Thanh toán không dùng tiền mặt cần cái “bắt tay” chặt
Một mối quan hệ đôi bên cùng có lợi (win-win) giữa các doanh nghiệp fintech và doanh nghiệp thương mại điện tử nên được xem là tương lai đối với mục tiêu thanh toán không dùng tiền mặt.
Hợp tác hai bên cùng có lợi để phát triển thanh toán không dùng tiền mặt.
Đó là gợi ý của ông Nguyễn Ngọc Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam, bên lề Diễn đàn Công nghệ tài chính Việt Nam (FVF) 2019, do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức.
Làn gió mới từ Fintech
Báo cáo của Thống đốc NHNN trước Quốc hội mới đây cho thấy số lượng giao dịch tài chính qua kênh điện thoại di động tăng 104,9% về số lượng giao dịch và tăng 155,3% về giá trị giao dịch so với cùng kỳ năm 2018, cao gấp đôi tốc độ phát triển của khu vực.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, với dân số lên tới gần 97 triệu người (đứng thứ 15 trên thế giới), có 51 triệu người sử dụng điện thoại, một nửa là smartphone, 50 triệu người dùng Internet thường xuyên, tỷ lệ người dân trưởng thành có tài khoản ngân hàng thấp… đang là những cơ hội lý tưởng cho các fintech.
Đây cũng là nguyên nhân khiến hàng loạt fintech trong và ngoài nước thời gian qua đổ bộ vào thị trường Việt Nam, nhiều nhất là các ví điện tử. Theo thống kê của NHNN, ngoài 24 ngân hàng triển khai thanh toán qua QR Code, với hơn 50.000 điểm chấp nhận thanh toán QR Code, lĩnh vực Fintech hiện chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ số lượng các doanh nghiệp (DN), nhất là các DN khởi nghiệp sáng tạo mới được thành lập. Chỉ trong vòng gần 4 năm, số lượng công ty Fintech đã tăng từ 40 lên khoảng 150 như hiện nay.
Trong đó, có 30 tổ chức không phải ngân hàng đã được NHNN cấp giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, 76 tổ chức triển khai dịch vụ thanh toán của Internet và 44 tổ chức triển khai dịch vụ thanh toán điện thoại di động.
Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh cho rằng đồng hành cùng với hệ thống tài chính – ngân hàng truyền thống trong tiến trình trên là các công ty fintech khi mang lại làn gió đổi mới với nhiều lợi ích cho lĩnh vực này. Đồng thời góp phần giúp Chính phủ đạt được các mục tiêu về phát triển kinh tế – xã hội; trong đó bao gồm mục tiêu phổ cập tài chính cho người dân và triển khai phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.
Tạo niềm tin cho khách hàng
Ở góc độ phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, Phó Chủ tịch Hiệp hội TMĐT Việt Nam Nguyễn Ngọc Dũng đánh giá: “Nhìn vào tốc độ tăng trưởng TMĐT của Việt Nam trong thời gian qua có những số liệu rất ấn tượng. Tuy nhiên, việc thanh toán tiền mặt vẫn chiếm phần lớn, không tương xứng với tốc độ phát triển của TMĐT”.
Theo ông Dũng, tất cả các công ty fintech phải cùng phối hợp với các công ty TMĐT thì mới tạo ra bước đột phá cho việc thanh toán không dùng tiền mặt.
Hiện tại, hầu hết các trang TMĐT chưa xây dựng được thương hiệu để làm cho người tiêu dùng tin tưởng. TMĐT và thương mại truyền thống khác nhau rõ rệt ở lòng tin, nếu xác định mua hàng được xem trước, không thích thì trả lại đó không phải là TMĐT.
Khẳng định vai trò hoàn tất một đơn hàng là rất quan trọng, ông Dũng nêu dẫn chứng: “Nếu tôi mua hàng mà chưa trả tiền thì người giao hàng sẽ tìm kiếm tôi lấy tiền, nhưng khi tôi đã trả tiền rồi, người giao hàng không gọi điện được sẵn sàng hoàn lại sản phẩm về nơi bán. Việc phân biệt đối xử từ phương thức thanh toán là rào cản, khiến lòng tin của người tiêu dùng chưa có”.
Vì vậy, để người tiêu dùng yên tâm trả tiền trước, nhận hàng sau, DN phải tạo được niềm tin cho khách hàng, từ đó giảm được nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt của người dùng hiện nay.
So với các nước trong khu vực, thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam vẫn còn thấp là do hệ sinh thái hiện nay chưa có. Chẳng hạn, địa chỉ giao hàng chưa đúng, số điện thoại của người mua chưa chính xác, chưa có điểm giao hàng trung gian. Có thể có các điểm nhận hàng tại các địa chỉ của DN đó để người tiêu dùng đến nhận thay vì giao hàng trực tiếp đến địa chỉ người mua.
Mặt khác, TMĐT khó tiếp cận với người dân ở vùng nông thôn do chỉ có 30% người dân dùng thẻ ATM, trong đó có đến 20% người dân rút tiền ngay, còn lại 10% là giao dịch.
Ngoài ra, có nhiều hình thức thanh toán vi mô, thanh toán nhỏ cần có những công cụ khác, các công ty Fintech phải phát triển đồng loạt thì người dân mới tiếp cận được. Tuy nhiên, một trong những vướng mắc lớn nhất hiện nay của các fintech là cho phép định danh điện tử (eKYC) và mở ví điện tử không cần tài khoản ngân hàng.
“Chìa khóa đầu tiên để ngân hàng, fintech cung cấp dịch vụ số là phải cho phép khách hàng định danh điện tử, tức là phải có khách hàng số. Tuy nhiên, quy định hiện hành vẫn yêu cầu khách hàng đến trực tiếp ngân hàng để mở tài khoản (KYC), muốn mở ví phải có tài khoản ngân hàng. Điều này khiến không chỉ Fintech mà ngay cả các ngân hàng cũng rất khó khăn trong việc mở rộng hoạt động, tìm kiếm khách hàng”, Chủ tịch HĐQT một ngân hàng chia sẻ.
Theo Huyền Anh/thoibaokinhdoanh.vn
Thanh toán không dùng tiền mặt ở dịch vụ công chỉ chiếm 7%
Theo số liệu của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho thấy, tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán của Việt Nam hiện rất thấp, chỉ chiếm 11,49%.
Con số đó cho thấy tỷ lệ sử dụng tiền mặt rất cao và trong đó 99% cho các mặt hàng dưới 100.000 đồng. Bên cạnh đó, tỷ lệ thực hiện các dịch vụ công trực tuyến (dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác của cơ quan nhà nước được cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng theo 4 mức độ) cũng rất thấp, chỉ chưa đến 7%. Trong khi, với mức độ 4, người sử dụng có thể tiến hành hồ sơ qua mạng, thanh toán qua mạng và nhận kết quả qua mạng. Thế nhưng, thực tế dịch vụ công trực tuyến vẫn ở mức đơn giản, rất ít dịch vụ cho phép người dân gửi, thanh toán phí và nhận kết quả qua mạng.
Trong khi đó, theo báo cáo tình hình thực hiện và kết quả triển khai xây dựng Chính phủ điện tử do Văn phòng Chính phủ công bố giữa năm 2018, đã có khoảng 50.000 dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3, 4 được các bộ, ngành, địa phương cung cấp cho người dân, doanh nghiệp. Nhưng trong đó, số dịch vụ do địa phương cung cấp chiếm tới 97%; số dịch vụ công do bộ, ngành cung cấp chỉ chiếm khoảng 3%. Nếu theo Nghị quyết 17/NQ-CP ngày 7-3-2019 của Chính phủ thì phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020 tối thiểu 30% dịch vụ công trực tuyến thực hiện ở mức độ 4. Thế nhưng, con số trên sẽ khó thực hiện được với kết quả như hiện nay.
CHẾ HÂN
Theo sggp.org.vn
Ông lớn ngành may bạo chi, Vinatex 'đút túi' gần trăm tỷ đồng tiền mặt May Việt Thắng trả cổ tức 2018 bằng tiền mặt với tỷ lệ 100%, tức mỗi cổ phiếu nhận 10.000 đồng. Tuần này, Tổng công ty Việt Thắng (May Việt Thắng, mã chứng khoán TVT) sẽ chốt quyền trả cổ tức bằng tiền mặt cho năm 2018 với tỷ lệ 100%, tương ứng mỗi cổ phiếu nhận được 10.000 đồng. Với 21 triệu...