Thanh toán trực tuyến ghi nhận con số tăng trưởng ấn tượng
Trước tác động nặng nề của dịch Covid-19 lên nền kinh tế, xét ở một góc độ tích cực, dịch Covid-19 đã và đang thúc đẩy mạnh mẽ cuộc đua của các ngân hàng và các doanh nghiệp công nghệ tài chính trong tiến trình triển khai số hóa dịch vụ và thanh toán điện tử. Thanh toán trực tuyến được đặc biệt quan tâm và ghi nhận con số tăng trưởng ấn tượng kể từ khi dịch Covid-19 diễn ra.
Trong dịch bệnh, khách đến trực tiếp cửa hàng mua sắm sụt giảm. Tuy nhiên, tại một số cửa hàng khoảng 10 người mua thì 3 – 4 người chọn quét mã thanh toán hoặc chuyển khoản. Khách trả tiền mặt giảm 1/3 từ đầu dịch đến nay.
“Hình thức thanh toán không tiền mặt giảm thiểu rủi ro lây nhiễm khi tiếp xúc gần với khách. Ngoài ra, việc tổng kết sổ sách cuối ngày cũng nhanh hơn, dễ hơn”, chị Phạm Thị Nhiên – cửa hàng trưởng Aristino, Thái Hà nói.
Còn với người lái taxi như anh Nguyễn Văn Hưng (Hà Nội), kết thúc một chuyến xe bây giờ không còn thường xuyên phải chạy đi đổi tiền lẻ bù cho khách nữa.
“Với nhiều chức năng mới như mã QR, thẻ không chạm, thẻ chip… sẽ giúp lái xe thanh toán nhanh hơn”, anh Hưng cho hay.
Theo Ngân hàng Nhà nước, trong nửa đầu năm nay, chỉ riêng thanh toán qua mobile banking tăng gần 180%, với giá trị lên tới 4,9 triệu tỷ đồng.
Video đang HOT
Từ đầu năm nay các ngân hàng đưa ra khoảng 1.000 tỷ đồng hỗ trợ tiền phí dịch vụ thanh toán và ưu đãi dưới dạng hoàn tiền nhằm tận dụng đà chuyển biến tích cực thói quen thanh toán từ dịch Covid-19.
Ngoài ra, việc hợp nhất, đơn giản hoá, các nền tảng cũng buộc phải đẩy nhanh tiến độ để giữ chân người dùng trên đà chuyển biến tích cực hiện nay.
Người dùng tăng giao dịch qua di động nhờ phương thức thanh toán an toàn, tiện ích và nhanh chóng. Ảnh minh họa.
Hiện cũng có 34 tổ chức không phải là ngân hàng được phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. Cách làm của các đơn vị này khá đa dạng như: Kết hợp thanh toán với hệ sinh thái công nghệ, từ gọi xe, giao đồ ăn hoặc giao hàng không tồn tại tiền mặt.
Tiện ích xoay quanh chiếc điện thoại là một định hướng công nghệ buộc các ngân hàng và tổ chức thanh toán cũng phải liên tục thay đổi.
Đồng thời, các cơ quan chức năng cũng cần tiếp tục xây dựng, bổ sung hành lang pháp lý cho thanh toán điện tử, đáp ứng yêu cầu đối với các mô hình kinh doanh và sản phẩm dịch vụ mới trên nền tảng công nghệ.
Tiếp tục thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong thời đại số
Theo nhận định từ giới chuyên gia, thời gian vừa qua, mặc dù thói quen sử dụng tiền mặt của người dân nhìn chung đã giảm bớt, nhưng vẫn chưa chuyển dịch mạnh sang thanh toán không dùng tiền mặt.
Trong bối cảnh nền kinh tế số phát triển như vũ bão thì hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trở nên thuận tiện hơn bao giờ hết. Thống kê của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chỉ ra, Việt Nam hiện có 70 tổ chức tín dụng và chưa kể các đơn vị trung gian thanh toán, như ví điện tử... đã triển khai cung ứng các dịch vụ thanh toán qua Internet, cung ứng các dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động. Giá trị giao dịch tài chính qua kênh Internet đã đạt trên 7 triệu tỷ đồng và 300.000 tỷ đồng giao dịch qua điện thoại di động.
"Nếu ai đã dùng thanh toán điện tử trên mobile, kể cả tiền điện, điện thoại, mua hàng hóa... tôi nghĩ rằng không ai muốn quay trở lại để thanh toán bằng tiền giấy nữa" - Vụ trưởng Vụ Thanh toán Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Phạm Tiến Dũng.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết, chỉ trong 6 tháng đầu năm nay, hệ thống đã xử lý khoảng 69,2 triệu giao dịch, với giá trị xấp xỉ 50 triệu tỷ đồng, tăng 14,9% về giá trị giao dịch so với cùng kỳ năm 2019.
Ngoài ra, hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử đã xử lý gần 498 triệu giao dịch đạt giá trị 3,9 triệu tỷ đồng, tăng 72,4% về số lượng và tăng 102,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019. Trong khi đó, Hệ thống ATM, POS tiếp tục hoạt động ổn định, được các ngân hàng quan tâm đầu tư, nâng cao chất lượng dịch vụ. Tính đến cuối tháng 6 vừa qua, cả nước có hơn 19.570 ATM và 266.310 POS.
Trong bối cảnh chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt trở thành xu hướng tất yếu trên toàn cầu. Ảnh minh họa.
Mặc dù thói quen, hành vi sử dụng tiền mặt phổ biến của người dân nhìn chung đã giảm bớt nhưng vẫn chưa chuyển dịch mạnh sang thanh toán phi tiền mặt, thanh toán điện tử; Một bộ phận người tiêu dùng còn e dè khi tiếp cận với công nghệ, phương tiện thanh toán mới, do còn lo ngại về vấn đề an ninh, an toàn trong thanh toán. Ngoài ra, tội phạm, gian lận trong thanh toán điện tử gần đây có chiều hướng gia tăng trong bối cảnh các dịch vụ, giao dịch online trở nên phổ biến với những hành vi, thủ đoạn mới, tinh vi hơn và sử dụng công nghệ nhiều hơn.
Theo ông Trần Văn Trọng - Chánh Văn Phòng Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (Vecom), theo khảo sát được thực hiện vào cuối năm 2019 về tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt khi nhận hàng, phần lớn người mua hàng vẫn thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch mua sắm qua mạng (86% người tham gia khảo sát có mua sắm trực tuyến chọn hình thức thanh toán bằng tiền mặt khi nhận hàng).
"Để thúc đẩy hơn nữa quá trình thanh toán không dùng tiền mặt, cơ quan quản lý cần có cơ chế chính sách thuận lợi cho doanh nghiệp triển khai. Đồng thời, phải cho cộng đồng thấy được thanh toán không dùng tiền mặt tiện lợi hơn phương thức thanh toán truyền thống ra sao, từ việc đăng ký sử dụng tới khâu ứng dụng, mức độ bảo mật, chi phí; Cơ quan nhà nước phải là đơn vị đi đầu triển khai ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt vào các dịch vụ công", ông Trần Văn Trọng nhấn mạnh.
Đồng thời, với quá trình chuyển đổi số, cơ quan quản lý nhà nước cần có sự vào cuộc quyết liệt mới tạo được khí thế và xu hướng của cộng đồng. Với cơ quan quản lý, ông Trọng bày tỏ mong muốn, phải có cơ chế chính sách về thanh toán có tính tương đồng với thực tiễn.
Cuộc khủng hoảng COVID-19 hé lộ tiềm năng của tài chính số Xu hướng số hóa cho phép chính phủ hỗ trợ những người thực sự cần, khu vực dư thừa vốn có thể điều tiết tài chính cho để hỗ trợ vật tư y tế và các hoạt động cứu trợ khẩn cấp... Hàng tỷ người trên toàn thế giới đã sử dụng các công cụ số để làm việc, chi tiêu và tương...