Thành phố sa mạc có thể tác động đến tình hình Mỹ, Yemen
Cuộc chiến vì thành phố trên sa mạc Marib tại Yemen đã trở thành điểm then chốt trong căng thẳng “bùng lửa” tại Trung Đông đồng thời là thách thức với nỗ lực của Tổng thống Joe Biden đưa binh sĩ ra khỏi khu vực.
Binh sĩ Yemen thuộc chính phủ được quốc tế công nhận tại Marib. Ảnh: AP
Hãng thông tấn AP (Mỹ) đưa tin giao tranh đã tăng mạnh tại vùng núi bên ngoài Marib khi lực lượng Houthi đẩy mạnh tấn công tại thành phố vốn đóng vai trò quan trọng trong cung cấp năng lượng cho Yemen. Marib cách thủ đô Sanaa của Yemen 120 km và hiện là nơi tạm trú của 800.000 người tị nạn.
Lực lượng Houthi đã kiểm soát thủ đô Sanaa vào đầu năm 2015. Saudi Arabia sau đó lập liên quân và ném bom vào vị trí của Houthi từ tháng 3 cùng năm. Liên quân do Saudi Arabia dẫn đầu từ đó đến nay đã không kích chặn hướng di chuyển của Houthi đến Marib. Lực lượng Houthi cũng đáp trả bằng máy bay không người lái và tên lửa vào nhiều địa điểm tại Saudi Arabia.
Các chuyên gia đánh giá Marib sẽ là địa điểm mấu chốt quyết định hòa giải chính trị tại Yemen. Nếu Marib rơi vào tay Houthi, lực lượng này có thể giành lợi thế trong đàm phán và tiếp tục tiến sâu vào phía Nam. Chuyên gia Ahmed Nagi tại Trung tâm Trung Đông Carnegie lập luận: “Nếu mất Marib, Houthi sẽ chẳng còn quân bài nào trong bàn đàm phán”.
Trong trường hợp chính phủ được quốc tế công nhận của Yemen kiểm soát được Marin thì nơi đây sẽ được biến thành một “thành trì”. Nhà nghiên cứu Abdulghani al-Iryani tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược Sanaa phân tích rằng mất Marib sẽ là đòn chí tử với chính phủ Yemen được cộng đồng quốc tế công nhận.
Cuộc chiến giành Marib còn gây phức tạp nỗ lực của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden trong dịch chuyển quân đội Mỹ tại Trung Đông. Hiện tại binh sĩ Mỹ vẫn hiện diện ở Afghanistan, Iraq và Syria. Trong khi đó, các quốc gia Vùng Vịnh như Saudi Arabia vẫn dựa vào lực lượng Mỹ đồn trú để đối trọng với Iran.
Ông Aaron Stein tại Viện nghiên cứu chính sách đối ngoại đánh giá, về tổng thể, lực lượng quân đội Mỹ vẫn duy trì hiện diện tại Trung Đông vốn đóng vai trò quan trọng với thị trường năng lượng toàn cầu và bao gồm nhiều tuyến đường biển thiết yếu.
Saudi Arabia đề xuất sáng kiến mới chấm dứt cuộc chiến tại Yemen
Ngày 22/3, Saudi Arabia đề xuất một sáng kiến hòa bình mới nhằm chấm dứt cuộc chiến tại Yemen, trong đó bao gồm một lệnh ngừng bắn toàn quốc dưới sự giám sát của Liên hợp quốc.
Khói bốc lên sau cuộc không kích do Liên quân Arab tiến hành nhằm vào các căn cứ quân sự của lực lượng Houthi ở thủ đô Sanaa, Yemen ngày 7/3/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Bộ Ngoại giao Saudi Arabia cho biết sáng kiến trên bao gồm việc mở cửa sân bay Sanaa, cho phép nhập khẩu lương thực và nhiên liệu qua cảng Hodeidah và tái khởi động các cuộc hòa đàm chính trị giữa Chính phủ Yemen được Saudi Arabia ủng hộ với phong trào Hồi giáo Houthi. Ngoại trưởng Faisal bin Farhan Al Saud cho biết: "Sáng kiến trên sẽ có hiệu lực ngay khi Houthi đồng ý".
Yemen rơi vào cuộc nội chiến kể từ năm 2014, khi các tay súng của Houthi đánh chiếm thủ đô Sanaa và buộc chính phủ của Tổng thống Mansour Hadi lưu vong. Năm 2015, một liên minh quân sự giữa các quốc gia Arab do Saudi Arabia đứng đầu can thiệp vào Yemen để hỗ trợ chính quyền Tổng thống Hadi khôi phục quyền lực. Theo Liên hợp quốc, xung đột tại nước này đã cướp đi sinh mạng của hàng chục nghìn người, phần lớn là dân thường, gây ra cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất thế giới.
Mỹ thúc đẩy giải quyết xung đột tại Yemen Ngày 22/2, Đặc phái viên Mỹ về Yemen Timothy Lenderking đã trở lại vùng Vịnh trong bối cảnh lực lượng Houthi đẩy mạnh tấn công nhằm chiếm thành phố Marib, thành trì cuối cùng của Chính phủ Yemen ở miền Bắc nước này. Khói bốc lên trong cuộc giao tranh giữa lực lượng trung thành với Chính phủ Yemen do Arab Saudi hậu...