Thanh toán không dùng tiền mặt ở dịch vụ công chỉ chiếm 7%
Theo số liệu của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương ( CIEM) cho thấy, tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán của Việt Nam hiện rất thấp, chỉ chiếm 11,49%.
Con số đó cho thấy tỷ lệ sử dụng tiền mặt rất cao và trong đó 99% cho các mặt hàng dưới 100.000 đồng. Bên cạnh đó, tỷ lệ thực hiện các dịch vụ công trực tuyến (dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác của cơ quan nhà nước được cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng theo 4 mức độ) cũng rất thấp, chỉ chưa đến 7%. Trong khi, với mức độ 4, người sử dụng có thể tiến hành hồ sơ qua mạng, thanh toán qua mạng và nhận kết quả qua mạng. Thế nhưng, thực tế dịch vụ công trực tuyến vẫn ở mức đơn giản, rất ít dịch vụ cho phép người dân gửi, thanh toán phí và nhận kết quả qua mạng.
Trong khi đó, theo báo cáo tình hình thực hiện và kết quả triển khai xây dựng Chính phủ điện tử do Văn phòng Chính phủ công bố giữa năm 2018, đã có khoảng 50.000 dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3, 4 được các bộ, ngành, địa phương cung cấp cho người dân, doanh nghiệp. Nhưng trong đó, số dịch vụ do địa phương cung cấp chiếm tới 97%; số dịch vụ công do bộ, ngành cung cấp chỉ chiếm khoảng 3%. Nếu theo Nghị quyết 17/NQ-CP ngày 7-3-2019 của Chính phủ thì phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 – 2020 tối thiểu 30% dịch vụ công trực tuyến thực hiện ở mức độ 4. Thế nhưng, con số trên sẽ khó thực hiện được với kết quả như hiện nay.
CHẾ HÂN
Theo sggp.org.vn
Niềm tin của người Việt vào tiền mặt quá lớn
Theo các chuyên gia, tâm lý này là lý do chính cản trở việc phát triển thanh toán không dùng tiền mặt dù các TCTD cũng như fintech đã áp dụng rất nhiều công nghệ hiện đại hỗ trợ.
Video đang HOT
Sáng nay (14/11), chương trình i3 (viết tắt của Innovate, Implement và Impact) hỗ trợ các tổ chức dịch vụ tài chính chuyển đổi kỹ thuật số, nâng cao công nghệ tài chính được ra mắt tại Hà Nội.
Thảo luận về thanh toán không dùng tiền mặt tại hội thảo, các chuyên gia cho rằng việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ tài chính chính thức vẫn ít, dù tăng trưởng nhanh. Thanh toán bằng tiền mặt vẫn chiếm hơn 90% các giao dịch.
Ông Phạm Xuân Hòe, Phó viện trưởng Viện chiến lược ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước, cho hay nguyên nhân khiến lượng người, đặc biệt là người thu nhập thấp vẫn còn hạn chế trong việc sử dụng các loại hình tài chính hiện đại như thanh toán không dùng tiền mặt, ví điện tử chính là niềm tin vào tiền mặt quá lớn.
"Người Việt hay sử dụng tiền mặt vì đó là niềm tin. Muốn thay đổi được thói quen đó, trước hết cần phải khiến người dân có niềm tin lớn hơn vào các hình thức thanh toán mới, rồi mới tính đến các dịch vụ tài chính", ông Hòe chia sẻ.
Thời gian qua, việc áp dụng công nghệ tài chính đã có những tác động rất lớn, nhất là đối với người thu nhập thấp. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điều phải làm. Đưa ra giải pháp cho người dân bằng công nghệ sẽ gia tăng số lượng và độ phủ sóng của các dịch vụ tài chính, nhưng phải tính đến hiệu quả với từng cá nhân.
Ông cũng đánh giá việc nâng tầm công nghệ, số hóa ngân hàng không chỉ giúp người dân tiếp cận tài chính dễ dàng hơn mà còn giúp ngân hàng giảm được các chi phí như số lượng phòng giao dịch vật lý, nhân viên...
Niềm tin của người Việt vào tiền mặt vẫn còn rất lớn. Ảnh minh họa: Hải Nguyễn.
Vị chuyên gia cũng thừa nhận thách thức cho việc phát triển fintech hay số hóa ngân hàng cũng có một phần đến từ cơ chế chính sách chưa được hoàn thiện.
Ông lấy ví dụ như các công ty fintech hiện nay mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán, còn lại như gọi vốn, bảo hiểm vi mô, cho vay ngang hàng... là chưa có.
"Lợi ích của công nghệ tài chính và fintech là rất lớn, Việt Nam đã có câu chuyện nhưng chính sách thì đang phải nghiên cứu để hoàn thiện. Chúng tôi đang nghiên cứu và trình các cấp đưa ra một quy định quản lý với fintech, đó sẽ là môi trường thử nghiệm với những sản phẩm cho phép", ông Hòe nói.
Theo thống kê, trong cơ cấu tổng tài sản tài chính của nền kinh tế hiện này, các sản phẩm bảo hiểm vi mô mới chỉ chiếm % rất nhỏ, trong khi chứng khoán cũng trên dưới 20%, còn lại là các dịch vụ ngân hàng trên 70%. Việc áp dụng công nghệ cũng sẽ giúp các loại hình tài chính khác phát triển.
Trong khi đó, một số chuyên gia có mặt cũng cho rằng việc thanh toán qua ví điện tử hay QR nhanh hay chậm phụ thuộc vào một số điều kiện nhất định của mỗi quốc gia.
Như ở Philipines, do là quốc đảo không phát triển được hạ tầng viễn thông có dây, điện thoại bàn nên ngay từ đầu nước này đã phải sử dụng điện thoại di động. Hay như một số quốc gia ở châu Phi, do không có hạ tầng viễn thông có dây nên cũng phải phát triển trạm phát sóng di động ngay hoặc những bất ổn xã hội khiến việc để tiền trong túi không an toàn... từ đó thúc đẩy thanh toán qua di động.
Ở Việt Nam, tỷ lệ người trưởng thành sử dụng di động lên tới 96% nhưng số người sử dụng tài khoản ngân hàng thì mới chỉ có khoảng 20%, các giao dịch chuyển tiền qua điện thoại, Internet cũng mới chỉ đạt khoảng 30% dân số trưởng thành. Dù đã tăng rất nhiều ở các khu vực thành thị, so với các nước, tốc độ phát triển công nghệ tài chính tại Việt Nam còn khá chậm, đặc biệt ở vùng nông thôn.
Quang Thắng
Theo news.zing.vn
Banking Vietnam 2019: Tạo đột phá trong nền kinh tế không dùng tiền mặt Ngày 30/5, tại Hà Nội đã diễn ra cuộc Hội thảo - Triển lãm "Banking Vietnam 2019" với chủ đề "Tài chính toàn diện trong xu thế phát triển của nền kinh tế không dùng tiền mặt". Toàn cảnh Hội thảo - Triển lãm "Banking Vietnam 2019" Banking Vietnam 2019 là sự kiện công nghệ ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt...