Thanh tra Chính phủ thanh tra 2 dự án lớn của FLC tại Thanh Hóa
Hai dự án lớn của FLC tại Thanh Hóa và thủy điện Hồi Xuân được Thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra trong thời gian 60 ngày, bắt đầu từ ngày 13-12
Chiều ngày 12-12 tại trụ sở UBND tỉnh Thanh Hóa, Phó tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Minh và đoàn công tác đã công bố kế hoạch thanh tra về quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch các dự án có sử dụng đất và một số dự án: FLC Sầm Sơn Golf Links, dự án khu đô thị du lịch sinh thái FLC, dự án Thủy điện Hồi Xuân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Dự án FLC Sầm Sơn Golf Links tại TP Sầm Sơn của Tập đoàn FLC
Theo Quyết định số 469/QĐ-TTCP của Tổng Thanh tra Chính phủ, thời gian làm việc trong vòng 60 ngày (không kể ngày lễ, ngày nghỉ).
Đoàn thanh tra sẽ tiến hành làm việc trọng tâm, trọng điểm các dự án liên quan đến lĩnh vực đất đai, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, sắp xếp các loại đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư và dự án FLC Sầm Sơn Golf Links, dự án khu đô thị du lịch sinh thái FLC, dự án Thủy điện Hồi Xuân.
Video đang HOT
Theo Phó tổng Thanh tra Trần Văn Minh, việc thanh tra các dự án nói trên tại tỉnh Thanh Hóa lần này nhằm giúp các cấp chính quyền tỉnh Thanh Hóa nhận thấy được những tồn tại, hạn chế để khắc phục phát triển. Đoàn thanh tra đề nghị tỉnh Thanh Hóa cử đầu mối báo cáo khách quan, trung thực để việc thanh tra đạt mục đích yêu cầu đề ra.
Đáng chú ý, 3 dự án mà Thanh tra Chính phủ thanh tra đợt này đều là những dự án có dư luận tại địa phương. Trong đó, dự án sân Golf (FLC Golf Links Sam Son) và dự án khu du lịch sinh thái FLC Sầm Sơn ở TP Sầm Sơn, trước đây, Thanh tra Bộ Xây dựng đã chỉ ra nhiều sai phạm.
Dự án thủy điện Hồi Xuân “đắp chiếu” hơn 10 năm qua trên thượng nguồn sông Mã
Trong khi đó, dự án thủy điện Hồi Xuân nằm trên thượng nguồn sồng Mã (thuộc xã Phú Xuân, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa) được khởi công vào tháng 3-2010, có tổng mức đầu tư hơn 3.320 tỉ đồng, công suất 102 MW với 3 tổ máy, sản lượng điện hàng năm 432 triệu KWh.
Dự án do Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng điện Hồi Xuân (VNECO – thuộc Tổng Công ty Cổ phần Xây dựng điện Việt Nam) làm chủ đầu tư. Mục tiêu vào tháng 10-2012, thủy điện Hồi Xuân chặn dòng lần 1, năm 2013 chặn dòng lần 2 và đến giữa năm 2014 thì tích nước hồ chứa và phát điện tổ máy số một vào tháng 9-2014.
Sau một thời gian thi công rầm rộ, do không đủ năng lực về tài chính, VNECO đã phải dừng thi công. Đến tháng 6-2014, dự án chuyển cho một công ty khác tiếp tục thi công, nhưng đến giữa năm 2018 dự án tiếp tục dừng thi công và “đắp chiếu” cho tới tận bây giờ khiến nhiều trang thiết bị, máy móc, vật tư ở khu vực công trình hư hỏng, xuống cấp.
Phú Quốc sắp có thêm dự án nghỉ dưỡng Rạch Nhum
Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công bố dự thảo hồ sơ tham vấn báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp Rạch Nhum do CTCP Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Asean (Asean Land) lập, đồng thời làm chủ đầu tư.
Dự án này có diện tích hơn 16,2 ha, thuộc ấp Rạch Vẹm, xã Gành Dầu, TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Phía bắc giáp dự án Việt Resort của Công ty TNHH MTV Ha Ta Việt An; phía nam giáp Khu du lịch Rạch Vẹm của CTCP Thương mại - Du lịch và Xây dựng TTC; phía đông giáp đường vòng quanh đảo và phía tây giáp biển.
Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp Rạch Nhum được Ban Quản lý khu kinh tế Phú Quốc quyết định chủ trương đầu tư vào tháng 3/2018, đến tháng 12/2018 được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Tháng 2/2020, dự án bắt đầu điều chỉnh chủ trương đầu tư, đến tháng 8/2021 được phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chi tiết. Tháng 2/2022 vừa qua, dự án được chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư.
Khu biệt thự du lịch nghỉ dưỡng rộng khoảng 17.163 m2, mật độ xây dựng 37-40%, chiều cao tối đa 3 tầng, nằm ở phía bắc và nam của khu quy hoạch, được phát triển dọc khu vực Rạch Nhum với mô hình các cụm công trình nhà nghỉ dưỡng, khách sạn và dịch vụ gắn với yếu tố mặt nước và vùng bán ngập quanh rạch và hồ, các dải rừng cây được phát triển đan xen giữa các cụm công trình.
Các khu dịch vụ du lịch có quy mô khoảng 32.702 m2, mật độ xây dựng 35%, chiều cao tối đa 3 tầng, nằm tại trục đường vòng quanh đảo, và các tuyến đường chính nối kết các khu chức năng với nhau. Còn lại là khu hạ tầng kỹ thuật, các khu cây xanh cảnh quan, các khu cây xanh cách ly và đất giao thông.
Tổng mức đầu tư của dự án này là gần 929,5 tỷ đồng. Về tiến độ thực hiện, trong tháng 2/2022 - tháng 11/2022 dự án sẽ lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và các thủ tục liên quan; tháng 1/2023 - tháng 1/2024 giải phóng mặt bằng, thi công dự án; từ tháng 2/2024 bắt đầu đi vào hoạt động.
Theo tìm hiểu, Asean Land được thành lập vào tháng 8/2010, hiện có trụ sở tại phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tính đến cuối năm 2021, vốn điều lệ của công ty này là 200 tỷ đồng và hoạt động chính trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.
Đại diện pháp luật kiêm Giám đốc của Asean Land hiện là ông Nguyễn Đăng Hiển. Vị này đồng thời đang là Giám đốc của CTCP Thương mại - Du lịch và Xây dựng TTC, chủ đầu tư Khu du lịch Rạch Vẹm nằm tiếp giáp dự án Rạch Nhum.
Thị trường BĐS biển "thiên biến vạn hóa", manh nha xuất hiện những xu hướng mới Homeresort, Hometel, Wellness luxury living... là những xu hướng mới đang xuất hiện trên thị trường BĐS nghỉ dưỡng ven biển thời gian gần đây, tạo sự chú ý. Có thể thấy, BĐS nghỉ dưỡng chịu sự biến động chung của thị trường rõ nét nhất. Đây cũng là phân khúc ghi nhận sự đổi mới, linh hoạt liên tục giữa các dự...