Thanh tra Bộ Công thương chỉ ra các sai phạm trong vụ bán đất công trái phép của Công ty Kim Khí TP.HCM
Ngày 20/7, tại Cục Công tác phía Nam, Thanh tra Bộ Công thương đã có buổi làm việc với ông Hứa Văn Hải liên quan vụ ông Hải tố cáo Công ty Cổ phần Kim Khí TP.HCM (HMC) bán đất công trái phép cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Đất Xanh (DXG).
Ông Đỗ Anh Tuấn, Phó phòng Thanh tra Bộ Công thương được cử làm Trưởng đoàn thanh tra cho biết, Bộ Công thương nhận được đơn tố cáo của ông P.T. Hải từ đầu tháng 6/2018. Ngay sau đó Bộ đã ban hành Quyết định 2470/QĐ-BCT về việc thụ lý giải quyết tố cáo và thành lập đoàn thanh tra xác minh vụ việc.
Tại buổi làm việc, ông Hải cho biết, khu đất 9.125m2 tọa lạc tại phường Phú Thuận, quận 7, TP.HCM là tài sản của Nhà nước giao cho Công ty Cổ phần Kim Khí TP.HCM thuê, khi cổ phần hóa khu đất này được xem là tài sản của Nhà nước góp vốn vào công ty để tham gia cổ phần hóa.
Ông Hải cho rằng, việc HMC bán khu đất trên là trái quy định của Nhà nước và vướng vào 4 sai phạm. Thứ nhất, khu đất này là tài sản cố định của công ty, không phải là đối tượng hàng hóa để kinh doanh. HMC không có tư cách và không được phép mua bán tài sản cố định của công ty khi doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, không rơi vào tình trạng nợ xấu.
Thứ 2, Hội đồng quản trị không tiến hành triệu tập đại hội cổ đông bất thường để biểu quyết ra Nghị quyết các cổ đông có đồng ý cho phép sang nhượng khu đất hay không. Thứ 3, việc bán khu đất không được thực hiện đấu giá theo quy định. Thứ 4, công ty đã vi phạm quy định về đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn tài sản tại doanh nghiệp.
Video đang HOT
Quyết định thành lập đoàn Thanh tra của Bộ Công thương
Trước đó, Văn phòng UBND TP.HCM đã có văn bản số 7059/VP gửi Công an TP.HCM, Thanh tra TP.HCM và các sở ngành liên quan đề nghị làm rõ nghi vấn Công ty Kim Khí TP.HCM bán rẻ đất công cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Đất Xanh.
Khu đất mà Văn phòng UBND TP.HCM đề cập trong văn bản số 7059 rộng hơn 9.125m2 thuộc thửa đất số 88, tờ bản đồ số 11, đường Nguyễn Văn Quỳ, phường Phú Thuận, quận 7, TP.HCM.
Trước khi cổ phần hoá vào năm 2005, khu đất 9.125 m2 tại đường Nguyễn Văn Quỳ, phường Phú Thuận, quận 7, TP.HCM là tài sản Nhà nước giao cho HMC thuê đất. Khi cổ phần hóa, khu đất này được xem là tài sản của Nhà nước góp vốn vào công ty để tham gia cổ phần.
Trong bản cáo bạch phát hành cổ phiếu năm 2005, HMC có ghi rõ khu đất trên là kho chứa hàng theo quyết định số 5641/QĐ-UBND ngày 4/11/2005 của UBND TP.HCM. Sau khi cổ phần hóa, khu đất này được Sở Tài nguyên Môi trường TP.HCM ký hợp đồng cho thuê theo từng năm. Đây là đất sạch không phải bồi thường, giải phóng mặt bằng, không có tranh chấp về quyền sử dụng đất.
Đến năm 2013, HMC đã đóng tiền sử dụng đất 87 tỷ đồng để làm dự án bất động sản. Thời điểm đó, Nhà nước vẫn nắm 55,6% vốn điều lệ tại HMC. Như vậy, ngân sách bỏ ra nộp tiền sử dụng đất cho lô đất này khoảng 48,4 tỷ đồng.
Suốt 3 năm, từ 2013 đến 2016, HMC đã làm hàng chục thủ tục để xây dựng chung cư Kim Khí. Tuy nhiên, đến ngày 18/1/2016, Hội đồng quản trị HMC đã ra Nghị quyết số 05/NQ-KK về việc chuyển nhượng dự án chung cư tại số 370, Nguyễn Văn Quỳ, quận 7. Nghị quyết 05 được dựa theo tờ trình số 06/TTr-KK ngày 8/1/2016 của Tổng giám đốc HMC.
Đơn vị nhận chuyển nhượng dự án này là Tập đoàn Đất Xanh. Vào ngày 18/1/2016, ông Lương Trí Thìn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Đất Xanh đã ký Nghị quyết số 03/2016/NQ-HĐQT thông qua việc nhận chuyển nhượng dự án khu chung cư Kim Khí của Công ty Cổ phần Kim Khí TP.HCM.
Tổng mức đầu tư dự án dự kiến 734 tỷ đồng. Giá trị nhận chuyển nhượng toàn bộ dự án chỉ là 102 tỷ đồng. Hội đồng quản trị DXG ủy quyền cho ông Nguyễn Trường Sơn, Giám đốc khối Đầu tư và Phát triển dự án Tập đoàn Đất Xanh ký kết hợp đồng chuyển nhượng và các công việc khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
Nguyên Minh
Theo Nhịp sống kinh tế
6 tháng đầu năm xuất khẩu rau quả đạt 1,99 tỉ USD
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính), trong 6 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng rau quả đạt 1,99 tỉ USD (tăng 19,3% so với cùng kỳ).
Xuất khẩu rau quả tăng mạnh. Ảnh: MH
Theo thống kê, từ đầu năm đến nay hầu hết các mặt hàng rau quả xuất khẩu đều tăng so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, dẫn đầu là mặt hàng quả với kim ngạch đạt 1,29 tỉ USD (tăng 17,4% so với cùng kỳ năm 2017). Đây cũng là mặt hàng chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu mặt hàng rau quả xuất khẩu của Việt Nam.
Nổi bật là mặt hàng quả nhãn xuất khẩu trong 5 tháng đầu năm đạt 124,76 triệu USD (tăng 8,9%). Mặt hàng này được xuất khẩu chủ yếu tới một số thị trường chính như: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Đài Loan. Trong đó, xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chiếm tới 98% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Theo đánh giá của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), nhãn là mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam và triển vọng xuất khẩu nhãn sang các thị trường lớn rất khả quan, trong đó Mỹ đang có nhu cầu nhập khẩu lớn lượng trái cây các loại.
Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp Mỹ, nước này đang có nhu cầu tiêu thụ rất lớn về trái cây nói riêng, quả và quả hạch ăn được nói chung. Nhu cầu tiêu thụ trái cây tươi ở Mỹ lên tới 12 triệu tấn/năm. Sản xuất trái cây tươi nội địa của nước này đáp ứng được 70% nhu cầu, 30% còn lại là trái cây tươi nhập khẩu, tương đương với khoảng 3,6 triệu tấn.
MINH HẠNH
Theo Laodong
EVNGenco1: Tháng 8/2018, đặt mục tiêu phê duyệt phương án sử dụng đất sau cổ phần hóa Liên quan đến tiến độ cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng công ty Phát điện 1 (EVNGenco1) đang chậm so với dự kiến hồi đầu năm nay, theo cập nhật của Tổng công ty, trong tháng 6/2018, EVNGenco1 đã có công văn báo cáo công ty mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về tiến độ cổ phần hóa...