Thành phố văn minh mà trẻ bị bạo hành, không có chỗ học!
“Chúng ta đang xây dựng TPHCM văn minh, hiện đại. Vậy mà lại để xảy ra tình trạng trẻ em bị bạo hành. Thiếu chỗ học cho con em công nhân, lãnh đạo phải chịu trách nhiệm!”.
Đó là chia sẻ của bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân TPHCM, tại buổi làm việc với các quận, huyện trên địa bàn thành phố về giáo dục mầm non sáng 23/12.
Đừng “quản không được thì cấm”
Sau sự việc bạo hành trẻ xảy ra tại cơ sở mầm non Phương Anh (Q. Thủ Đức, TPHCM) bà Quyết Tâm cho hay, đọc trên báo, nghe nhiều lãnh đạo nhiều địa phương, ngành giáo dục phát biểu kiên quyết đóng cửa các nhà trẻ không phép mà thấy lo. Nếu đóng cửa ngay các nhà trẻ không phép thì trẻ sẽ được gửi đi đâu?
“Với cách này chúng ta đang giải quyết theo bề nổi, cách dễ nhất là quản không được thì cấm. Cách này hồi giờ ta vẫn làm chứ không tháo gỡ được cái khó cho người dân”, bà Tâm nêu quan điểm.
Theo bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, trách nhiệm của lãnh đạo rất nặng nề khi công nhân không có chỗ gửi con an toàn.
“Khi đưa ra một quyết định lãnh đạo chúng ta phải đặt mình vào vị trí của người thụ hưởng dịch vụ đó. Người dân đòi hỏi mình phải vươn lên để quản lý, còn mình lại dùng cái quyền lực của mình để cấm liệu đã ổn chưa?”, bà Quyết Tâm băn khoăn.
Thực tế, thành phố đang đang thiếu nhà trẻ, nhất là nhà trẻ cho con công nhân. Ai cũng đề cập rà soát, kiểm tra và bảo cấm nhưng chúng ta đã hướng dẫn, hỗ trợ những người muốn làm công việc trông trẻ? Hay là việc bồi dưỡng, tư vấn cho người ta là việc cần thiết nhưng lại không đề cập.
Về sự việc, theo bà Tâm các bên liên quan phải nhìn nhận một cách cụ thể, thấu đáo, chứ nói chung chung không thể giải quyết được. Chỗ gửi trẻ thiếu đã đành, mà nếu có liệu có phù hợp với túi tiền, có thuận lợi cho việc đi làm cho công nhân không?
Video đang HOT
Để xảy ra tình trạng bạo hành trẻ em ở thành phố, bà Tâm cho rằng, xuất phát từ việc sự phối hợp giữa các ban ngành còn nhiều kẽ hở, chưa đồng bộ, không thường xuyên.
Về công tác kiểm tra, bà Tâm nêu lên e ngại, hiện nay không thiếu các hành vi kiểm tra để nhũng nhiễu, gây khó dễ cho các cơ sở. Kiểm tra không phát huy được điểm tốt, điểm dở cũng không giải quyết được mà “dở dở ương ương”.
“Cứ nơi xảy ra sự việc rồi mới ào ào giật mình là không được. Và việc kiểm tra là để phát hiện và xử lý vấn đề, đồng thời là để hướng dẫn, tạo điều kiện chứ không phải để gây khó khăn, phiền hà cho người dân. Khi phát hiện vấn đề thì xử lý tới nơi tới chốn thì tình hình mới tốt lên được”, Phó Bí thư Thành ủy TPHCM bộc bạch.
Cán bộ không thể nhẹ trách nhiệm
Thành phố luôn có sự quan tâm đến việc chăm sóc, đầu tư liên quan đến trẻ em, chứ không phải khi có vấn đề chúng ta mới quan tâm. Nhưng khi có sự việc xảy ra, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm cho rằng không thể làm động tác bù trừ: Vì đã lo nhiều rồi nên trách nhiệm nhẹ đi.
Bởi theo bà Tâm, công nhân ở các địa phương khác đến đây làm việc là đóng góp cho sự phát triển của thành phố. Thiếu chỗ cho người lao động gửi con em để đi làm là trách nhiệm của lãnh đạo. Và khi điều đó chưa làm được và để sự việc đau lòng xảy ra thì trách nhiệm của lãnh đạo rất nặng nề.
Bà Tâm bộc bạch: “Người ta nói TPHCM xây dựng thành phố văn mình hiện đại sao mà để trẻ em bị bạo hành. Nghe đau lòng lắm. Ai dám nói đã hoàn thành trách nhiệm chứ tôi không dám nói. Là trách nhiệm của mình nên chúng ta không thể nói vượt quá sức thành phố, vượt qua lực của thành phố”.
TPHCM đang thiếu trầm trọng trường mầm non cho con công nhân.
Bà Tâm đề nghị, các quận huyện cùng các ngành như giáo dục, lao động, nội vụ… cần cụ thể nhiệm vụ hỗ trợ cụ thể đối với các cơ sở trông trẻ để đảm bảo mục tiêu là con em phải có chỗ nuôi dạy được đảm bảo. Làm sao để tạo điều kiện nhất để cho cá nhân, tổ chứ có nhu cầu về lĩnh vực mở lớp trông trẻ hoạt động được thuận lợi, đừng gây khó khăn cho họ.
Chủ tịch Hội đồng Nhân dân TPHCM cũng chia sẻ, đối với vấn đề này, quản lý phải luôn ở tư thế chủ động, không được bó tay, phải đeo bám, đi tận cùng. Gặp vấn đề quá khả năng, quyền hạn của mình thì phải chủ động tham mưu.
Đặc biệt, về phía ngành giáo dục, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm đề nghị, ngành gặp khó ở đâu phải đề nghị quyết liệt hơn nữa. Từ lâu, thành phố đã cảnh báo với Sở GD – ĐT rất nhiều lần chứ không phải 1 – 2 lần về những điểm hở trong giáo dục mầm non hiện nay. Nhưng sự quan tâm của ngành giáo dục đối với bậc học mầm non chưa đầy đủ.
Khi xảy ra sự việc, ai cũng than thiếu biên chế
Trong hệ thống chính trị không thiếu bộ phận nào, có hàng ngàn người làm công tác bảo vệ trẻ em. Cơ quan nào, cấp nào từ thành phố cho tới khu phố đều có. Vậy nhưng, khi xảy ra sự việc ai cũng than thiếu biên chế. Không thể nói thiếu biên chế mà phải cân đối lại trong tổng quỹ biên chế của mình đã sử dụng hợp lý chưa. Các quận huyện cần phân công hợp lý, giao trách nhiệm cụ thể hơn nữa. Hội đồng Nhân dân thành phố sẽ xem xét lại việc sử dụng biên chế để phân bổ phù hợp.
Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm
Hoài Nam – Lê Phương
Theo Dantri
Vụ bảo mẫu đánh chết bé 18 tháng tuổi: Xác định trách nhiệm để xử lý
Trao đổi với PV báo chí bên lề Quốc hội về vụ việc bảo mẫu đánh chết trẻ 18 tháng tuổi tại TP.HCM, ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch HĐND TP.HCM nói: "Tôi đã nhận được thông tin về vụ việc này. Hiện cơ quan chức năng đang tiến hành điều tra nên chưa thể nói được gì nhiều".
- Phản ứng của bà thế nào khi nhận thông tin đau lòng này?
- Không thể lường hết được chuyện như vậy. Người vi phạm bị xử lý trong trường hợp này thì đương nhiên rồi. Vấn đề đau lòng nhất là một đứa trẻ bị chết quá oan nghiệt. Điều đó cảnh tỉnh những người lãnh đạo, quản lý cần phải quan tâm hơn nữa đến công tác trông giữ trẻ ở các khu công nghiệp để chấn chỉnh kịp thời.
Giải pháp cốt lõi vẫn là phải có được những cơ sở giữ trẻ ở các khu công nghiệp, với đầy đủ các tiêu chí, giúp người lao động yên tâm gửi con. Cần phải đảm bảo sự an lành cho cuộc sống của người dân lao động.
- Thi thoảng lại xảy ra vụ việc đau lòng tại nhà giữ trẻ của con em công nhân, TP đã chỉ đạo vấn đề này như thế nào?
- Chúng tôi đã có chỉ đạo tất cả các khu chế xuất, khu công nghiệp phải có nhà nuôi dạy trẻ cho con em công nhân. Vì công nhân phải đi làm theo ca nên các cơ sở chỉ nhận giữ theo giờ hành chính thì công nhân không gửi được. Thành ủy TP Hồ Chí Minh đã chỉ đạo về vấn đề này, trong đó yêu cầu phải xem xét, phối hợp để có những cơ sở giữ trẻ ngoài giờ. Có thể giữ trẻ sớm hơn hoặc muộn hơn để công nhân có thể gửi được con. Tuy nhiên, chỉ đạo này chưa được thực hiện nghiêm túc, còn nhiều thiếu sót nên bây giờ phải khắc phục. Chúng tôi sẽ có biện pháp mạnh để giải quyết vấn đề này.
- Dư luận đang muốn làm rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý khi để xảy ra vụ việc?
- Ở đây, trách nhiệm trước hết thuộc về các cấp lãnh đạo khi để xảy ra tình trạng đau lòng như thế. Thứ hai, phải xem xét công tác kiểm tra của các địa phương đối với những cơ sở giữ trẻ ngoài công lập. TP đã có nhiều công văn chỉ đạo nhưng thực tế quản lý rõ ràng còn rất lỏng lẻo đối với những cơ sở giữ trẻ, đặc biệt là việc giữ trẻ tại gia đình.
- TP đã có chỉ đạo rồi mà cấp dưới thực hiện không tới nơi tới chốn, vậy sẽ phải xử lý như thế nào?
- Ở đây, trách nhiệm thuộc về các cấp ủy đảng, các cấp chính quyền chứ không riêng ở cấp ủy nào. Các quận, huyện có đông công nhân giờ phải rà soát lại các cơ sở nuôi dạy trẻ tại các khu công nghiệp. HĐND TP đã rà soát, giám sát rồi song tất nhiên không thể chấm dứt ngay được tình trạng gửi con em họ cho các gia đình. Đó là nhu cầu của người ta.
Cùng với đó, phải xem xét lại một loạt nguyên nhân, từ đó sẽ xác định trách nhiệm. Nếu cần xử lý thì phải xử lý, cần chấn chỉnh thì phải kịp thời chấn chỉnh ngay.
Theo ANTD
"Đóng cửa nhóm nhà trẻ không phép: Tôi lo lắm!" Đo la băn khoăn cua bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, chủ tịch HĐND TP.HCM, tai phiên giải trình về tình hình quản lý hoạt động của các trường, lớp mầm non tư thục. Ba Nguyễn Thị Quyết Tâm Vươt qua kha năng trương công lâp Báo cáo tại cuộc họp, bà Trần Thị Kim Thanh, phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biêt:...