Thanh toán kinh phí giải phóng mặt bằng cao tốc Hà Nội – Hải Phòng như thế nào?
Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi Bộ Giao thông Vận tải, Tổng công ty Phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính Việt Nam ( VIDIFI) hướng dẫn thanh toán kinh phí giải phóng mặt bằng cao tốc Hà Nội – Hải Phòng.
Đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng. Ảnh: TTXVN.
Theo đó, Bộ Tài chính đã có hướng dẫn cụ thể để thanh toán phần vốn nhà nước hỗ trợ chi phí giải phóng mặt bằng, tái định cư cho Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng.
Trên cơ sở kế hoạch vốn đầu tư công hỗ trợ chi phí giải phóng mặt bằng được Thủ tướng Chính phủ giao (tại Quyết định số 515/QĐ-TTg, Quyết định số 928/QĐ-TTg), Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) giao cơ quan, đơn vị quản lý phần vốn của nhà nước hỗ trợ chi giải phóng mặt bằng (Ban Quản lý dự án Thăng Long) và thực hiện phân bổ chi tiết kế hoạch vốn đầu tư cho dự án; đồng thời gửi văn bản phân bổ chi tiết vốn đầu tư cho Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước nơi mở tài khoản; tên dự án “Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng (Hỗ trợ giải phóng mặt bằng dự án đường bộ cao tốc Hà Nội – Hải Phòng)”.
Đối với Ban Quản lý dự án Thăng Long, thực hiện đăng ký mã số đơn vị quan hệ ngân sách cho dự án (mã dự án), theo quy định tại Thông tư số 185/2015/TT-BTC; nhập dự toán vào Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS) theo quy định tại Thông tư số 123/2014/TT-BTC và thực hiện thủ tục mở tài khoản dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản tại Kho bạc Nhà nước (KBNN), theo quy định tại Thông tư số 18/2020/TT-BTC.
Ngoài ra, Ban Quản lý dự án Thăng Long kiểm tra, đối chiếu giá trị quyết toán chi phí hỗ trợ giải phóng mặt bằng đã được phê duyệt, đảm bảo không được vượt chi phí giải phóng mặt bằng trong tổng mức đầu tư của dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; giá trị đề nghị thanh toán không vượt kế hoạch vốn được giao và không vượt giá trị quyết toán chi phí giải phóng mặt bằng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trên cơ sở đó, Ban Quản lý dự án Thăng Long gửi KBNN nơi mở tài khoản các hồ sơ để kiểm soát thanh toán theo quy định.
Ban Quản lý dự án Thăng Long chịu trách nhiệm về giá trị đề nghị thanh toán; đảm bảo tính chính xác của các số liệu, tài liệu trong hồ sơ cung cấp cho KBNN và các cơ quan chức năng của Nhà nước; thực hiện kế toán đơn vị chủ đầu tư, quyết toán tình hình sử dụng vốn đầu tư nguồn ngân sách Nhà nước theo niên độ ngân sách hằng năm theo quy định.
Kho bạc Nhà nước căn cứ hồ sơ đề nghị thanh toán của Ban Quản lý dự án Thăng Long kiểm soát thanh toán cho VIDIFI trong phạm vi kế hoạch vốn đầu tư công được giao, đã nhập vào TABMIS và không vượt phần vốn nhà nước hỗ trợ chi phí giải phóng mặt bằng và tái định cư cho dự án, không vượt giá trị quyết toán chi phí giải phóng mặt bằng, tái định cư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và kinh phí VIDIFI đã chuyển cho các địa phương để chi giải phóng mặt bằng, tái định cư.
Video đang HOT
Phía Kho bạc Nhà nước không chịu trách nhiệm về việc xác định tính chính xác, hợp lệ, hợp pháp của giá trị thanh toán chi phí giải phóng mặt bằng, tái định cư cho VIDIFI do cơ quan, đơn vị được Bộ GTVT giao quản lý phần nhà nước hỗ trợ chi phí giải phóng mặt bằng, tái định cư lập.
Về đơn vị VIDIFI sẽ chịu trách nhiệm tổng hợp, cung cấp, phối hợp với Ban Quản lý dự án Thăng Long hoàn thiện hồ sơ; tổng hợp kết quả quyết toán phần kinh phí giải phóng mặt bằng, tái định cư đã được các địa phương thực hiện vào quyết toán chung của dự án…VIDIFI sử dụng vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cho dự án theo đúng quy định.
Giải pháp cấp bách gỡ vướng cho dự án hồ chứa nước Krông Pách Thượng
Dự án công trình hồ chứa nước Krông Pách Thượng được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt đầu tư vào năm 2009.
Nhưng, do nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc biệt là việc giải phóng mặt bằng chậm trễ khiến dự án triển khai hơn 10 năm vẫn chưa hoàn thành. Ngày 3/9, tại thành phố Buôn Ma Thuột, Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp làm trưởng Đoàn đã có buổi làm việc với Thường trực Tỉnh ủy Đắk Lắk nhằm bàn những giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án này.
Đoàn công tác kiểm tra thực tế công trình trên địa bàn huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk, ngày 3/9. Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN
Chậm tiến độ do giải phóng mặt bằng
Dự án nằm trên địa bàn 2 huyện Ea Kar và Krông Pách. Khi hoàn thành, dự án sẽ đảm bảo cung cấp nước tưới cho khoảng 14.900 ha đất nông nghiệp, cấp nước sinh hoạt cho gần 73.000 người, phục vụ chăn nuôi, cắt giảm lũ cho vùng hạ du và nhiều mục đích quan trọng khác. Dự án do Ban Quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 8 (Ban 8) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ đầu tư.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Đắk Lắk, giải ngân vốn kế hoạch năm 2020 của dự án Hồ chứa nước Krông Pách Thượng mới được 167,02 tỷ đồng/650 tỷ đồng, đạt 25,53%. Trong đó, giá trị giải ngân về xây lắp là 73,2 tỷ đồng; giải ngân về bồi thường, hỗ trợ và giải phóng mặt bằng là 92,83 tỷ đồng. Do việc bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư còn nhiều vướng mắc, từ đó dẫn đến tiến độ chậm so với kế hoạch được phê duyệt.
Nguyên nhân dẫn đến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng chậm, trước hết là do khó khăn trong xác nhận nguồn gốc đất. Khu vực triển khai dự án chủ yếu là vùng đồng bào dân tộc thiểu phía Bắc di cư vào sinh sống. Đất canh tác chủ yếu lấn chiếm từ đất rừng do các Công ty Lâm nghiệp quản lý. Phần lớn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, việc sang nhượng, cho tặng, thừa kế ...không được thực hiện theo quy định của pháp luật. Do nguồn gốc đất phức tạp, các văn bản Luật và dưới Luật hướng dẫn chưa rõ ràng nên UBND các xã còn lúng túng trong xác nhận nguồn gốc đất, làm chậm.
Điều này đã làm cho Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và Nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk (gọi tắt là Ban A - chủ đầu tư hợp phần giải phóng mặt bằng) và Trung tâm Phát triển quỹ đất không thể lập được phương án bồi thường giải phóng mặt bằng.
Bên cạnh đó, việc giải phóng mặt bằng chậm còn do vướng mắc trong công tác chỉnh lý bản đồ địa chính. Do bản đồ đo đạc, nghiệm thu từ năm 2016 -2017 đến nay đã biến động rất lớn về chủ sử dụng, loại đất, diện tích và việc điều chỉnh biên cao trình lòng hồ từ 500m xuống 496.5m (so với mực nước biển).
Vì vậy, phải chỉnh lý bản đồ địa chính thích ứng với biên cao trình mới dẫn đến công tác xuất trích lục chậm...Thêm nữa, theo báo cáo của các đơn vị có liên quan, với khối lượng công việc hiện nay rất lớn, nguồn nhân lực tại Ban A và Trung tâm Phát triển quỹ đất các huyện còn thiếu và yếu.
Ông Nguyễn Hải Thanh, Cục trưởng Cục Quản lý Xây dựng công trình - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho hay, hiện nay, tỉnh vẫn chưa giải ngân hết 200 tỷ đồng vốn chuyển từ năm 2019 sang. Nếu như không giải ngân hết thì sẽ mất vốn và khả năng công trình phải dừng thi công sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của tỉnh.
Để đảm bảo tiến độ thi công công trình, đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn yêu cầu, đến 30/9/2020, UBND tỉnh Đắk Lắk phải giải phóng mặt bằng ở vùng lòng hồ khoảng 130,5ha, ứng với cao trình 476,11m. Đến ngày 31/10/2020 phải giải phóng được 423.3ha, tương ứng với cao trình 483m Đến 31/12/2020 phải giải phóng được toàn bộ 1.122 ha, ứng với cao trình 496,5m.
Khẩn trương gỡ vướng
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Phạm Ngọc Nghị, để phấn đấu đảm bảo tiến độ theo Kế hoạch và yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tỉnh Đắk Lắk đang tập trung chỉ đạo thực hiện bằng nhiều giải pháp, biện pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
Giải pháp cấp bách trước mắt, UBND tỉnh yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường thành lập Tổ công tác do lãnh đạo Sở làm tổ trưởng về các địa phương trước ngày 5/9 để hướng dẫn các phòng, ban của các huyện, UBND cấp xã trong việc thực hiện công tác xác định nguồn gốc đất để các địa phương đẩy nhanh tiến độ lập phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng của công trình. Đồng thời, chỉ đạo Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh tập trung nhân lực, ưu tiên, khẩn trương thực hiện công tác đo đạc, chỉnh lý bản đồ địa chính, xuất trích lục bản đồ địa chính.
Về việc bổ sung nguồn nhân lực cho chủ đầu tư hợp phần giải phóng mặt bằng (Ban A), các huyện để làm công tác giải phóng mặt bằng, UBND tỉnh Đắk Lắk đã giao Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện điều động điều động cán bộ, công chức, viên chức có năng lực tăng cường cho huyện M'Đrắk, Krông Bông và Ban A, làm việc từ 3 - 6 tháng (báo cáo UBND tỉnh trước ngày 5/9).
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, hiện nay, công tác giải phóng mặt bằng công trình dự án Hồ chức nước Krông Pách Thượng rất khó khăn, phức tạp, việc giải ngân vốn giải phóng mặt bằng không thể thực hiện theo tiến độ từng tuần như giải ngân vốn như công tác xây lắp. Vì vậy, UBND tỉnh Đắk Lắk kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét điều chỉnh tiến độ giải ngân vốn cho dự án này phù hợp.
Phát biểu tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Bùi Văn Cường yêu cầu Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị, địa phương cam kết về thời gian, tiến độ thực hiện cụ thể; tổ chức lực lượng bài bản, chặt chẽ, có sự phân công công việc cụ thể rõ người, rõ việc.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết, việc cần làm trước hết hiện nay là phải ưu tiên kiểm đếm trước diện tích nằm trong cao trình 476,11 trước ngày 30/9. Sau đó, tiếp tục kiểm đếm, ghi nhận, ký xác nhận ở phần diện tích trong phạm vi các cao trình tiếp theo.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp yêu cầu các cơ quan trực thuộc Bộ, đặc biệt là Ban Quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 8 (Ban 8), tiếp tục phối hợp với địa phương trong hỗ trợ cho bà con bị thiệt hại phần gần 30 ha bị ngập do lũ vừa rồi, và những thiệt hại sắp tới nếu có. Đồng thời, nghiên cứu phương án làm các cầu tạm để bà con đi lại, ổn định sản xuất. Bằng nỗ lực cao nhất để người dân nếu có thiệt hại sẽ được hỗ trợ, đảm bảo duy trì cuộc sống ổn định...
Sau khi làm việc với Thường trực Tỉnh ủy Đắk Lắk, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp cùng Đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đi kiểm tra hiện trường công tác thi công, giải phóng mặt bằng công trình hồ chứa Krông Pách Thượng.
Khẩn trương sửa chữa mặt đường Quốc lộ 5 Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản yêu cầu Tổng công ty Phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI) khẩn trương đẩy nhanh tiến độ thực hiện các gói thầu của dự án sửa chữa mặt đường Quốc lộ 5. Mặt đường hằn lún vệt bánh xe và nứt vỡ nhiều điểm trên quốc lộ...