Thành Thành Công – Biên Hòa sẽ họp cổ đông thường niên vào tháng 10
Công ty cổ phần Thành Thành Công – Biên Hòa ( TTC Sugar, mã SBT, sàn HoSE) cho biết sẽ họp Đại hội đồng cổ đông thường niên vào ngày 28/10 tới.
TTC Sugar có những nghiệp vụ giao dịch dày đặc với các biên liên quan
Địa điểm dự kiến tổ chức vào Trụ sở Công ty, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh.
Đây là cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên của TTC Sugar, sau khi Công ty đã hoàn tất niên độ tài chính 2019 – 2020 vào ngày 30/6/2020.
Kết thúc niên độ tài chính, TTC Sugar đạt doanh thu thuần gần 12.850 tỷ đồng, tăng so với kết quả 10.856,6 tỷ đồng vào niên độ trước.
Lợi nhuận sau thuế của niên độ tài chính vừa qua của Công ty là 372 tỷ đồng, cùng tăng trưởng khá so với kết quả 259,3 tỷ đồng cùng kỳ năm trước.
TTC Sugar có vốn chủ sở hữu 7.623 tỷ đồng tại ngày 30/6/2020. Nợ phải trả không lớn hơn quá nhiều so với vốn chủ sở hữu, với mức 10.440 tỷ đồng, nhưng quy mô vay tài chính của công ty này khá lớn.
Riêng vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn của TTC Sugar có giá trị 6.950,3 tỷ đồng, vay và nợ thuê tài chính dài hạn là 1.432,7 tỷ đồng.
Video đang HOT
Công ty Thành Thành Công – Biên Hòa tiền thân là Công ty cổ Phần Mía Đường Bourbon Tây Ninh, trước đây là Công ty liên doanh giữa Tập đoàn Group Sucrecries Bourbon (G.B) và Liên hiệp mía đường II (LHMĐ II) và Liên hiệp mía đường Tây Ninh.
Đây là một trong những công ty nằm trong nhóm các công ty thuộc Công ty cổ phần Đầu tư Thành Thành Công.
Trong hoạt động kinh doanh, Thành Thành Công – Biên Hòa cũng có khá nhiều các giao dịch đan xen với các bên liên quan.
Trong kỳ tài chính quý IV năm tài chính 2019 – 2020, TTC Sugar có giao dịch với bên liên quan như: Công ty cổ phần Đầu tư Thành Thành Công, Công ty cổ phần Thương mại Thành Thành Công, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Bến Tre, Công ty cổ phần Khu công nghiệp Thành Thành Công.
Các bên liên quan có giao dịch với TTC Sugar trong quý IV còn có Công ty cổ phần Mía đường Tây Ninh, Công ty cổ phần Hạ tầng Cụm công nghiệp Tân Hội, Công ty cổ phần Giao dịch hang hóa Sơn Tín…
Phải thu ngắn hạn đối với khách hàng là bên liên quan có số dư tại ngày 30/6 là 83 tỷ đồng, phải trả người bán ngắn hạn là bên liên quan là 531,5 tỷ đồng, phải thu ngắn hạn khác là bên liên quan là 1.217,7 tỷ đồng.
CII lún sâu trong "vòng xoáy" trái phiếu
Nhu cầu vốn lớn bởi có nhiều đại dự án, CII chưa có giải pháp gì mới ngoài cuộc chơi trái phiếu ngày càng rắc rối, khi dòng tiền kinh doanh âm nặng, còn khối nợ ngày một phình to.
Loay hoay với trái phiếu
Công ty cổ phần Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (mã CII, sàn HoSE) đang có kế hoạch tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông bất thường để lấy ý kiến điều chỉnh phương án phát hành trái phiếu.
Công ty chưa xác định cụ thể thời gian và địa điểm họp, nhưng ngày chốt danh sách cổ đông đã được dự kiến là ngày 22/9. Công ty tổ chức họp cổ đông chỉ với nội dung là "xoay" phương án phát hành trái phiếu, từ phát hành trái phiếu riêng lẻ kèm chứng quyền trước đây sang phát hành ra công chúng.
Về góc độ vốn, giá trị phát hành vẫn là 1.600 tỷ đồng, nhưng việc phát hành từ riêng lẻ ra phát hành ra công chúng có một số tính chất khác nhau. Theo đó, phát hành riêng lẻ giới hạn trong phạm vi một số nhà đầu tư nhất định, thường đã có sự hiểu biết về Công ty. Còn phát hành ra công chúng là một đợt phát hành quy mô rộng, thể hiện ở số lượng nhà đầu tư đông đảo, nhắm tới cả các nhà đầu tư nhỏ lẻ, có thể chưa thực sự hiểu sâu về doanh nghiệp.
Việc CII sắp thay đổi phương án cho đợt phát hành 1.600 tỷ đồng diễn ra trong bối cảnh các đợt phát hành trái phiếu của doanh nghiệp liên tiếp gối đầu nhau. Mới đây, công ty này vừa hoàn tất đợt phát hành riêng lẻ 550 tỷ đồng trái phiếu. Đây là loại trái phiếu 3 năm, lãi thanh toán 6 tháng 1 lần. Toàn bộ số trái phiếu này được phát hành cho 1 trái chủ duy nhất là Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà TP.HCM. Theo đó, đợt phát hành này về bản chất là quan hệ cho vay của ngân hàng với doanh nghiệp.
Trước đó chưa lâu, cuối tháng 7/2020, CII cũng đã hoàn thành một đợt phát hành trái phiếu quy mô 800 tỷ đồng.
Rủi ro gia tăng
Về kinh doanh, CII vẫn giữ được đà tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận so với năm trước. Cụ thể, doanh thu thuần 6 tháng năm 2020 đạt 1.127,9 tỷ đồng, tăng khoảng 8,7% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế đạt 379,3 tỷ đồng, tăng 41,6%. Trong nội dung giải trình về vấn đề này, ông Lê Quốc Bình, Tổng giám đốc Công ty nêu 2 lý do gia tăng lợi nhuận là lợi nhuận gộp tăng do giá vốn hàng bán giảm và Công ty có tăng lợi nhuận từ lãi chuyển nhượng các khoản đầu tư tài chính.
Với đợt phát hành 1.600 tỷ đồng theo kế hoạch, tổng giá trị trái phiếu CII đã và sẽ phát hành sau ngày 30/6 có thể lên tới gần 3.000 tỷ đồng.
Dù lợi nhuận tăng, nhưng hoạt động kinh doanh của CII cũng có "điểm gợn". Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh nửa đầu năm âm tới 903,7 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ dương 395 tỷ đồng. Mức âm của dòng tiền trong 6 tháng năm 2020 theo đó có quy mô lớn gấp 2,4 lần giá trị lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp này.
Trong bối cảnh dòng tiền âm, các giải pháp doanh nghiệp có thể nghĩ tới là thúc đẩy kinh doanh để thu tiền bán hàng, siết chặt thu nợ, trì hoãn thanh toán (chiếm dụng vốn) từ nhà cung cấp, phát hành cổ phiếu... Nếu các giải pháp này không thể thực thi, thì cách thông thường nhất là tìm đến nguồn vốn vay.
Trở lại câu chuyện về trái phiếu của CII, với 2 đợt phát hành trái phiếu tháng 7 (800 tỷ đồng) và tháng 8 (550 tỷ đồng) như trên, cộng thêm đợt phát hành 1.600 tỷ đồng theo kế hoạch thì tổng giá trị trái phiếu mà CII đã và sẽ phát hành sau ngày 30/6/2020 có thể lên tới gần 3.000 tỷ đồng.
Trong khi đó, quy mô nợ của doanh nghiệp này tại ngày 30/6 đã ở mức khá lớn. Cụ thể, tại báo cáo tài chính bán niên 2020, CII đã có quy mô nợ phải trả khá lớn, với giá trị tại ngày 30/6/2020 là hơn 22.212 tỷ đồng, trong khi vốn chủ sở hữu cùng thời điểm chỉ là 8.424,9 tỷ đồng. Riêng số vay và nợ thuê tài chính dài hạn của CII đã lớn hơn vốn chủ sở hữu, khi đạt giá trị 10.841,3 tỷ đồng. Ngoài ra, Công ty còn có tổng giá trị vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn là 4.543,5 tỷ đồng.
Nợ phải trả của Công ty theo đó đã tăng khoảng 8% so với đầu năm 2020, trong khi vốn chủ sở hữu lại giảm khoảng 2,8%. Tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu của CII đã tăng từ 2,37 lần hồi đầu năm lên mức 2,64 lần vào giữa năm 2020.
Nhìn lại lịch sử các năm trước, có thể thấy quy mô và tỷ lệ nợ của CII đang ở mức cao hơn nhiều so với trước đây. Giá trị nợ của Công ty tại thời điểm ngày 1/1/2019 chỉ là 14.558,3 tỷ đồng (bằng 65,5% so với giữa năm 2020) và tại thời điểm ngày 1/1/2018 chỉ là 13.078,3 tỷ đồng (bằng 58,9% so với cuối tháng 6/2020). Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu đầu năm 2019 cũng chỉ là 1,9 lần và tại thời điểm đầu năm 2018 là hơn 1,7 lần.
Điện Gia Lai tăng huy động vốn cổ phiếu và trái phiếu; vươn sang mảng điện gió Công ty cổ phần Điện Gia Lai (Mã chứng khoán: GEG - sàn HOSE) thông báo phát hành cổ phiếu và kế hoạch huy động trái phiếu. Ngày 21/9 tới là thời điểm đăng ký cuối cùng chốt danh sách trả cổ tức năm 2019 với tỷ lệ 8% bằng cổ phiếu và thực hiện quyền mua cổ phiếu cho cổ đông hiện...