Thành phố Thanh Hóa được nâng cấp lên đô thị loại một
Tối 16/11, Thanh Hóa công bố quyết định của Thủ tướng công nhận TP là đô thị loại 1, nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất, nhân lễ kỷ niệm 210 năm đô thị tỉnh lỵ, 20 năm thành lập TP Thanh Hóa, .
Thay mặt Chính phủ, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đánh giá, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, TP Thanh Hóa luôn xứng đáng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Thanh Hóa, là đô thị chuyển tiếp giữa vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với vùng Bắc Trung bộ, đầu mối giao lưu của tỉnh với cả nước.
Thành phố Thanh Hóa sau 20 năm thành lập đã hội tụ nhiều tiềm năng và đạt được kết quả đáng khích lệ, tương đối toàn diện trên các lĩnh vực, cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, thu nhập bình quân đạt mức gần 4.000 USD/người/năm, tăng trưởng trung bình 14,5%. Cơ sở hạ tầng đô thị được đầu tư và phát triển mạnh mẽ, cảnh quan thay đổi hơn hẳn nhiều lần trước đây.
Tổng thu nhập ngân sách thành phố luôn chiếm 40% ngân sách toàn tỉnh… Đây là những bước tiến mang tính đột phá trong tiến trình xây dựng và phát triển thành phố trong thời kỳ đổi mới đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hiện tại thành phố đã mở rộng từ 57 km2 lên gần 150 km2; 18 phường, xã nay đã là 37 phường, xã (gồm 20 phường, 17 xã) với gần 400.000 dân.
Video đang HOT
Một góc thành phố Thanh Hóa. Ảnh: Lê Hoàng.
Trong lịch sử, tỉnh Thanh Hóa là khu vực hành chính tương đối ổn định và là một trong số ít địa phương của cả nước chưa hề có sự chia tách. Năm Giáp Tý triều Gia Long thứ 3 (1804), Hoàng đế Nguyễn Ánh đã quyết định dời trấn thành Thanh Hóa, lỵ sở Thanh Hoá cũ ở xã Dương Xá về Thọ Hạc làm trấn lỵ Thanh Hóa, mở đầu cho sự phát triển của tỉnh lỵ Thanh Hóa. Từ đó Thọ Hạc trở thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của trấn Thanh Hóa và là một trong 29 doanh, trấn của nước ta thời đó.
Đến năm 1831, vua Minh Mạng lấy riêng một trấn Thanh Hóa đặt làm tỉnh Thanh Hoa và đến năm Thiệu Trị thứ 3 (1843) đổi lại thành tỉnh Thanh Hóa. Năm 1889 thực dân Pháp ép vua Thành Thái ký đạo dụ thành lập thị xã Thanh Hóa; đến năm 1929 thực dân Pháp nâng cấp thị xã Thanh Hóa lên thành phố Thanh Hóa với diện tích 4 km2 với 6 phường.
Năm 1945, Thanh Hóa lại trở thành thị xã theo Sắc lệnh số 11 của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa quy định những thành phố thuộc tỉnh đều gọi là thị xã. Đến năm 1993, thị xã Thanh Hóa được công nhận là thành phố, trở thành đô thị loại III và đô thị loại II năm 2003. Sau nhiều biến cố lịch sử, với nhiều lần thay đổi địa điểm và tên gọi, TP Thanh Hóa luôn giữ vị thế trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học và kỹ thuật của Thanh Hóa.
Lê Hoàng
Theo VNE
Đảo Phú Quốc trở thành đô thị loại hai
Từ đô thị loại hai, "đảo Ngọc" trực thuộc tỉnh Kiên Giang có nhiều tiền đề để phát triển thành quy mô thành phố vào năm 2015.
Tối 15/11, Phó Thủ tướng Ngyễn Xuân Phúc đã trao quyết định của Thủ tướng cho lãnh đạo huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, công nhận hòn đảo này trở thành đô thị loại hai.
"Đây là điều kiện thuận lợi để Phú Quốc phát triển toàn diện những mục tiêu đề ra, đồng thời là điều kiện để Kiên Giang phát triển kinh tế biển, gắn với nhiệm vụ bảo vệ quốc phòng - an ninh biển, từng bước xây dựng huyện đảo Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch xanh, sạch, đẹp mang tầm cỡ khu vực và quốc tế", ông Phúc nói.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao quyết định cho lãnh đạo Phú Quốc, Kiên Giang tối 15/11.
Phú Quốc nằm cách trung tâm thành phố Rạch Giá 115 km và nằm trên vành đai kinh tế biển Việt Nam - Campuchia - Thái Lan có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế du lịch nhất là kinh tế biển; rất thuận lợi trong việc liên kết giao thương, phát triển du lịch trong vùng Đông Nam Á. Hòn đảo này có cảng hàng không quốc tế, cảng biển, hệ sinh thái đa dạng với rừng nguyên sinh và là một trong ba vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang được UNESCO công nhận.
Ngày 5/10/2004, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 178 phê duyệt đề án "Phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020". Mục tiêu lâu dài của đề án là biến hòn đảo này trở thành trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái chất lượng cao tầm cỡ khu vực và quốc tế. Năm nay, huyện đảo có mức huy động vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 7.000 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người khoảng 82,5 triệu đồng trên năm (gấp 9,9 lần so với năm 2005). Lượng khách du lịch đến với Phú Quốc tăng bình quân hàng năm khoảng 13 %. Từ đầu năm, "hòn đảo Ngọc" đón 520.000 lượt khách, gấp 4 lần so với 2005...
Chào mừng sự kiện này, tối 15/11, Phú Quốc tổ chức đêm nhạc "Khát vọng trẻ" với sự tham gia của hàng loạt nghệ sĩ tên tuổi đến từ TP HCM. Chương trình trao 50 suất học bổng Nguyễn Thái Bình của Báo Thanh Niên cho học sinh con em ngư dân, cảnh sát biển Phú Quốc. Cùng ngày, tại Phú Quốc, 5 họa sĩ tham gia vẽ bức tranh cổ động (bằng sơn acrylic, với kích thước ngang 7,5m x cao 4,5m). Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam - Vietkings xác nhận đây là "Bức tranh cổ động về xã hội, con người và văn hóa Phú Quốc lớn nhất Việt Nam".
Thất Sơn
Theo VNE
Tuyến đường sắt đô thị TP.HCM bị vướng ở Bình Dương Tính đến thời điểm hiện tại vẫn còn 2 doanh nghiệp gồm Công ty TNHH Vĩnh Phát và Công ty TNHH Đại Thành thuộc phạm vi Dự án Bến xe Miền Đông mới vẫn chưa hoàn thành công tác bàn giao mặt bằng cho nhà thầu thi công gói thầu số 2 của dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số...