Thanh tra Chính phủ chỉ ra vi phạm cụ thể ở nhiều dự án sân golf
Kết luận thanh tra vừa được Thanh tra Chính phủ công bố cho thấy nhiều vi phạm đã xảy ra trong quá trình triển khai thực hiện các dự án sân golf tại nhiều địa phương.
Phó tổng Thanh tra Chính phủ Trần Ngọc Liêm chủ trì buổi công bố kết luận thanh tra – Ảnh: TTCP
Ngày 3-12, Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã ban hành kết luận thanh tra công tác quản lý nhà nước về du lịch của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Chín tỉnh thành khác cũng thuộc diện thanh tra gồm Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Lâm Đồng, Bình Thuận và Cần Thơ.
Việc thanh tra phát hiện hàng loạt vi phạm đã xảy ra trong quá trình triển khai thực hiện các dự án sân golf.
Theo kết luận, khu du lịch nghỉ dưỡng, sân golf Lăng Cô có nhà đầu tư là Công ty cổ phần đầu tư phát triển Phong Phú Lăng Cô.
Nhà đầu tư đã thực hiện ký quỹ bảo đảm thực hiện đầu tư dự án số tiền 19 tỉ đồng. Do có sự thay đổi nhà đầu tư góp vốn, tỉ lệ góp, tính đến ngày 31-7-2018 các doanh nghiệp đầu tư đã tiến hành góp được 57,9 tỉ đồng (khoảng 18% vốn điều lệ).
Sau thời gian được cấp giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh lần 2 vào tháng 11-2010 với tổng diện tích sử dụng đất 292ha, do vướng mắc trong việc sân golf chưa được bổ sung vào quy hoạch nên công tác giải phóng mặt bằng chưa được triển khai.
Video đang HOT
Năm 2017, UBND huyện Phú Lộc đã ban hành các thông báo thu hồi đất để thực hiện dự án, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ thiệt hại 4 đợt, bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư.
Tuy nhiên tới thời điểm Thanh tra Chính phủ vào cuộc, nhà đầu tư vẫn chưa tiến hành khởi công công trình.
Thanh tra Chính phủ khẳng định dự án chậm tiến độ khởi công theo giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh lần 3 là 14 tháng. Đáng chú ý, trong cả hai lần cấp giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh, dự án đầu tư xây dựng sân golf 27 lỗ chưa được lập, chưa được thẩm định, phê duyệt và chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường.
“Từ ngày được bổ sung quy hoạch theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ đến thời điểm thanh tra đã 50 tháng nhưng dự án đầu tư xây dựng sân golf 27 lỗ chưa được triển khai xây dựng, vượt quá thời gian quy định”, kết luận nêu.
Dự án khu tổ hợp resort Sông Giá ở TP Hải Phòng do Công ty TNHH Hyundai E&C Vina Sông Giá làm nhà đầu tư.
Theo kết luận, UBND TP Hải Phòng phê duyệt quy hoạch chi tiết sân golf và khu nghỉ dưỡng tổng hợp trong khi sân golf trong dự án chưa có trong quy hoạch chung xây dựng đến năm 2020 được Thủ tướng phê duyệt; không thực hiện việc nghiên cứu điều chỉnh cục bộ kịp thời cho phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế theo quy định.
“Việc lập quy hoạch, điều chỉnh và phê duyệt quy hoạch đối với dự án của các cơ quan tham mưu, UBND TP Hải Phòng chưa tốt, dẫn đến trong quá trình thực hiện quy hoạch (3 năm) đã phải điều chỉnh quy hoạch, đồng thời phải thay đổi giấy chứng nhận đầu tư lần thứ 8.
Bên cạnh đó, Hải Phòng chưa thực hiện đôn đốc, gia hạn đối với dự án chậm tiến độ, chưa thực hiện thu hồi đất theo thẩm quyền quy định”, kết luận nêu.
Khu quần thể sân golf và các dịch vụ đi kèm tại tỉnh Thừa Thiên Huế do Công ty cổ phần Thiên An làm chủ đầu tư. Thanh tra phát hiện công tác kiểm đếm, phê duyệt thanh toán đền bù giải phóng mặt bằng triển khai chậm và kéo dài gần bốn năm.
Tại thời điểm thanh tra, dự án đang bị chậm tiến độ hoàn thành giai đoạn 1, giai đoạn 2 khoảng 12 tháng theo giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thay đổi lần 2.
Tương tự, tại các dự án khu du lịch nghỉ dưỡng và sân golf cao cấp Mai House Hội An, dự án sân golf Indochina Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam, cơ quan thanh tra kết luận có một số vi phạm chậm tiến độ hoặc hưởng ưu đãi thuê đất không đúng.
Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo UBND chín tỉnh, thành phố kiểm điểm theo quy định pháp luật đối với các tập thể, cá nhân có trách nhiệm liên quan; đồng thời chấn chỉnh công tác quản lý, có giải pháp sớm khắc phục những hạn chế, khuyết điểm đã được thanh tra chỉ ra.
Hà Tĩnh thu hút loạt dự án sân golf
Trong quy hoạch tỉnh Hà Tĩnh vừa được Chính phủ phê duyệt, có 6 dự án sân golf đi kèm dịch vụ khách sạn, khu du lịch nghỉ dưỡng nằm trong danh mục các dự án kêu gọi đầu tư.
Sân golf Xuân Thành (Hà Tĩnh). Ảnh CTV
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành ngày 8/11/2022 đã ký Quyết định số 1363/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Trong danh mục các dự án kêu gọi đầu tư, Hà Tĩnh quy hoạch 6 dự án sân golf đi kèm dịch vụ khách sạn, khu du lịch nghỉ dưỡng tại địa phương.
Cụ thể, dự án tổ hợp khu đô thị, du lịch và sân golf Kỳ Nam tại Thị xã Kỳ Anh; dự án tổ hợp khu đô thị, du lịch và sân golf tại thị trấn Thiên Cầm; dự tổ hợp khu đô thị, du lịch và sân golf tại Cẩm Dương thuộc huyện Cẩm Xuyên; dự án tổ hợp khu đô thị, du lịch và thể thao tại TP. Hà Tĩnh; dự án tổ hợp khu đô thị, du lịch và sân golf quốc tế Thịnh Lộc thuộc huyện Lộc Hà; dự án khu thương mại, dịch vụ, du lịch và thể thao phía tây nam của huyện Thạch Hà.
Theo tìm hiểu, ngoài sân golf 18 lỗ tại Xuân Thành, huyện Nghi Xuân do Công ty Cổ phần Hồng Lam - Xuân Thành làm chủ đầu tư đang hoạt động, Hà Tĩnh hiện đã có 6 doanh nghiệp đề xuất được khảo sát đầu tư làm sân golf.
Cụ thể, tháng 12/2020, Tập đoàn Apec đã có văn bản đề xuất UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc xin chủ trương đầu tư dự án sân golf Apec Mandala và dự án khu du lịch nghỉ dưỡng thương mại dịch vụ Apec Mandala Grand với quy mô 696ha tại các xã Thạch Trị, Thạch Văn, Thạch Hội của huyện Thạch Hà.
Tháng 5/2021, Công ty cổ phần GS Holding (GS Holding) đã văn bản đề xuất UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc tài trợ kinh phí lập quy hoạch Tổ hợp dự án sân golf, khách sạn và biệt thự cao cấp tại xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà với tổng mức đầu tư 1.000 tỷ đồng.
Trên cơ sở đề xuất của GS Holding, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Lê Ngọc Châu đã giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan căn cứ các quy hoạch đã phê duyệt, định hướng phát triển của địa phương để xem xét đề nghị của nhà đầu tư. Tháng 6/2021, UBND tỉnh có văn bản số 3824/UBND-KT2 chấp thuận việc đề xuất tài trợ kinh phí lập quy hoạch chi tiết của doanh nghiệp này cho dự án sân golf quốc tế Thịnh Lộc tại huyện Lộc Hà.
Đầu năm 2022, Công ty Cổ phần D&N Group đề xuất với tỉnh Hà Tĩnh cho phép khảo sát và lập quy hoạch tỷ lệ 1/500 làm dự án Tổ hợp khu đô thị nghỉ dưỡng và sân golf trên diện tích 600 ha tại xã Yên Hòa, xã Cẩm Dương thuộc huyện Cẩm Xuyên để thực hiện dự án bao gồm các hạng mục chính như cụm căn hộ khách sạn và Resort 5 sao; khu phức hợp và trung tâm giải trí; phố thương mại đa quốc gia, sân golf 36 lỗ.... với tổng mức đầu tư 6.000 tỷ đồng. Ngày 17/2/2022, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải đã ký quyết định số 409/QĐ-UBND phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng Khu đô thị nghỉ dưỡng và sân golf tại xã Cẩm Dương, huyện Cẩm Xuyên, tỷ lệ 1/500.
Ngoài ra, còn có 3 dự án sân golf khác cũng đang được đề xuất triển khai gồm sân golf 36 lỗ diện tích khoảng 150ha tại khu vực đất cát ven biển thuộc thị trấn Thiên Cầm của FLC; sân golf 18 lỗ khoảng 100ha thuộc phường Văn Yên, TP. Hà Tĩnh của Crystal Bay; sân tập golf tại phường Thạch Quý, TP. Hà Tĩnh do công ty Eco Land đề xuất.
Một chuyên gia bất động sản ở Hà Tĩnh đánh giá việc thu hút đầu tư sân golf đi kèm dịch vụ khách sạn, khu du lịch nghỉ dưỡng sẽ là cơ hội cho các địa phương như Hà Tĩnh thu hút du lịch, bất động sản và những lĩnh vực đầu tư khác. Hà Tĩnh, với bờ biển dài, quỹ đất còn nhiều, được đánh giá có nhiều tiềm năng phát triển lĩnh vực sân golf.
Các dự án sân golf có trong Quy hoạch tỉnh do đó được kỳ vọng sẽ được đầu tư nhanh chóng, đồng bộ và trở thành một động lực phát triển kinh tế - xã hội ở Hà Tĩnh.
Nới 'room' tín dụng không lớn, doanh nghiệp bất động sản chủ động thích ứng Ngân hàng Nhà nước chính thức nới room tín dụng là tín hiệu đáng mừng cho thị trường bất động sản (BĐS). Tuy nhiên, trước thực tế tỷ lệ nới room không lớn, doanh nghiệp BĐS cần chủ động xây dựng các phương án thích ứng lâu dài. Không phụ thuộc nới room tín dụng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có thông...