Thanh toán điện tử: Thúc đẩy đổi mới sáng tạo để bảo vệ quyền lợi khách hàng
Để tiến tới xã hội không dùng tiền mặt, Ngân hàng Nhà nước đã và sẽ thúc đẩy đổi mới sáng tạo nhằm đảm bảo an ninh, an toàn hệ thống công nghệ thông tin trong ngành ngân hàng; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng.
Tiềm ẩn nhiều rủi ro
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), trong năm 2018, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đã xử lý an toàn với giá trị 73 triệu tỷ đồng (gấp 13 lần GDP, xử lý khoảng 13 tỷ USD/ngày), tăng trưởng 25% so với năm 2017; giá trị thanh toán qua thiết bị di động tăng trưởng 169,5% so với năm 2017. Khảo sát của hãng kiểm toán PwC đối với 27 nước cũng đã ghi nhận Việt Nam là thị trường tăng trưởng nhanh nhất về thanh toán di động trong năm 2018 với tỷ lệ người tiêu dùng thanh toán di động ở Việt Nam đã tăng từ 37% lên 61%.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Kim Anh.
Nhận định về vấn đề trên, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh cho biết, thúc đẩy thanh toán điện tử hướng tới xã hội không tiền mặt là xu hướng phát triển tất yếu trong bối cảnh của cuộc CMCN 4.0, tạo ra tác động kép vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vừa hỗ trợ thực hiện chiến lược tài chính toàn diện thông qua phổ cập dịch vụ ngân hàng-tài chính.
“Tuy nhiên, xã hội không tiền mặt cũng có những vấn đề quan ngại trước những rủi ro tiềm ẩn về tính bảo mật, an toàn dữ liệu, an ninh mạng… Đây là điều mà các cơ quan quản lý của Việt Nam đang và sẽ rất lưu tâm trong quá trình hoạch định, triển khai các chính sách hướng tới một xã hội không dùng tiền mặt”, Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh chia sẻ.
Video đang HOT
Thúc đẩy đổi mới sáng tạo nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng
Phó Thống đốc cho hay, để tiến tới xã hội không dùng tiền mặt, NHNN định hướng xây dựng, sửa đổi, bổ sung hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động thanh toán nói riêng, đáp ứng yêu cầu đối với các mô hình kinh doanh và sản phẩm dịch vụ mới trên nền tảng công nghệ thông tin; trong đó tập trung vào ngân hàng số, thanh toán số.
Xây dựng hạ tầng thanh toán quốc gia, xử lý thanh toán theo thời gian thực, vận hành liên tục, đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng trong nền kinh tế số, đặc biệt có khả năng kết nối, tích hợp và xử lý thanh toán cho tất cả các đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ.
NHNN cũng thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng thành tựu cách mạng 4.0 trong ngành ngân hàng, tăng cường hợp tác ngân hàng với các trung gian thanh toán để tạo sự phát triển năng động, bứt phá trong hoạt động ngân hàng, gia tăng lợi ích và sự hài lòng của khách hàng; đồng thời, đảm bảo an ninh, an toàn hệ thống công nghệ thông tin trong ngành ngân hàng; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng.
Riêng trong năm 2019, Thống đốc NHNN sẽ tích cực, chủ động thực thi một số nhiệm vụ, giải pháp lớn nhằm thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt như xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 101/2012/NĐ-CP của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt (Nghị định quy định một số giải pháp để mở rộng về phạm vi và đối tượng sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt).
Đẩy mạnh truyền thông, quảng bá các sản phẩm, dịch vụ thanh toán hiện đại nhằm thay đổi dần tâm lý, thói quen sử dụng tiền mặt của người tiêu dùng…
Bên cạnh đó, hạ tầng thanh toán của nhiều ngân hàng đã kết nối, tích hợp và hỗ trợ phần lớn các giao dịch thanh toán cho dịch vụ của ngành hải quan, thuế, điện lực, viễn thông… đang được tiếp tục triển khai, mở rộng tới các đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ trong nền kinh tế bao gồm các đơn vị cung ứng dịch vụ công…
Thanh Minh
Thêm kênh kết nối tổ chức tín dụng với khách hàng vay
Ngày 7/6, Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) và Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức lễ công bố vận hành Cổng thông tin kết nối khách hàng vay.
Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh ấn nút vận hành Cổng thông tin kết nối khách hàng vay.
Theo đó, thông qua cổng thông tin này, khách hành có thể dễ dàng tìm hiểu, lựa chọn các gói tín dụng và đăng ký nhu cầu vay vốn tại tổ chức tín dụng phù hợp, tiết kiệm được chi phí đi lại, thời gian khi sử dụng dịch vụ ngân hàng và tiếp cận với nguồn vốn vay ngân hàng dễ dàng.
Ngoài ra, khách hàng còn được khai thác thông tin tín dụng và điểm tín dụng miễn phí về bản thân. Qua đó giám sát được các thông tin và mức độ tín nhiệm của mình, phòng tránh gian lận và được CIC tư vấn cải thiện điểm tín dụng, nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Đỗ Hoàng Phong, Tổng giám đốc CIC cho rằng, bên cạnh những lợi ích dành cho khách hàng, các tổ chức tín dụng khi tham gia cổng thông tin sẽ được giới thiệu các gói tín dụng, chính sách ưu đãi để khách hàng vay lựa chọn.
"Với cổng thông tin, thời gian thực hiện kết nối, tiếp cận với khách hàng vay đối với tổ chức tín dụng sẽ được giảm đi rất nhiều. Đồng thời, đảm bảo tính công khai, minh bạch trong quan hệ giữa tổ chức tín dụng và khách hàng vay", ông Phong nói.
Ông Lê Anh Tuấn, Trưởng phòng Nghiên cứu phát triển cho biết, theo đánh giá của World Bank, chỉ số tiếp cận tín dụng của Việt Nam được xếp hạng khá cao trong khu vực. Song nhiều người dân vẫn chưa được tiếp cận nguồn vốn chính thức từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. Qua sản phẩm này, CIC đã gián tiếp thúc đẩy sự mở rộng và phát triển tín dụng, kinh tế xã hội, tiêu dùng, góp phần nâng cao chỉ số tiếp cận tín dụng quốc gia, cải thiện môi trường kinh doanh.
Vị lãnh đạo này nhấn mạnh, "CIC là một đơn vị sự nghiệp thuộc Ngân hàng Nhà nước, hoạt động không vì lợi nhuận. Do vậy, cổng thông tin này được đưa ra không vì mục đích thương mại".
Đánh giá cao sự nỗ lực của CIC, Phó thống đốc Nguyễn Kim Anh cho rằng, việc hoàn thành và triển khai vận hành Cổng thông tin kết nối khách hàng vay sẽ tạo thêm một kênh kết nối quan trọng, đóng góp hiệu quả vào nỗ lực phát triển tài chính toàn diện, nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước mà Chính phủ đã giao.
Bên cạnh đó, Phó thống đốc cũng đề nghị CIC cần tiếp tục hoàn thiện các tính năng trên cổng thông tin, đặc biệt ưu tiên tính tiện lợi khi đăng ký trực tuyến cho khách hàng, đồng thời vẫn phải đảm bảo an toàn bảo mật.
Theo vneconomy.vn
Ngân hàng thu bao nhiêu tiền từ dịch vụ thanh toán, tiền mặt? Lãi từ hoạt động dịch vụ của một số ngân hàng liên tục tăng mạnh qua từng năm. Tuy nhiên, có ngân hàng giờ tập trung vào bán bảo hiểm hơn là dịch vụ thanh toán. Trước khi các ngân hàng bán thêm dịch vụ bảo hiểm đi kèm, phần lớn nguồn thu đều đến từ mảng thanh toán và tiền mặt. Tuy...