Thành phố ở Nga như truyện cổ tích
Thành phố Vyborg nằm gần St. Petersburg, đẹp như một trang truyện cổ tích giữa cuộc sống hiện đại.
Vyborg là một thành phố nhỏ tại Nga, nằm cách cố đô St. Petersburg 130 km về phía tây bắc. Theo truyền thuyết, vào thế kỷ 9, trưởng lão Gostomysl, người Novgorod đã thành lập một “thành phố bên biển” và tặng cho nơi ấy cái tên người con trai lớn nhất của mình – Vyborg.
Chỉ đến năm 1293, lịch sử của thành phố mới thật sự chính thức bắt đầu và được ghi nhận, khi những hiệp sĩ Thụy Điển trong một chuyến thập tự chinh đã yêu cầu nhiếp chính vương Torgils Knutsson dựng nên lâu đài Vyborg – thành trì của vương quốc Thụy Điển lúc bấy giờ ở vùng Karelia. Thành phố đã đổi chủ nhiều lần trong suốt chiều dài lịch sử, từ Thụy Điển đến thuộc Đế quốc Nga, sau đó trở thành một phần của Phần Lan trước khi Liên Xô giành chủ quyền vào năm 1940, để rồi lại rơi vào tay Phần Lan và Đức. Cuối cùng, thành phố vẫn trở về với Liên Xô và ngày nay thuộc Nga.
Đài tưởng niệm Torgils Knutsson được dựng ở quảng trường Staraya Ratusha, trước lối vào tòa thị chính Vyborg. Đây được coi là một trong những tòa nhà đẹp nhất của thành phố, bởi nó mang hơi thở của kiến trúc châu Âu với thiết kế tân phục hưng trang nhã, vốn là thành quả sau nhiều lần trùng tu từ hậu quả mà chiến tranh để lại.
Cũng chính nhờ thế mà Vyborg kế thừa được văn hóa và lịch sử của những quốc gia từng một thời thống trị. Những di tích kiến trúc của các thời đại và những dân tộc khác nhau phủ đầy trên những dải đường lát đá xinh đẹp hoài cổ, khác hẳn với những con phố bê tông tấp nập thường gặp ở những thành phố khác.
Video đang HOT
Đến với Vyborg là đến với những trang truyện cổ tích, nơi tòa lâu đài kiên cố vẫn sừng sững từ thế kỷ 13, quán bar và cà phê mang phong cách những quán uống thời xưa cũ, những tòa nhà thời trung cổ rải rác khắp con đường lát đá…
Đặc sản của thành phố là món bánh vòng Krendel, xuất hiện từ nửa cuối thế kỷ 14, gắn liền với những trận chiến nảy lửa giữa các gia tộc để chứng minh công thức của mình mới là đích thực. Sau khi Đế quốc Nga chiếm được Vyborg vào năm 1710, bánh Krendel đã trở thành món ăn của giới quý tộc, chuyên được sử dụng để thiết đãi quan khách trong các hội nghị hoàng gia.
Trải qua nhiều cuộc chiến, đặc biệt là sau Thế chiến 2, nhiều phần của thành phố đã bị phá hủy. Điển hình là nhà thờ cổ Vyborg – một trong những công trình được xây dựng bằng đá đầu thế kỷ 15. Tuy không ít lần kiên cường phục sinh từ đống đổ nát sau những trận hỏa hoạn của thành phố, nhưng cuối cùng nhà thờ vẫn bị thiêu rụi trong khói lửa của chiến tranh, giờ đây chỉ còn lại tàn tích.
Hiện tại, tàn tích còn sót lại của nhà thờ là nơi nhiều du khách ghé thăm và chụp ảnh. Từ đây có thể nhìn thấy tháp đồng hồ cổ kính của thành phố.
Tại Vyborg, du khách có cơ hội chiêm ngưỡng những chiếc thuyền rồng dài 24 m của người Viking được gọi là drakkars. Những con tàu như vậy có mũi thuyền rất cong và nếu chủ sở hữu thuyền là người có địa vị, mũi thuyền sẽ được trang trí bằng hình ảnh một con rồng. Hai chiếc thuyền Viking ở Vyborg là bản sao của những chiếc thuyền được làm vào năm 1984, là đạo cụ cho một bộ phim của Nga.
Tháp Tròn là một pháo đài bằng đá, một trong hai tháp thời trung cổ của Vyborg còn tồn tại đến ngày nay. Xung quanh chân tháp là khu chợ mô phỏng thời trung cổ và bài trí các vật dụng thời xưa cho khách đến chụp hình.
Thời trung cổ, phạm nhân thường bị khóa vào chiếc gông gỗ đặt tại các địa điểm đông người qua lại, nhất là giữa các khu chợ. Hình thức trừng phạt này được gọi là làm nhục nơi công cộng. Phạm nhân sẽ bị ném thực phẩm thiu thối vào người kèm theo hành thể xác. Giờ đây, chiếc gông gỗ lại là một trong những vật dụng khơi gợi hứng thú chụp ảnh của du khách. Với mức giá “tuỳ tâm”, mọi du khách đều có thể tự sắm cho mình một bức ảnh du hành thời gian như thế này.
“Lễ hội Hiệp sĩ” diễn ra vào mỗi mùa hè tại thành phố. Cánh cửa trở về thời trung cổ dang tay rộng mở đón chào mọi du khách: những hiệp sĩ và kỵ mã tranh tài trong những giải đấu đầy tính nhân văn, những tửu quán phục vụ đồ ăn và thức uống với nhạc sống cổ đại, những hội chợ nơi người dân mặc cổ phục nô nức bán buôn trang sức, tổ vật, bùa may mắn, khiên, mũ giáp hiệp sĩ… trong những căn lều vải sặc sỡ xung quanh Tháp Tròn.
Du khách từ St. Petersburg có thể đến Vyborg bằng ôtô, xe bus, tàu hỏa hoặc tàu điện tùy theo ý thích. Để tiết kiệm thời gian, sức khỏe cũng như kinh tế, du khách nên sử dụng tàu điện vì có tuyến đường riêng, tránh tình trạng kẹt xe như đi bằng ôtô hoặc xe bus và cũng không tốn nhiều thời gian như khi di chuyển bằng tàu hỏa.
Thăm bảo tàng Hermitage của nước Nga thời COVID-19
Bảo tàng Hermitage nằm trong Cung Điện mùa Đông ở trung tâm St. Petersburg là nơi không thể không tới khi đến với thành phố St. Petersburg cổ kính và xinh đẹp.
Phòng Malachite ở Hermitage. Ảnh: Duy Trinh
Bảo tàng Hermitage nằm trong Cung Điện mùa Đông ở trung tâm St. Petersburg là nơi không thể không tới khi đến với thành phố St. Petersburg cổ kính và xinh đẹp. Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 ở LB Nga vẫn diễn biến phức tạp, bảo tàng cũng hạn chế người vào để phòng ngừa dịch bệnh. Tuy nhiên những báu vật của Bảo tàng này vẫn là thỏi nam châm mạnh thu hút những người đến thăm thủ đô phương Bắc của nước Nga.
Có khá nhiều du khách tập trung trước cửa vào Bảo tàng vì để có thể thăm quan khách chỉ có thể mua vé qua mạng, thăm theo những giờ cố định nhằm đảm bảo giãn cách.
Thứ đầu tiên đập vào mắt du khách đó là các phòng nghi lễ nhà nước hoành tráng, dát vàng và trang hoàng lộng lẫy trọng Cung Điện mùa Đông như "Phòng Quốc huy" trong đó có quốc huy của tất cả các vùng miền của LB Nga, "Cầu thang Jordan" nổi tiếng trên đường đi vào tham quan bảo tàng, "Phòng Thánh George" - nơi các đại sứ từng diện kiến Sa Hoàng Nga, "Phòng Vũ khí", Phòng Ánh sáng hay hành lang Raphael - bản sao hành lang trong Cung điện của Giáo hoàng ở Vatican mà du khách thường đứng chụp ảnh lưu niệm ....
Nhà thờ nhỏ trong Cung điện Mùa Đông. Ảnh: Duy Trinh
Hướng dẫn viên Maya Makhova giới thiệu với chúng tôi những báu vật chính của bảo tàng trong đó có 2 bức tranh do danh họa nổi tiếng Raphael người Italia chép lại. Đó là bức tranh nhỏ "Đức mẹ bồng chúa" hay "Conestabile Madonna". Tên của nó xuất phát từ gia đình Conestabile ở Perugia, người mà Sa Hoàng Alexander II của Nga mua lại tranh năm 1871. Bức tranh thứ hai là bức "Thánh gia", hay "Đức mẹ và chồng Joseph không để râu". Raphael vẽ bức tranh này trong thời gian ở Florence. Những đường nét uyển chuyển, sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc và bố cục tạo nên cảm giác thánh thiện của bức tranh.
Theo hướng dẫn viên Makhova hiện trên thế giới chỉ còn khoảng 20 bức tranh của danh họa danh tiếng Leonardo da Vinci, mà trong đó Bảo tàng Hermitage sở hữu 2 bức là các bức tranh "Đức mẹ bồng chúa Giesu" hay còn gọi là bức "Benois Madonna" và bức "Litta Madonna"
Phòng Ánh sáng. Ảnh: Duy Trinh
Chúng tôi cũng được giới thiệu tác phẩm điêu khắc của danh họa, nhà điêu khắc nổi tiếng Michelangelo - "Cậu bé cúi đầu". Đây là tác phẩm duy nhất của Michelangelo tại Hermitage. Hình tượng cậu bé khỏa thân và quay vào chính mình này cao 54 cm, làm bằng đá cẩm thạch và mặc dù chưa được hoàn thiện đầy đủ song các đặc điểm khuôn mặt, mái tóc và hình dáng cơ thể đều có thể dễ dàng nhận ra. Kể từ khi được Nữ hoàng Ekaterina Đại đế, người sáng lập Bảo tàng Hermitage mua lại, tác phẩm này chưa bao giờ rời khỏi sảnh của bảo tàng.
Tiếp đó bạn có thể chiêm ngưỡng những bức tranh của họa sĩ nổi tiếng Hà Lan Rembrandt như các bức "Danae"; "Chân dung một học giả"; "Chân chung ông già mặc áo đỏ", "Chân dung người Do thái già"... "Dana" là một trong những kiệt tác của Hermitage đã được cả thế giới biết đến với một lý do không mấy vui vẻ. Năm 1985, một kẻ phá hoại đã hắt axit sunfuric lên bức tranh sơn dầu và phải mất 12 năm để bức tranh được phục hồi lại. Kể từ đó, tác phẩm của họa sĩ Rembrandt đã không bao giờ được mang ra khỏi bảo tàng.
Còn rất nhiều tranh quí, báu vật khác của Hoàng gia nước Nga có thể chiêm ngưỡng tại Hermitage. Hiện vật đặc biệt đáng chú ý khác là các mặt bàn, bình khổng lồ được ghép tỉ mỉ từ những viên đá quí nhỏ bé theo nghệ thuật ghép mảnh công phu gọi là Mosaic. Và đương nhiên khách đến thăm Hermitage cũng không thể bỏ qua chiếc đồng hồ "Chim công" lộng lẫy, không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật tuyệt hảo mà còn là sự kỳ diệu về kỹ nghệ do doanh nhân người Anh James Fox chế tạo vào thế kỷ 18. Hay chiếc đĩa Kolyvan khổng lồ còn được gọi là "nữ hoàng đĩa" làm bằng đá jasper vân xanh. Chiếc đĩa này cao 2,57m, dài 5,04m, rộng 3,22m và được xem là chiếc đĩa lớn nhất thế giới.
Các hiện vật bên trong bảo tàng. Ảnh: Duy Trinh
Với hơn 60.000 trong tổng số 3 triệu hiện vật được trưng bày trong gần 1000 căn phòng, người ta tính rằng để xem hết tất cả những hiện vật của Hermitage, với chỉ một phút cho mỗi hiện vật, thì cũng phải mất gần 8 năm mới hoàn thành mục tiêu này.
Ông Putin: Hải quân Nga có thể ra đòn tấn công không gì cản nổi Hải quân Nga có thể phát hiện đối phương và ra đòn "tấn công không thể cản nổi" nếu cần thiết, Tổng thống Vladimir Putin nói. Tổng thống Vladimir Putin dự lễ duyệt binh của Hải quân Nga ngày 25/7 (Ảnh: DW). "Ngày nay, hạm đội của Hải quân Nga có mọi thứ cần thiết để bảo vệ đất nước và lợi ích...