Thành tích ngàn tỷ và nỗi đau tuột dốc
Nhiều cổ phiếu tuột dốc không phanh ngược với đà tăng vốn thần tốc lên vài trăm lần trong một thời gian ngắn của (doanh nghiệp) DN. Điều này khiến túi tiền của cổ đông bốc hơi cả trăm tỷ đồng.
Lộ trình lao dốc của SGO đã khiến túi tiền của các cổ đông bốc hơi tổng cộng 210 tỷ đồng. Cổ phiếu SGO giảm giá trong một thời gian ngắn vẫn đang gây xôn xao trong giới đầu tư chứng khoán. Nhiều nhà đầu tư thua lỗ vì lỡ ôm cổ phiếu này ở thời đỉnh cao.
Nhiều cổ phiếu giảm giá mạnh trong khoảng thời gian TTCK tăng điểm vừa qua.
Điều khiến nhiều cổ đông của SGO lo lắng hơn là ban lãnh đạo SGO gần như không nắm giữ cổ phần trong DN và kết quả kinh doanh của DN bất ngờ sa sút một cách nghiêm trọng. Chỉ vài tháng sau khi lên sàn, SGO công bố kết quả kinh doanh không tích cực với lợi nhuận hơn 250 triệu đồng trong quý I/2016, so với mức lợi nhuận hàng chục tỷ đồng trong các năm trước đó.
Cổ phiếu MTM của CTCP Mỏ và XNK Khoáng sản Miền Trung gần đây cũng gây sốc đối với nhiều NĐT. Cổ phiếu này đã rớt giá tới 80% chỉ chưa tới 2 tháng sau khi niêm yết trên TTCK tập trung.
Chào sàn ấn tượng với mức tăng 40% ngay trong phiên đầu tiên hôm 15/4/2016, cổ phiếu MTM đã rớt từ 14.700 đồng/cp xuống còn 2.600 đồng/cp (tính tới cuối phiên 20/6/2016). Với 31 triệu cổ phiếu đang lưu hành, tổng cộng cổ đông của DN đã mất hơn 375 tỷ đồng.
Cũng giống như SGO, điều đáng nói ở MTM là, lãnh đạo công ty không nắm giữ cổ phiếu. Điều đó có nghĩa là, phần lớn là cổ đông nhỏ lẻ, mua cổ phiếu trong thời gian cổ phiếu này mới lên sàn. Hàng triệu cổ phiếu được giao dịch mỗi phiên khiến không ít kẻ được, người mất với cổ phiếu này.
Trước đó, ĐHCĐ bất thường MTM hồi tháng 8/2015 đã thay toàn bộ HĐQT và BKS. Cho đến nay, thống kê cho thấy, chỉ có kế toán trưởng DN nắm giữ 100 ngàn cổ phiếu (tương đương 0,32% vốn), chủ tịch và giám đốc mới đăng ký mua 1,5 triệu cổ phiếu gần đây nhưng cũng chỉ mua thành công tổng cộng 200 ngàn đơn vị.
Video đang HOT
Trên thực tế, không ít cổ phiếu đã đốt túi tiền hàng trăm thậm chí cả ngàn tỷ đồng của các cổ đông do giảm giá mạnh sau lộ trình tăng giá thần tốc gấp hàng chục thậm chí hàng trăm lần của DN.
Nhiều NĐT nghi ngờ sự minh bạch của một số DN trên TTCK.
Báo cáo của Saigon Oil cho thấy, chỉ trong khoảng thời gian ngắn ngủi hơn 1 tháng, từ cuối 2014 tới đầu 2015, DN này tăng vốn ngoạn mục 200 lần từ 1 tỷ lên 200 tỷ đồng với sự tham gia của một số ít NĐT.
Trên thực tế, các đợt tăng vốn, pha loãng giá cổ phiếu không phải là điều tạo nên sự hấp dẫn của một mã chứng khoán. Điều hấp dẫn có lẽ đến từ các con số trong báo cáo kinh doanh mà DN công bố trước đó. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là, hồ sơ đẹp của DN đã không còn được duy trì ngay sau khi cổ phiếu lên sàn và cổ phiếu trao tay rầm rộ.
MTM cũng là một điển hình thành công trong việc tăng vốn. DN này được thành lập năm 2007 với vốn ban đầu hơn 2 tỷ nhưng tới cuối 2014 đã lên tới 310 tỷ đồng.
Có thể thấy, trên TTCK, số lượng các cổ phiếu có giá giảm ở mức kinh hoàng không hề ít. Gần đây, Sở GDCK Hà Nội (HNX) công bố 39 cổ phiếu lọt vào “danh sách đen”, trong đó có 29 DN âm vốn chủ sở hữu tại thời điểm 31/12/2015 như: ô tô Giải Phóng (GGG), Hữu Liên Á Châu (HLA), Xây lắp dầu khí Nghệ An (PVA), Giày Sài Gòn (SSF), Vân Tải và Thuê tàu biển Việt Nam (VSG)…
Trước đó, giới đầu tư cũng đã từng bị sốc và mất tiền vì giá cổ phiếu lao dốc khi mà các cổ đông sáng lập, các ông chủ, lãnh đạo DN “đánh úp” hoặc/và bỏ rơi cổ đông như: Dược Viễn Đông (DVD), Thiết bị y tế Việt Nhật (JVC)…
Thực tế cho thấy, quy mô TTCK còn khá nhỏ bé so với khu vực cả về tuyệt đối và tương đối. Càng nhiều cổ phiếu lên sàn càng tốt cho nền kinh tế. DN lên sàn la cơ hội tốt để huy động vốn cho phát triển hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, với thực tế trên đầy thì vẫn đề minh bạch thông tin và chất lượng thông tin của các DN được xét duyệt lên sàn lại được đặt ra.
Theo V.Hà
VietnamNet
"Kịch bản" rút vốn khó lường ở Mai Linh miền Bắc được chuẩn bị như thế nào?
Chuyện gì sẽ xảy ra khi ông Hồ Huy làm người đại diện pháp luật, Chủ tịch HĐQT của cả Tập đoàn Mai Linh và Công ty Cổ phần Mai Linh miền Bắc?
Tiếp tục những thông tin liên quan đến sự việc nhiều cổ đông của Công ty Cổ phần Mai Linh Miền Bắc nghi vấn việc Tập đoàn Mai Linh (một cổ đông lớn của Công ty Cổ phần Mai Linh Miền Bắc) chiếm dụng vốn, rút vốn "bất thường" tại Công ty Cổ phần Mai Linh miền Bắc đều do ông Hồ Huy là người đại diện pháp luật, có con dấu riêng và hoạt động riêng biệt. Theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2015 của Mai Linh miền Bắc đã được kiểm toán bởi Deloitte ngày 20/05/2016, tại trang số 19 - Thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất, thể hiện các khoản nợ ngắn hạn mà Mai Linh miền Bắc phải thu là hơn 559 tỷ đồng. Trong khoản nợ khổng lồ đó lại từ các công ty trong cùng Tập đoàn Mai Linh lên đến hơn 401 tỷ đồng?
Khoản nợ lên đến hơn 401 tỷ đồng này chủ yếu là khoản nợ của Tập đoàn Mai Linh liên quan đến việc tập trung thu và "ôm" toàn bộ tiền khách hàng sử dụng thẻ Mai Linh trả sau (MCC) và đến nay Hội đồng quản trị của Mai Linh miền Bắc không thấy nhắc đến việc thu hồi. Khoản nợ này còn tiếp tục tăng lên trong Báo cáo tài chính quý 1/2016 là hơn 447 tỷ đồng.
Đáng lo ngại hơn, theo báo cáo của kiểm toán Deloitte, hiện này Tập đoàn Mai Linh đang lỗ hơn 693 tỷ đồng, mất khả năng thanh toán và kiểm toán đã nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục. Vì trên báo cáo tài chính thể hiện, tính đến hết ngày 31/12/2015, Tập đoàn Mai Linh bị mất cân đối tài chính nghiêm trọng, nợ ngắn hạn, tài sản ngắn hạn đang là con số âm hơn 911 tỷ đồng.
Với thực tế như hiện tại, việc Tập đoàn Mai Linh bị nghi chiếm dụng vốn của Công ty Cổ phần Mai Linh miền Bắc với số tiền hơn 400 tỷ đồng liệu có thể thu hồi được?
Chuyện gì sẽ xảy ra khi ông Hồ Huy là Chủ tịch HĐQT của Tập đoàn Mai Linh và Công ty Cổ phần Mai Linh miền Bắc? (ảnh từ website của Mai Linh)
Từ những điều "bất thường" này, hàng ngàn cổ đông của Mai Linh miền Bắc tỏ ra bức xúc, nghi ngờ về việc rút vốn tại Mai Linh miền Bắc có sự "chuẩn bị" từ trước, nghi vấn có vai trò của ông Hồ Huy với tư cách là người đại diện pháp luật, Chủ tịch HĐQT của cả 2 công ty này?
Điều "bất thường" nữa được cổ đông khiếu nại là đa số thành viên HĐQT và Kế toán trưởng của của 2 công ty có pháp nhân riêng đều "kiêm" lãnh đạo của cả Tập đoàn Mai Linh và Công ty Cổ phần Mai Linh miền Bắc.
Hay nói cách khác, cả 2 công ty (Tập đoàn Mai Linh và Công ty Cổ phần Mai Linh miền Bắc) đều do ông Hồ Huy là Chủ tịch HĐQT, là người đại diện, lãnh đạo tối cao. Tức, ở đây có thể hiểu là Tập đoàn Mai Linh đang lãnh đạo, nắm giữ mọi quyền lực thì việc thao túng, rút vốn tại Mai Linh miền Bắc đâu có quá khó?
Nhìn ở góc độ khác, đặt lại câu chuyện về quản lý doanh nghiệp, cả 2 công ty đều là công ty đại chúng thì việc Mai Linh miền Bắc bị rút vốn từ "một bàn tay thế lực" như cá nhân ông Hồ Huy, Chủ tịch HĐQT của Tập đoàn Mai Linh liệu cổ đông không khỏi nghi ngờ điều này?
Một việc làm "không bình thường" nữa được cổ đông đặt nghi vấn để quá trình rút vốn thuận lợi tại Mai Linh miền Bắc là việc bổ nhiệm ông Trịnh Bá Cường vào vị trí Kế toán trưởng của cả 2 đơn vị là Tập đoàn Mai Linh và Mai Linh miền Bắc?
Thông báo quyết định bổ nhiệm Kế toán trưởng đối với ông Trịnh Bá Cường (ảnh chụp lại từ website Mai Linh)
Cụ thể, trên website Mai Linh ngày 20/5/2016 cũng đăng tải "Thông tin tin bổ nhiệm Kế toán trưởng Mai Linh miền Bắc". Theo đó, quyết định bổ nhiệm vị trí chức danh Kế toán trưởng Công ty Cổ phần Mai Linh miền Bắc đối với ông Trịnh Bá Cường có hiệu lực từ ngày 19/5/2016.
Chính từ việc làm bất thường này, các cổ đông một lần nữa đặt ra nghi vấn về việc Tập đoàn Mai Linh hay ông Hồ Huy đang cố ý "điều" ông Trịnh Bá Cường đồng thời làm Kế toán trưởng của cả 2 đơn vị giữ "tay hòm chìa khóa" rất quan trọng này để "hợp thức hóa" việc rút vốn một cách dễ dàng hơn?
Với những dẫn chứng đã nêu trên, HĐQT và Ban Giám đốc của Tập đoàn Mai Linh, Công ty Cổ phần Mai Linh miền Bắc đang có dấu hiệu vi phạm tại Thông tư số 155/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 6/10/2015 được quy định rất nghiêm ngặt này? Đề nghị cơ quan quản lý nhà nước tiến hành kiểm tra những dấu hiệu bất thường trên.
Theo_Vietq
Bắt "kế toán trưởng" của đường dây đánh bạc trực tuyến Kwon Yonggil (34 tuổi, quốc tịch Hàn Quốc), chịu trách nhiệm quản lý tiền của mạng lưới kín giữa các khách hàng với "nhà cái". Ngày 19-5, đại diện Cục CS truy nã tội phạm, Bộ Công an cho biết, đơn vị phối hợp với CATP Hồ Chí Minh, vừa bắt giữ Kwon Yonggil (34 tuổi, quốc tịch Hàn Quốc), theo lệnh truy...