Thành phố thông minh – chiến lược cho sự phát triển của Cần Thơ
“Việc nghiên cứu, triển khai mô hình quản lý và phát triển đô thị theo hướng thông minh không chỉ có ý nghĩa cấp bách trước mắt mà còn có ý nghĩa chiến lược lâu dài cho sự phát triển bền vững của TP Cần Thơ. Xây dựng đô thị thông minh là một lựa chọn tất yếu, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới”.
Ngày 21/5, tại Cần Thơ đã diễn ra hội thảo “Xây dựng TP Cần Thơ phát triển thành đô thị thông minh giai đoạn 2016-2025″.
Ông Võ Thành Thống – Chủ tịch UBND TP Cần Thơ phát biểu tại hội thảo
Phát biểu tại hội thảo, ông Võ Thành Thống – Chủ tịch UBND TP Cần Thơ cho biết: “Cần Thơ xác định mục tiêu xây dựng và phát triển đô thị ngày càng văn minh, hiện đại; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Phát triển đô thị xanh, sạch, đẹp, phát triển hài hòa giữa đô thị và nông thôn”.
“Việc nghiên cứu, triển khai mô hình quản lý và phát triển đô thị theo hướng thông minh không chỉ có ý nghĩa cấp bách trước mắt mà còn có ý nghĩa chiến lược lâu dài cho sự phát triển bền vững của TP Cần Thơ. Xây dựng đô thị thông minh là một lựa chọn tất yếu, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới”, ông Thống nói.
Tại hội nghị PGS.TS Nguyễn Văn Thành, Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Công an, thành viên sáng lập xây dựng chỉ số quản lý đô thị thế giới đã phân tích các điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức khi xây dựng mô hình TP thông minh.
Theo ông Thành, trong những năm gần đây, “ Thành phố thông minh” đã trở thành mô hình mẫu của nhiều đô thị hiện đại trên thế giới. Tuy nhiên, quá trình phát triển “Thành phố thông minh” không chỉ dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến mà còn cần một hệ thống quản trị thông minh, đảm bảo mạng lưới tích hợp và tương thích giữa yếu tố công nghệ mới với những đặc thù của địa phương. Xây dựng mô hình quản trị đô thị thông minh là điều mà chính quyền nhiều địa phương ở Việt Nam cần học tập từ kinh nghiệm đi trước của những thành phố phát triển trên thế giới.
Video đang HOT
Thượng tướng, PGS-TS Nguyễn Văn Thành, phát biểu tham luận tại Hội thảo.
“Về mặt khoa học, việc xây dựng bất cứ mô hình nào cũng cần được trải nghiệm trên thực tiễn, qua đó đánh giá, rút kinh nghiệm. Đặc biệt, thành phố là một xã hội, một phương thức phát triển của xã hội loài người, bao hàm rất nhiều mối quan hệ, các nhóm đối tượng với trình độ nhận thức, quan niệm, niềm tin, tôn giáo khác nhau, quy mô dân số và diện tích khác nhau, điều kiện tự nhiên khác nhau. Do vậy, các địa phương khác nhau, các quốc gia khác nhau cũng cần có mô hình thực tế phù hợp”, ông Nguyễn Văn Thành cho biết.
Tại hội thảo, Cần Thơ cũng đưa ra Dự thảo đề án triển khai xây dựng thành phố thông minh giai đoạn 2016-2025. Theo đó, xác định xây dựng và phát triển Cần Thơ trở thành thành phố văn minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp… là thành phố cửa ngõ của vùng hạ lưu sông Mekong. Phấn đấu trở thành trung tâm phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của ĐBSCL, là một cực phát triển đóng vai trò động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của toàn vùng.
Được biết, qua hội thảo Cần Thơ sẽ xin ý kiến đóng góp của các chuyên gia để TP hoàn thiện đề án và sẽ khởi động đề án từ tháng 6/2018.
Hoàng Tùng
Theo Dantri
Cần Thơ chưa thông qua tờ trình hỗ trợ các đường bay mới
Sáng 5/12, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân có mặt tại Cần Thơ và dự phiên khai mạc kỳ họp thứ 7 HĐND TP Cần Thơ khóa IX nhiệm kỳ 2016-2021.
Quang cảnh phiên khai mạc HDND Cần Thơ sáng nay 5/12
Đáng chú ý tại phiên khai mạc HDND kỳ này là trong 12 tờ trình do Thường trực HĐND, UBND trình HĐND TP xem xét, quyết nghị theo thẩm quyền không có tờ trình về Quy định chính sách hỗ trợ các hãng hàng không mở các đường bay mới đi và đến Cảng hàng không Quốc tế Cần Thơ đã được UBND TP Cần Thơ đưa ra trước đó.
Trao đổi với báo chí về việc này, ông Nguyễn Thành Đông - Phó Chủ tịch HĐND TP nói: "HĐND TP Cần Thơ đã không đưa tờ trình của UBND TP Cần Thơ về hỗ trợ đường bay mở mới bị lỗ vào nội dung kỳ họp vì chưa có ý kiến của Bộ Tài chính".
Tại phiên khai mạc, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Võ Thành Thống cho biết, năm 2017, kinh tế TP Cần Thơ duy trì tốc độ tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, đảm bảo được chỉ tiêu GRDP/người; Hoạt động sản xuất - kinh doanh phát triển ổn định; Quy hoạch, quản lý xây dựng, đô thị, đất đai, bảo vệ môi trường từng bước đi vào nề nếp...
Cụ thể, 13 chỉ tiêu về kinh tế - xã hội đạt và vượt kế hoạch. Trong đó, đáng lưu ý như GRDP bình quân đầu người đạt 72,96 triệu đồng. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 7,83% so với năm 2016. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 17.281 tỷ đồng, vượt 32,5% dự toán HĐND thành phố giao.
Tổng chi ngân sách địa phương 11.538 tỷ đồng, đạt 114,7% dự toán Trung ương giao và đạt 100,3% dự toán HĐND thành phố giao, tăng 17,3% so năm 2016.
Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại phiên khai mạc HĐND TP Cần Thơ sáng nay 5/12.
Phát biểu chỉ đạo tại phiên khai mạc, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, QH đã thông qua các nghị quyết về chủ trương đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020.
Tuyến cao tốc Bắc Nam điểm đầu từ Lạng Sơn, điểm cuối là Cà Mau, giai đoạn từ nay tới 2020 sẽ tiếp tục dùng vốn trái phiếu Chính phủ để đầu tư tiếp một số đoạn.
Khi Chính phủ trình là chưa có cầu Mỹ Thuận 2, khi ra QH thì QH yêu cầu phải thông tuyến cho tới Cần Thơ nên phải làm cầu Mỹ thuận 2 vì không làm cầu Mỹ Thuận 2 sẽ không giải quyết được lượng xe từ cao tốc đổ về.
"Nhiều lần tiếp xúc cử tri TP Cần Thơ, nguyện vọng của cử tri Cần Thơ đã được nghị quyết của QH ghi thẳng và QH sẽ giám sát việc này. Đây là một tin mừng không chỉ cho người dân Cần Thơ mà cho cả người dân đồng bằng sông Cửu Long" - Chủ tịch QH thông tin.
Ngoài ra, bà Ngân cũng cho biết, TP Cần Thơ đang đón nhận cơ hội mới, sau khi tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 45 của Bộ Chính trị. Theo đó, từ năm 2017, vốn đầu tư của Trung ương cho TP Cần Thơ không thấp hơn TP Đà Nẵng và TP Hải Phòng.
Phạm Tâm
Theo Dantri
Cơ chế đặc thù và đô thị thông minh giúp TPHCM "chạy" nhanh hơn Lãnh đạo TPHCM cho rằng cơ chế đặc thù phát triển TPHCM được xem là động lực trực tiếp thì việc xây dựng thành phố thông minh được xem là đòn bẩy để thành phố phát triển vượt bậc so với phương pháp tăng trưởng truyền thống. Đây được kỳ vọng là làn gió mới để thu hút đầu tư, tạo ra những...