Thanh tao bún đậu mắm tôm
Không biết từ bao giờ, bún đậu mắm tôm đã trở thành món quà quê ngọt ngào, là món ăn chơi tinh túy, phù hợp với gu ẩm thực của nhiều người.
Bún đậu mắm tôm hút khách vì chính sự giản dị mà thanh tao của mình
Nhìn những khoanh bún nhỏ nhắn, trắng tinh, những lát đậu khuôn rán vàng ươm được đặt bên đọt rau húng, quế, tía tô xanh mướt và cả chén mắm tôm cay nồng, khiến không ít thực khách tò mò muốn nếm thử.
Bún trong món bún đậu mắm tôm đúng điệu phải là loại bún vắt hay còn gọi là bún lá. Các sợi bún được vắt thành từng dây có đường kính độ 4 – 5 mm, dài cỡ 30 – 40 cm. Khi ăn, các lá bún này cắt thành từng đoạn, không quá ngắn cũng không quá dài, có thể bỏ gọn gàng trên đĩa, rất tiện lợi.
Một thành phần quan trọng là đậu khuôn chiên và mắm tôm. Đậu khuôn chọn loại đậu mềm, được chiên vàng tới hay cháy cạnh tùy theo yêu cầu của người ăn. Chỉ khi nào gần ăn mới chiên đậu để giữ được độ nóng giòn, thơm ngon.
Riêng mắm tôm được làm từ những con tôm đất còn tươi nguyên để khi thành phẩm, mắm phải thật thơm có màu ửng hồng. Người ta còn khéo léo pha chế mắm với đường, bột ngọt sao cho vừa miệng. Trước khi ăn, rưới thêm lớp dầu rán đậu làm cho chén mắm tôm sóng sánh.
Video đang HOT
Để tăng phần hấp dẫn, người ta có thể điểm thêm một ít thịt ba rọi luộc hoặc nướng chín vàng đã xắt lát mỏng. Nhiều thực khách ghiền bún đậu mắm tôm nhờ món này có bạn đi kèm là rau rất phong phú. Nào là tía tô, húng, ngò tàu, cải cay, dưa leo, rau mơ…
Theo Tapchiamthuc
Đi ăn gỏi sứa chấm... mắm tôm ở Hà Nội
Món sứa độc đáo là sự lựa chọn tuyệt vời để giải nhiệt cho những ngày Hà Nội nóng "như thiêu như đốt".
Bạn đã từng nghe đến những món ăn chế biến từ sứa biển? Hãy thử một món ăn lạ miệng của Hà Nội, một sự kết hợp cực sáng tạo và thú vị trong món gỏi sứa đỏ dân dã mà độc đáo.
Sứa được ngâm trong chậu cùng với chanh dậy vị thanh nhẹ
Gỏi sứa đỏ không hề dễ dàng trong khâu chế biến dù là một món ăn vỉa hè. Bạn cũng sẽ rất khó để tìm thấy món ăn này trong thực đơn của mọi nhà hàng ở Hà Nội.
Mùa sứa nổi rất ngắn, khoảng tháng 3 - 4 âm lịch hàng năm. Sứa đỏ được mua từ Hải Phòng, được người bán đun với lá thơm, vỏ cây vẹt rồi ngâm trong chậu có thả vài lát chanh.
Sứa không những không tanh mà còn có mùi thơm nhẹ, trong veo màu đỏ dịu nhìn rất mát mắt. Sáng mùa hè, ngồi trong một con ngõ đông đúc, gọi một đĩa gỏi sứa đỏ, vừa ăn vừa nhâm nhi thay quà sáng cũng là một trải nghiệm thú vị.
Một đĩa gỏi sứa đủ vị sứa, đậu nướng, cùi dừa non, lá kinh giới, tía tô chấm kèm mắm tôm
Kết hợp tạo thành một món ăn lạ miệng
Dù chưa ăn, màu sắc phong phú của gỏi sứa cũng đã khiến bạn thấy thích mắt. Màu đỏ trong trong của miếng sứa cắt nhỏ, màu vàng ươm của đậu nướng vuông vức, màu trắng tinh của dừa non thái lát mỏng, cùng với màu xanh mướt của lá kinh giới, tía tô, chấm trong bát mắm tôm tim tím có vài lát ớt đỏ tươi.
Ăn thế nào? Người sành món này sẽ cẩn thận cuộn đủ sứa, đậu, dừa vào lá kinh giới, tía tô rồi ăn kèm mắm tôm chua cay, miếng gỏi sẽ dậy mùi rất hấp dẫn.
Miếng chân sứa giòn giòn ngọt mát
Cuộn lại để có món gỏi đầy hấp dẫn
Sứa là sản vật của biển nhưng không hề tanh nồng mà ngược lại, mát lành và ngọt thanh như thạch rau câu, đậu mềm, dừa giòn, rau kinh giới hăng hăng, tất cả quyện vào nhau bùi bùi thơm thơm rất khoái khẩu. Ai đã ăn quen rồi sẽ rất dễ trở thành "đệ tử ruột" của gỏi sứa.
Không chỉ ngon và lạ miệng, sứa đỏ còn có giá trị dinh dưỡng cao, có tác dụng thanh nhiệt, tính mát, giảm huyết áp cao, giảm ho... đặc biệt trong những ngày hè nắng nóng.
Tại Hà Nội, bạn có thể tìm được những quán bán sứa đỏ rất ngon trong ngõ 105 phố Bạch mai, quán gần ngã tư Đường Thánh - Hàng Bông, chỗ giao cắt của phố Thanh Hà với Đào Duy Từ.
Theo SGAT
Cách dùng nước chấm cho từng loại thức ăn Thịt vịt ăn kèm mắm gừng, cá nấu canh chua ăn với mắm sống hay nước mắm chua ngọt ăn kèm các món cuốn. Trong ẩm thực Việt Nam, nước chấm là một thành phần không thể thiếu, đem lại sự tròn vị cho món ăn. Tuy nhiên, nước chấm cũng có năm bảy loại, tùy từng món ăn mà có các loại...