trồng rau, chăn thả gia súc...
Theo một báo cáo của Sở Kế hoạch - Đầu tư TP.HCM gửi UBND TP.HCM gần đây, khu công viên Sài Gòn Safari có 9 phân khu gồm: trung tâm hành chính, công viên chuyên đề, khu nuôi thả động vật hoang dã ban ngày, khu nuôi thả động vật ban đêm, vườn thú mở, vườn sưu tầm động vật, khu hạ tầng, khu hội nghị và bảo tàng, khu nhân giống bảo tồn và dự phòng phát triển.
Dự án "khủng" có cơ hội hồi sinh!
Vừa qua, ông Đinh La Thăng đã chỉ đạo lãnh đạo thành phố phải có mọi biện pháp xử lý quyết liệt các dự án còn treo gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
Đối với dự án 500 triệu USD Safari Củ Chi, ông Thăng ra "tối hậu thư" phải đạt được những tiến triển nhất định trong 6 tháng tới. Chính quyền TP.HCM cần rà soát lại quỹ đất trên địa bàn, chỗ nào sử dụng không hiệu quả, số tiền thu được thấp thì thu hồi lại để chuyển đổi công năng.
Theo quyết định mới đây về việc thực hiện lập điều chỉnh quy hoạch dự án, UBND TP.HCM chấp thuận, về cơ cấu sử dụng đất, tỷ lệ đất dành cho khu Safari là từ 60 - 70% so với tổng diện tích đất và xây dựng công trình thấp tầng cho phù hợp với khu sinh thái.
UBND TP.HCM giao Sở Tài nguyên và môi trường phối hợp với UBND huyện Củ Chi công bố công khai cho nhân dân về kế hoạch sử dụng đất và thực hiện các thủ tục đăng ký bổ sung kế hoạch sử dụng đất hàng năm, trình UBND thành phố phê duyệt danh mục dự án sử dụng đất trong tháng 9/2016.
Giao Sở Giao thông vận tải nghiên cứu phương án kết nối giao thông từ khu vực trung tâm thành phố và các khu vực lân cận đến dự án; trong đó có nghiên cứu phương án bố trí tuyến xe buýt nhanh và mở rộng tuyến đường Nguyễn Thị Rành.
Ngoài ra, UBND TP.HCM cũng yêu cầu UBND huyện Củ Chi hoàn tất công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trong tháng 9/2016.
Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Thiết Hòa, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM (ITPC) cho biết, thành phố đang mời gọi các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào 4 dự án quan trọng thuộc các lĩnh vực giao thông, xử lý nước thải, thương mại và du lịch. Trong đó, dự án công viên Safari cũng đang "lọt" vào tầm ngắm của các nhà đầu tư Nhật Bản.
Theo_Báo Đất Việt
Ngán ngẩm trước "mê cung" thủ tục Thủ tục thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất hiện đang rải rác tại nhiều luật. Luật lại chồng chéo, mâu thuẫn, mỗi văn bản quy định một khác. Ma trận thủ tục này dẫn đến nhiều địa phương lúng túng trong triển khai, nhà đầu tư thì loay hoay như rơi vào mê cung, không biết phải làm thủ...