Thanh toán không dùng tiền mặt trong trường học: Tiện đủ đường
Năm học 2020 – 2021, TPHCM tiếp tục đẩy mạnh thực hiện thanh toán học phí, các khoản thu khác không dùng tiền mặt trong trường phổ thông trên địa bàn.
Phụ huynh tại Trường Tiểu học Hồng Hà, quận Bình Thạnh đóng học phí và các khoản thu khác cho con. Ảnh: P.Nga
Theo lộ trình, Sở GD&ĐT TPHCM triển khai thu học phí không dùng tiền mặt tại 70% trường học và phấn đấu đến năm học 2021 – 2022 , tất cả trường học không dùng tiền mặt.
121 trường học không dùng tiền mặt
Năm 2014, TPHCM xây dựng Đề án thanh toán không dùng tiền mặt – thẻ học đường SSC. Sau đó, đề án được phát triển theo hai hướng, thẻ học đường thông minh và xây dựng “Hệ thống phần mềm quản lý nguồn thu trực tuyến” phục vụ riêng cho công tác quản lý thu và thanh toán học phí, các khoản thu khác trong nhà trường. Giai đoạn đầu thực hiện đề án, thói quen sử dụng tiền mặt vẫn còn phổ biến trong phụ huynh. Đến giai đoạn 2017 – 2020, ngành Giáo dục triển khai quản lý các nguồn thu thông qua phần mềm và tổ chức nhiều giải pháp thanh toán điện tử (qua ứng dụng trên thiết bị di động, thanh toán bằng máy POS, các điểm thu hộ hoặc quầy ngân hàng, thanh toán bằng máy quét mã vạch…).
Theo thống kê đến nay, 100% đơn vị trực thuộc Sở GD&ĐT (121 trường học) thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt với tất cả khoản phí, học phí. 21/21 quận, huyện và TP Thủ Đức ban hành “Kế hoạch thanh toán không sử dụng tiền mặt trong trường học” thông qua sử dụng phần mềm quản lý trực tuyến các nguồn thu.
Video đang HOT
Kết quả, có 887/1.400 cơ sở giáo dục ở các quận, huyện tham gia sử dụng hệ thống quản lý nguồn thu tích hợp thanh toán và hóa đơn điện tử, thuế điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt. Ngành GD-ĐT TP đặt mục tiêu đến năm học 2021 – 2022, 100% trường học trên địa bàn thực hiện việc thanh toán học phí và các khoản thu khác không dùng tiền mặt.
TS Phạm Đăng Khoa, Trưởng phòng GD&ĐT Quận 3 cho biết: Trường học trên địa bàn đã tiến hành thanh toán các khoản thu không dùng tiền mặt. Tuy nhiên, tỉ lệ chưa đồng đều giữa các trường, do một số cha mẹ học sinh giữ thói quen sử dụng tiền mặt. Trường học vẫn triển khai song song việc thu tiền trực tiếp và thanh toán trực tuyến.
TS Phạm Đăng Khoa cho rằng: Thanh toán không dùng tiền mặt là xu thế của xã hội hiện đại. Đây cũng là một trong những nội dung hướng đến trường học thông minh, tận dụng tối đa công nghệ thôn tin (CNTT) trong điều hành, quản trị nhà trường. Bên cạnh đó, phương thức này giúp cha mẹ học sinh tiết kiệm được thời gian, tiện lợi, tránh những rủi ro khi mang giấy báo và tiền mặt đi theo. Đây cũng là giải pháp nhằm công khai, minh bạch tài chính. Đặc biệt, việc thanh toán không dùng tiền mặt đã góp phần “giải phóng” áp lực trong việc thu tiền cho nhân viên thủ quỹ, kế toán và các rủi ro như tiền giả, tiền rách, kiểm đếm, thống kê…
Theo cô Đỗ Thị Sửu, Hiệu trưởng Trường TH Phan Chu Trinh (quận Tân Phú), trường có hơn 60% thanh toán không dùng tiền mặt. Chính vì vậy, trường tiến hành song song việc thu trực tiếp và trực tuyến. Đồng thời, trường tiếp tục tuyên truyền để phụ huynh hiểu về tiện ích và hướng dẫn cho họ các thao tác để thực hiện việc thanh toán không dùng tiền mặt.
Phụ huynh được hướng dẫn đăng kí dùng thẻ học đường thông minh. Ảnh minh hoạ: Tâm Nguyên
Đưa vào tiêu chí thi đua
TPHCM có khoảng 1,7 triệu học sinh các cấp và hàng ngàn trường học. Số tiền học phí và các khoản thu khác tại trường học mỗi tháng lên đến hàng chục ngàn tỷ đồng. Có nhiều trường học sĩ số lên đến 3.000 em nhưng vẫn thực hiện đóng tiền trực tiếp, ảnh hưởng công tác quản lý, thống kê, cũng như mất thời gian của phụ huynh…
Chị Hà Hải, phụ huynh Trường Tiểu học Thái Văn Lung (TP Thủ Đức) cho hay: Tới hạn đóng tiền bán trú và các khoản khác, phụ huynh đứng đợi nhau ở bộ phận phục vụ gây mất thời gian. Hơn nữa công việc này chỉ một cô thủ quỹ phụ trách nên dễ có những sai sót, thất lạc giấy tờ, thậm chí có trường hợp thối nhầm tiền. “Hiện, nhiều người dân sử dụng thành thục các app thanh toán trực tuyến, việc mua sắm online, giao dịch phổ biến, tiện ích. Vì vậy, phụ huynh chúng tôi rất mong nhà trường triển khai thu học phí trực tuyến để tiện lợi hơn. Còn nếu ai có nhu cầu đóng trực tiếp, trường cũng nên thu song song hình thức này”, chị Hải nói.
Lý do việc triển khai thanh toán không dùng tiền mặt gặp khó, theo lãnh đạo một số trường, ở những địa bàn đông con em người lao động chưa có thói quen dùng các dịch vụ không sử dụng tiền mặt. Nhiều phụ huynh sáng đưa con đi học, chiều tới đón, tiện thể đóng tiền cho thủ quỹ của trường, hoặc nhờ ông bà tới đóng tiền. Một số người có con học 1 buổi, các khoản thu ít nên họ chọn việc đóng tiền mặt. Chính vì vậy, dù đã có thông báo nhưng không nhiều phụ huynh sử dụng. Giải pháp mà các trường đưa ra chính là tăng cường công tác tuyên truyền.
Mới đây, sau cuộc họp về đề án SSC – Hệ thống Quản lý trực tuyến các nguồn thu cho trường học tích hợp thanh toán học phí không sử dụng tiền mặt, ông Lê Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM chỉ đạo đưa vào tiêu chí đánh giá thi đua các đơn vị, cơ sở giáo dục, UBND quận, huyện thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt tại các trường học.
Ngoài ra, xác định mục tiêu 100% trường học ở thành phố triển khai thanh toán không dùng tiền mặt theo chủ trương của Chính phủ và TP. Lãnh đạo Sở GD&ĐT cũng đề nghị các đơn vị, cơ sở giáo dục, thông qua phần mềm quản lý trực tuyến các nguồn thu, nhanh chóng triển khai thu học phí bằng phương thức không dùng tiền mặt; Đa dạng hình thức, không giới hạn các ngân hàng thanh toán, nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc thanh toán, Trong đó, ưu tiên giải pháp thanh toán trên thiết bị di động, thẻ POS, liên kết tài khoản, thẻ ngân hàng qua các kênh trực tuyến…
Theo TS Phạm Đăng Khoa, trong thời gian tới, Phòng GD&ĐT Quận 3 tiếp tục triển khai cho các trường tích cực tuyên truyền, động viên, hỗ trợ cha mẹ học sinh về những tiện ích của thanh toán không dùng tiền mặt để tiến đến 100% các trường sử dụng công nghệ này.
Gần 96% doanh nghiệp đã tham gia hoàn thuế điện tử
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế là công tác trọng tâm mà ngành Thuế đang thực hiện.
Đã có 7.724 doanh nghiệp tham gia hoàn thuế điện tử. Ảnh Thùy Linh.
Theo thống kê của Tổng cục Thuế, tính đến ngày 19/9/2020, đã có 790.924 doanh nghiệp tham gia sử dụng dịch vụ khai thuế điện tử, đạt 99,65% doanh nghiệp đang hoạt động. Cùng với đó, số lượng doanh nghiệp đã đăng ký tham gia sử dụng dịch vụ nộp thuế với cơ quan Thuế là 778.093 doanh nghiệp, đạt tỷ lệ 98%.
Từ ngày 1/1/2020 đến ngày 19/9/2020, các doanh nghiệp đã thực hiện hơn 2,4 triệu giao dịch nộp thuế điện tử với số tiền là 454.055 tỷ đồng và 24,7 triệu USD.
Cũng trong thời gian này đã có 7.724 doanh nghiệp tham gia hoàn thuế điện tử, đạt 95,94%. Hệ thống đã tiếp nhận và giải quyết hoàn cho 13.751 hồ sơ với tổng số tiền hơn 80.941 tỷ đồng.
Về hóa đơn điện tử, đã có 977.396 hóa đơn đã được cấp mã, tổng doanh thu trên hóa đơn đã cấp mã là hơn 25.666 tỷ đồng; số thuế trên hóa đơn đã cấp mã là hơn 2.265 tỷ đồng.
Đặc biệt, triển khai Nghị định 41/2020/NĐ-CP của Chính phủ về gia hạn tiền thuế và tiền thuê đất, cơ quan thuế đã thực hiện nâng cấp ứng dụng công nghệ thông tin để người nộp thuế nộp tiện dụng trong nộp giấy đề nghị gia hạn.
Cơ quan Thuế cũng đã phối hợp với UBND cấp xã, cấp huyện và các cơ quan, ban ngành tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết số 42/NQ-CP của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 và Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg.
Tính đến hết ngày 31/8/2020, đã có 46.260 hộ kinh doanh gửi hồ sơ đề nghị hỗ trợ đến UBND cấp xã. Số lượng hộ kinh doanh mà UBND cấp xã gửi hồ sơ sang cơ quan Thuế đề nghị thẩm định là 42.810 hộ, trong đó, số lượng hộ kinh doanh thuộc diện hỗ trợ là 33.263 hộ; số không được hỗ trợ là 8.351 hộ; số hồ sơ còn lại cơ quan Thuế đang tiếp tục thẩm định.
Loại bỏ dạy thêm học thêm trái quy định: Phải bắt đầu từ "gốc" Quy định không dạy thêm học thêm với học sinh (HS) tiểu học được triển khai từ lâu. GV và HS Trường Tiểu học Phan Đình Giót (Thanh Xuân - Hà Nội). Ảnh chỉ mang tính minh họa Tuy nhiên, để thực hiện triệt để, hiệu quả trong thực tế không chỉ đòi hỏi chế tài xử phạt đủ mạnh mà phải giải...