Thanh tao tô canh chua cá bồng bồng
Cá bồng bồng còn có tên gọi là cá bùng binh, cá mao ếch… Nói tới cá bồng bồng, thực khách nhớ ngay tới loài cá tuy nhỏ nhưng trông hơi dữ tướng.
Nguyên liệu món canh chua cá bồng bồng
Phần thân cá dẹp dài chừng 20 – 30 cm, phần đầu bạnh ra hơi giống con ếch, da màu nâu, xương cứng, khó sơ chế, bởi trên thân cá có gai nhọn và bén. Tuy nhiên, cá bồng bồng rất phù hợp với các món nướng, kho, nấu canh của người miền Trung, nhưng thường các đầu bếp ngư dân ưu tiên nhất là nấu canh chua. Khách phương xa sau chặng đường dài mệt mỏi mà được thưởng thức bữa cơm miệt biển với món cá bồng bồng nấu canh chua thì tuyệt không có gì bằng.
Video đang HOT
Trước khi nấu canh chua, cá bồng bồng đem về gỡ mang, bấm các gai nhọn, làm sạch, bỏ ruột rồi dùng muối chà rửa cho hết nhớt, để nguyên con, dùng dao khía dọc thân cá theo từng đường nhỏ. Nếu cá lớn thì cắt ra thành từng miếng để mau thấm gia vị. Ướp cá cùng nước mắm, một ít tiêu xay và không thể thiếu vị cay của ớt. Phi thơm hành tím, đổ cá rim đến khi thịt cá thấm cho tiếp cà chua, thơm, măng… trộn đều, cuối cùng đổ nước đã đun sôi vào. Lưu ý khi rim chỉ cần ít dầu cho săn cá, nếu không sẽ làm phai mất vị ngọt nguyên thủy của cá. Trước khi tắt bếp, có thể thêm một ít rau ngò thơm, bát canh sẽ hấp dẫn hơn.
Tô canh chua cá bồng bồng có màu vàng của thơm, màu đỏ cà chua, màu ngà của măng, màu xanh rau gia vị. Khi thưởng thức thấy được vị cá ngọt, thịt cá dai và giòn hòa trong vị chua dịu mát của nước canh được kích thích bởi mùi thơm của tiêu rừng, hành ngò… Lúc này ta mới cảm nhận được tận cùng hương vị món cá vừa thanh tao, vừa sâu sắc.
Theo Thanhnien
Ai đã từng ăn canh chua xương rồng
Ở vùng duyên hải Quảng Nam có món canh chua nấu từ cây xương rồng. Tôi dám cam đoan rằng nếu một lần nếm thử món này, bất kỳ ai cũng phải "nhức nhối tâm can" vì nó ngon lạ ngon lùng.
Xương rồng se duyên cùng cá móm
Miền biển Quảng Nam, mùa hạ cháy da khô vàng ngọn cỏ, riêng cây xương rồng vẫn sống kiên cường, ung dung. Chẳng biết từ bao giờ, và ai là người đầu tiên khám phá ra cây xương rồng tua tủa gai đầy hoang dại lại rất hợp nấu canh chua. Nhưng ngay thời đói cơm, thiếu áo, tôi còn... ở truồng chạy lông nhông, đã thấy hễ có được loại cá hợp khẩu vị chế biến canh chua thì người dân quê lại vác dao đi cắt đọt cây xương rồng về nấu cùng.
Món canh chua xương rồng, ba tôi thường nói vui là canh chua khế Đài Loan cho thêm phần hấp dẫn và cũng là cách nói để lấp đi cuộc sống nhọc nhằn, nghèo khó một thời. Bây giờ nghĩ lại thời đó, liên tưởng đến cây xương rồng, thật lòng đôi khi ứa nước mắt. Bởi ngày ấy, nhiều người dân quê tôi phải ăn xương rồng để qua cơn đói.
Xương rồng mọc nhanh, sống khỏe trên vùng đất cát cằn khô, nắng cháy da người. Thế nhưng, có ngọn non nào mọc lên là bị cắt trụi tức thì. Không còn ngọn non, người ta ăn cả phần thân dưới già và cứng hơn. Mặc dù món "tuyệt chiêu" là xương rồng nấu canh chua, nhưng để chống đói, nhiều người còn dùng nó để xào hoặc luộc nhằm "đưa đường" bữa cơm khoai.
Xương rồng nấu canh chua thì "hợp cạ" với các loại cá biển như cá mối, cá ngần, cá đục, cá đuối và các loài cá nước ngọt như cá lóc, cá móm, cá căng. Đặc biệt là se duyên với cá ngạnh (miền Nam gọi là cá chốt) thì ngon nhất trần đời.
Theo Thanhnien
Biến tấu với cách làm lẩu cá bông lau đậm chất nam bộ Món canh chua cá bông lau ăn chung với cá kho tộ là mội trong những món đặc trưng của miền Nam. Món canh chua thường có một trong những bữa cơm thường ngày trong gia đinh, đặc biệt là vào những ngày hè nóng nực. Món lẩu cá bông lau được chế biến tương tự như món canh chua cá bông lau...