Thanh tra Bộ Xây dựng và Thanh Hoá nhận hối lộ là việc không mong muốn
Tổng Thanh tra Lê Minh Khái cho hay, thời gian qua, ngành Thanh tra đặc biệt quan tâm đến công tác phòng, chống tham nhũng trong lực lượng chống tham nhũng. Nhưng vừa qua, đã xảy ra 2 việc không mong muốn là vụ xảy ra ở Thanh tra tỉnh Thanh Hóa và Thanh tra chuyên ngành Bộ Xây dựng.
Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái.
Sáng ngày 27/6, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc phổ biến, quán triệt Chỉ thị số 10 của Thủ tướng về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc.
Chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh”
Tại đây, Trưởng Ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải đề cập đến công tác chống tham nhũng ngay trong đội ngũ làm công tác chống tham nhũng.
Theo bà Hải, vụ việc Đoàn Thanh tra của Bộ Xây dựng ở Vĩnh Phúc vừa qua chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh” nhưng làm cho người dân rất băn khoăn và đang trông chờ xem sự việc sẽ được giải quyết thế nào?
“Người dân mong muốn sự việc được giải quyết nghiêm minh để từ đó có những răn đe đối với những thành phần khác”, Trưởng ban Dân nguyện nhấn mạnh.
Bà Hải cũng đề cập đến các giải pháp được nêu trong Chỉ thị 10 như thực hiện luân chuyển các vị trí công tác để ngăn chặn nguy cơ tham nhũng từ lớn đến vặt. Đặc biệt, là ứng dụng công nghệ thông tin trong giám sát.
Trưởng Ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải.
“Đề nghị Thanh tra Chính phủ triển khai đến các đơn vị cần có đường dây nóng, có người trực trực thường xuyên để lắng nghe phản ánh của người dân”, Trưởng ban Dân nguyện nói và lưu ý, giám sát của người dân trong phòng, chống tham nhũng “vặt” rất quan trọng.
Tập trung xử lý nghiêm vi phạm
Video đang HOT
Lắng nghe, tiếp thu ý kiến, Tổng Thanh tra Lê Minh Khái cho hay, ngành Thanh tra đặc biệt quan tâm đến công tác phòng, chống tham nhũng nói chung và phòng, chống tham nhũng trong lực lượng chống tham nhũng nói riêng.
Tuy nhiên, thời gian qua, đã xảy ra 2 việc không mong muốn là vụ xảy ra ở Thanh tra tỉnh Thanh Hóa và Thanh tra chuyên ngành Bộ Xây dựng.
Theo ông Lê Minh Khái, ngay sau khi vụ việc xảy ra ở Thanh tra tỉnh Thanh Hoá, Thanh tra Chính phủ đã có Chỉ thị 769 ngày 17/5 về tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính đối với công chức, viên chức ngành Thanh tra.
“Đối với thanh tra tỉnh, thanh tra chuyên ngành, Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm quản lý Nhà nước một phần thôi. Còn về công chức, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn là Bộ trưởng và Chủ tịch tỉnh.
Khi xảy ra vụ việc này, tôi thấy, Bộ trưởng Xây dựng, Chủ tịch tỉnh cũng rất trách nhiệm, tập trung xử lý nghiêm”, Tổng Thanh tra nói.
Tư lệnh ngành Thanh tra cũng bày tỏ mong muốn, Thủ trưởng các Bộ, ngành, tỉnh, thành tăng cường thực hiện các nội dung trong Chỉ thị 769, đặc biệt quan tâm đến thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm vi phạm.
Tại Chỉ thị 769 nêu rõ, thời gian gần đây, một số công chức, viên chức thanh tra không chấp hành nghiêm nội quy, quy chế của ngành Thanh tra và Thanh tra Chính phủ, vi phạm các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành.
Để kịp thời chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế trên, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, phòng ngừa vi phạm, nâng cao hiệu quả hoạt động công vụ và uy tín của người làm công tác thanh tra và ngành Thanh tra; Tổng Thanh tra Chính phủ yêu cầu toàn ngành Thanh tra chấp hành nghiêm quy định về những việc công chức, viên chức không được làm theo quy định pháp luật; thực hiện nghiêm Chỉ thị số 10 của Thủ tướng Chính phủ.
Cùng với đó, tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm pháp luật về công vụ, công chức, pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; thực hiện nghiêm quy trình chuyên môn nghiệp vụ; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, tăng cường trách nhiệm, nâng cao đạo đức nghề nghiệp của công chức, viên chức thanh tra trong thực thi công vụ, nhiệm vụ.
Thực hiện tốt Quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị; Quy tắc ứng xử của cán bộ thanh tra, nhất là trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu, của công chức, viên chức thanh tra trong tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống, trong thực hiện nhiệm vụ thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng…
Thủ trưởng các vụ, cục, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ và Chánh Thanh tra Bộ, ngành, địa phương phải chủ động, kịp thời phát hiện vi phạm, xử lý nghiêm minh theo quy định pháp luật; báo cáo người đứng đầu cơ quan quản lý hành chính cấp trên và Tổng Thanh tra Chính phủ kết quả xử lý.
Hương Giang
Theo Thanhtra
Tổng thanh tra Chính phủ: Tôi thấy Bộ trưởng Xây dựng rất trách nhiệm
Nhắc 2 vụ liên quan đến thanh tra xảy ra ở Thanh Hóa và Bộ Xây dựng, Tổng thanh tra Chính phủ đánh giá: "Tôi thấy, Bộ trưởng Xây dựng, Chủ tịch tỉnh rất trách nhiệm, tập trung xử nghiêm".
Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc phổ biến, quán triệt chỉ thị 10 của Thủ tướng về ngăn chặn tham nhũng vặt, Trưởng Ban Dân nguyện của UB Thường vụ QH Nguyễn Thanh Hải nêu thực tế nạn phong bao, phong bì, lót tay khi thực hiện dịch vụ hành chính công, xin học cho con, khám chữa bệnh, làm sổ đỏ, thi bằng lái xe, khi vi phạm giao thông phải chung chi với lực lượng CSGT... xảy ra hàng ngày, hàng giờ.
Trưởng Ban Dân nguyện của UB Thường vụ QH Nguyễn Thanh Hải
Gãi đúng chỗ ngứa của dân
"Tham nhũng lớn được xử lý rất mạnh, tạo được lòng tin trong người dân nhưng tham nhũng vặt lại làm xói mòn lòng tin đó. Chỉ thị này ra đời, có thể nói là gãi đúng chỗ ngứa của người dân", bà Hải nhấn mạnh.
Đề cập đến công tác thanh tra công vụ, Trưởng Ban Dân nguyện đề nghị tập hợp báo cáo số liệu về hoạt động thanh tra công vụ 6 tháng một lần và công khai cho người dân biết.
"Vừa rồi có việc 4.000 bộ hồ sơ ở tỉnh quá hạn chưa được giải quyết, Chủ tịch tỉnh yêu cầu phải xin lỗi người dân và giải quyết ngay. Tuy nhiên sau đó việc xử lý cán bộ làm chậm trễ như thế nào thì không thấy nêu", bà Hải nói.
Nhắc đến việc chống tham nhũng ngay trong đội ngũ làm công tác chống tham nhũng, bà Hải nêu lại sự việc đoàn thanh tra của Bộ Xây dựng ở Vĩnh Phúc vừa qua chỉ là "con sâu bỏ rầu nồi canh", nhưng làm cho người dân rất băn khoăn và đang trông chờ xem sự việc sẽ được giải quyết thế nào?
"Người dân mong muốn sự việc được giải quyết nghiêm minh để từ đó răn đe đối với những thành phần khác", bà Hải nói.
Nhắc lại nội dung chỉ thị nêu rất nhiều giải pháp như luân chuyển vị trí, rà soát kiểm tra, thanh tra, ứng dụng CNTT trong giám sát..., Trưởng Ban Dân nguyện đề nghị TTCP triển khai ở các đơn vị, có đường dây nóng để lắng nghe về các vấn đề tham nhũng vặt, nhũng nhiễu...
"Các văn bản đều nêu xử lý nghiêm, nhưng người dân đặt vấn đề xử lý nghiêm là như thế nào? Bao nhiêu trường hợp tham nhũng vặt đã bị xử lý? Đề nghị tuyên truyền cho người dân biết quyền của họ được hưởng các dịch vụ công đó, không cần phải chi phí lót tay, nếu xảy ra việc tham nhũng vặt đó sẽ bị xử lý nghiêm, để người dân tin tưởng", Trưởng Ban Dân nguyện nhấn mạnh.
Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái
Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái chia sẻ, thời gian qua, đã xảy ra 2 việc không mong muốn là vụ xảy ra ở thanh tra Thanh Hóa và thanh tra chuyên ngành Bộ Xây dựng.
Sau khi vụ việc xảy ra ở Thanh tra Hoá, TTCP đã có chỉ thị ngày 17/5 để chấn chỉnh trong toàn ngành, mặc dù với thanh tra tỉnh, thanh tra chuyên ngành thì TTCP chỉ có trách nhiệm quản lý nhà nước một phần, còn về công chức, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn là Chủ tịch tỉnh và Bộ trưởng.
"Khi xảy ra 2 vụ việc này, tôi thấy, Bộ trưởng Xây dựng, Chủ tịch tỉnh cũng rất trách nhiệm, tập trung xử lý nghiêm. TTCP cũng đã có chỉ thị, chúng tôi mong muốn với chức năng của mỗi thủ trưởng bộ, ngành, tỉnh, thành tăng cường thực hiện nội dung chỉ thị, đặc biệt quan tâm đến thực hiện nghiêm công vụ, kỷ luật, kỷ cương, tăng cường phát hiện và xử lý nghiêm vi phạm", Tổng Thanh tra Chính phủ nói.
Chắc chắn người đứng đầu phải biết
Ngoài ra, bà Hải cũng đề nghị quan tâm tới trách nhiệm của người đứng đầu. "Chúng tôi đi tiếp xúc cử tri, nghe những câu người dân nói thấy rất đau xót. Họ nói nạn tham nhũng vặt khi cấp sổ đỏ, cấp CMND, giấy khai sinh... tại sao người dân biết, DN biết nhưng người đứng đầu cơ quan đó lại không biết?".
Phó Thủ tướng thường trực Trương Hoà Bình
Nghe vậy, Phó Thủ tướng thường trực Trương Hoà Bình cũng nhắc lại, trách nhiệm người đứng đầu trong chỉ thị đã nêu.
"Chị Hải nói câu mà tôi thấy rất tâm đắc là không thể nói người đứng đầu ở bộ, ngành, cơ quan đơn vị mình không biết là ở khu vực nào, địa chỉ nào có nhũng nhiễu, tham nhũng vặt và không đề ra các giải pháp kiểm tra, thanh kiểm tra, xử lý đối với hành vi tham nhũng vặt. Chắc chắn người đứng đầu phải biết và nếu tiếp tục để xảy ra thì người đứng đầu phải chịu trách nhiệm", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng yêu cầu người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương phải gương mẫu, đi đầu trong việc thực hiện các quy định của chỉ thị. Nếu để xảy ra tiêu cực, tham nhũng tại cơ quan, đơn vị mình phụ trách thì phải chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước; phải coi đấu tranh PCTN, trong đó có "tham nhũng vặt" làm một nhiệm vụ chính trị thường xuyên, liên tục, lâu dài và lấy đó làm tiêu chí để đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ hàng năm của từng cơ quan, đơn vị.
Theo Vietnamnet
Phó chánh thanh tra Bộ Xây dựng làm trưởng đoàn, Vĩnh Tường lo hết hồ sơ cung cấp Chánh thanh tra huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, hồ sơ đang được cơ quan Công an thu giữ. Quyết định về việc thay đổi trưởng đoàn thanh tra được Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng Nguyễn Ngọc Tuấn ký ngày 14/6. Ông Chu Hồng Uy, Phó chánh thanh tra Bộ Xây dựng được cử làm trưởng đoàn. Ngoài ông Uy,...