Thành phố Phần Lan phát nhạc cổ điển để ngăn thanh thiếu niên tụ tập trên bãi biển
Trong nhiều năm qua, cảnh sát tại thành phố Espoo của Phần Lan đã sử dụng một chiến thuật hấp dẫn để ngăn chặn việc thanh thiếu niên tiệc tùng trên bãi biển địa phương – đó là phát nhạc cổ điển từ loa phóng thanh.
Thành phố Espoo, Phần Lan. Ảnh: Unplash
Không có bằng chứng khoa học nào cho thấy thanh thiếu niên không thích nhạc cổ điển, nhưng cảnh sát ở Espoo cho rằng thể loại nhạc này rất hữu ích và thực tế là họ đã sử dụng chiến thuật này trong 6 năm qua như một minh chứng cho điều đó.
Vào cuối năm học, bãi biển ở khu phố Haukilahti ở thành phố Espoo thường trở thành nơi tụ tập phổ biến của những thanh niên đam mê tiệc tùng đến tận khuya. Chính quyền địa phương đã áp dụng nhiều phương pháp khác nhau để giải tán đám đông tụ tập, nhưng không có phương pháp nào hiệu quả bằng những kiệt tác nhạc cổ điển – như The Blue Danube của Strauss, Four Seasons của Vivaldi và Ave Maria của Schubert.
Vì vậy, đầu tháng 6 hàng năm, cảnh sát sẽ phát nhạc cổ điển từ một vài chiếc loa phóng thanh trên bãi biển để ngăn chặn thanh thiếu niên tụ tập ở đây sau khi Mặt Trời lặn.
Ông Mikko Juvonen, sĩ quan sở cảnh sát Western Uusimaa nói: “Vì một lý do nào đó, nhạc cổ điển không hấp dẫn giới trẻ và giới trẻ thường tránh xa những nơi có nhạc cổ điển. Và chúng tôi đã ngăn chặn được đám đông thanh niên tổ chức tiệc tùng đến tận khuya trên bãi biển. Thật tuyệt khi các gia đình đến đây bơi vào buổi sáng trong bãi biển sạch sẽ”.
Video đang HOT
Trước khi áp dụng phương pháp nhạc cổ điển cách đây 6 năm, Haukilahti là nơi tụ tập phổ biến của nhiều bạn trẻ cuối cấp. Họ thường xả ra hàng đống rác và mảnh kính vỡ. Và giờ đây, cảnh sát Espoo không còn phải lo lắng vì điều đó bởi vì không có thanh niên nào muốn ở gần nơi phát nhạc cổ điển.
Một số người dân địa phương cho biết họ thấy sáng kiến của cảnh sát có phần kỳ lạ, nhưng vì phương pháp này khá hiệu quả nên không ai muốn phàn nàn.
Nga nêu lý do thay đổi biên giới Biển Baltic, các nước khu vực cảnh giác
Theo văn bản dự kiến thay đổi lãnh hải của Nga, đường biên giới phải điều chỉnh vì không còn phù hợp với "tình hình địa lý hiện đại".
Việc Nga thúc đẩy thay đổi biên giới Biển Baltic gây ra sự cảnh giác trong khu vực.
Việc Phần Lan và gần đây nhất là Thụy Điển gia nhập NATO đã biến Biển Baltic gần như thành một "cái hồ" của NATO. Ảnh: Aleksander Espenberg/mil.ee/TTXVN
Đề xuất của Bộ Quốc phòng Nga nhằm sửa đổi biên giới trên biển của nước này ở phía đông Biển Baltic đã gây lo ngại cho các thành viên phía Bắc của NATO, mạng tin châu Âu Euractiv.com mới đây cho biết.
Theo tài liệu dự thảo đăng trên website của Chính phủ Nga, Bộ Quốc phòng nước này cho biết tọa độ của đường biên giới hiện tại được phê duyệt từ năm 1985 dựa trên hải đồ tỷ lệ nhỏ. Vì vậy, theo văn bản dự kiến thay đổi lãnh hải, đường biên giới phải điều chỉnh lại vì không còn phù hợp với "tình hình địa lý hiện đại".
Đề xuất từ Nga sẽ "đơn phương" di chuyển biên giới ở phía đông Vịnh Phần Lan, xung quanh các đảo của Nga và trong khu vực Kaliningrad thuộc lãnh thổ Nga, đặc biệt là vùng lân cận các thành phố Zelenogradsk và Baltiysk.
Như vậy, đối với Vịnh Phần Lan, điều này sẽ vẽ lại biên giới gần các đảo Hogland, Sommar, Rdskr, Tyterskar và Vigrund của Nga. Vị trí chính xác của việc phân giới không được xác định và không có bản đồ nào được đính kèm với tài liệu.
Theo một số cơ quan truyền thông Nga, như hãng thông tấn nhà nước TASS và Thời báo Moskva, tài liệu này sau đó đã bị gỡ khỏi trang web của cơ quan trên.
Người phát ngôn của Tổng thống Nga Vladimir Putin, ông Dmitry Peskov nói với các phóng viên rằng "không có gì mang tính chính trị" về đề xuất vẽ lại biên giới trên biển.
"Mọi người có thể thấy căng thẳng và mức độ đối đầu đang leo thang như thế nào, đặc biệt là ở khu vực Baltic. Điều này đòi hỏi các cơ quan liên quan của chúng tôi có những bước đi thích hợp để đảm bảo an ninh của chúng tôi", ông Peskov nói.
Với việc Phần Lan và gần đây nhất là Thụy Điển gia nhập NATO, tình hình chiến lược ở khu vực Biển Baltic đã thay đổi và "biên giới" phía bắc mới của liên minh quân sự phương Tây đã giúp thu hẹp khoảng cách phòng thủ trên tuyến đường vận chuyển quan trọng từ hướng bắc, biến Biển Baltic gần như thành một "cái hồ" của NATO.
Các nước vùng Baltic cảnh giác
Phản ứng về động thái mới trên của Nga, Ngoại trưởng Litva Gabrielius Landsbergis gọi đề xuất đó là "sự leo thang rõ ràng" nhằm vào NATO và EU.
Về phần mình, Ngoại trưởng Estonia Margus Tsahkna cho biết ông "không thể loại trừ rằng báo cáo này là một nỗ lực nhằm gieo rắc sự nhầm lẫn", nhưng "chúng tôi đang giữ cái đầu lạnh".
Trong khi đó, Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson nói với hãng tin TT: "Nga không thể đơn phương quyết định về biên giới mới".
Về phía Phần Lan, nhà chức trách kêu gọi bình tĩnh và tiến hành điều tra vụ việc. Thủ tướng Phần Lan Petteri Orpo cho biết ông đã liên lạc với những người đồng cấp Latvia và Litva, nhưng chỉ trích phản ứng mạnh mẽ của Vilnius.
Thủ tướng Orpo được ấn phẩm Phần Lan Ilta-Sanomat trích dẫn: "Ở Phần Lan, chúng tôi luôn nghiên cứu chi tiết các sự kiện trước rồi đưa ra kết luận". Trong khi đó, Ngoại trưởng Phần Lan Elina Valtonen nói với các phóng viên rằng không có dấu hiệu nào cho thấy thông tin về việc vẽ lại biên giới trên biển là hành động khiêu khích của Nga.
EU điều tra Italy liên quan việc cắt giảm nhựa sử dụng một lần Ngày 23/5, Ủy ban châu Âu (EC) thông báo đang điều tra Italy vì cho rằng nước này không thực hiện các hướng dẫn nhằm hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần. Italy là một trong những nước đầu tiên ủng hộ các nỗ lực của châu Âu nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm do đồ nhựa sử...