Thành phố Nhật Bản ứng dụng bài học sóng thần trong chương trình tiêm chủng
Bài học xử lý khủng hoảng từ thảm họa kép cách đây 10 năm đã giúp Soma trở thành một trong những địa phương dẫn đầu cả Nhật Bản về tốc độ tiêm chủng.
Một phòng tập thể dục trở thành trung tâm tiêm chủng cho người cao tuổi ở Soma, tỉnh Fukushima, Nhật Bản ngày 9/6. Ảnh: Reuters.
Ông Tamio Hayashi (77 tuổi) chưa bao giờ nghĩ mình có thể lên Internet và đăng ký cho bản thân một suất tiêm vaccine ngừa COVID-19. Không thông thạo công nghệ, ông cho rằng đăng ký tiêm vaccine qua Internet là một việc không phải giành cho mình.
May mắn thay, giới chức thành phố Soma, nơi ông đang sống – một thành phố nhỏ nằm cách thủ đô Tokyo 240 km về phía Bắc, đã giúp ông cũng như những người cao tuổi khác của địa phương dễ dàng tiếp cận với vaccine.
“Điều này thật tuyệt vời. Bạn chỉ cần nhận được thông báo yêu cầu đến vào ngày hẹn”, Hayashi cho biết ông và vợ đã hoàn thành mũi tiêm thứ hai tại một trung tâm thể thao ở địa phương.
Soma – thành phố nhỏ từng bị tàn phá nặng nề do trận động đất và sóng thần xảy ra vào năm 2011 – đã vượt lên dẫn đầu gần như trên cả nước về tiêm chủng nhờ những bài học rút ra từ thảm họa kép cách đây 10 năm.
Theo dữ liệu của hãng tin Reuters, Nhật Bản hiện bị bỏ xa về tỷ lệ tiêm chủng trong các nền kinh tế phát triển, với 12% dân số nhận được ít nhất một liều vaccine. Trong khi đó, tỷ lệ tại Pháp là 42% và Canada là 63%.
Phương pháp tiếp cận linh hoạt của chính quyền thành phố Soma đã xóa bỏ những rắc rối do hệ thống đặt chỗ mà nhiều địa phương trên khắp Nhật Bản đang mắc phải. Tính đến thời điểm hiện tại, Soma đã tiêm cho 84% người cao tuổi trong địa phương, cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ 28% trên toàn quốc. Chính quyền thành phố cũng đã bắt đầu tiêm cho người trẻ và hướng đến đối tượng 16 tuổi vào cuối tháng 7 – ngay trước thềm diễn ra Olympic Tokyo.
Góp phần thành công vào chương trình tiêm chủng của Soma là nhờ dân số nhỏ với 35.000 người. Điều này giúp cho đội ngũ y tế tiếp cận với người dân ở thành phố ven biển Thái Bình Dương thuộc tỉnh Fukushima dễ dàng hơn so với các khu đô thị khổng lồ.
Tuy nhiên, không thể không nhắc đến những bài học đau lòng trong thảm họa sóng thần cướp đi sinh mạng của 450 người trong thành phố đã khiến cho nơi đây trở thành một trong những điểm dẫn đầu cả nước về tiêm chủng.
Video đang HOT
Thảm họa kép đã dạy cho chính quyền thành phố Soma tầm quan trọng của việc vạch ra và truyền đạt các kế hoạch rõ ràng, hợp tác chặt chẽ với các chuyên gia y tế địa phương, tập trung những người có nguy cơ nhất và không ngồi chờ kế hoạch từ trung ương.
“Tôi không biết liệu chúng tôi có thể làm được điều này hay không nếu không xảy ra thảm họa động đất xưa kia. Nhưng chương trình tiêm chủng này là kết quả từ sự phối hợp giữa kinh nghiệm của chính quyền thành phố và người dân trong 10 năm qua”, Phó Thị trưởng Katsuhiro Abe nói.
Rút ra những bài học năm 2011, các nhà lãnh đạo và đội ngũ y tế của Soma đã bắt đầu soạn thảo kế hoạch và tiến hành các đợt diễn tập tiêm chủng từ tháng 12 năm ngoái, vài tháng trước khi vaccine ngừa COVID-19 chính thức được phê duyệt tại Nhật Bản.
Thành phố thành lập các trung tâm tiêm chủng tập trung, bảo đảm nhân lực y tế. Cư dân được gọi theo khối phố, không cần đặt chỗ trước và thành phố điều động xe buýt đến đón những người không thể tự đi lại.
Abe – một người dân Soma – cho biết sau thảm họa kép cách đây 10 năm, những người hàng xóm biết cách quan tâm lẫn nhau trong khi các quan chức thành phố đã quen với việc chuyển từ công việc văn phòng sang xử lý khủng hoảng.
Người dân thành phố được nhanh chóng đưa đến các khu vực chờ đợi và kiểm tra, sau đó đến một khu vực được phân vùng để tiêm vaccine.
“Chiến lược cần được điều chỉnh phù hợp với từng văn hóa và bối cảnh địa phương. Đó là một cuộc chiến”, Kenji Shibuya – người đã xin từ chức giám đốc Viện Sức khỏe Dân số thuộc Đại học Kings College London vào mùa xuân năm nay để đến Soma giúp đẩy mạnh chương trình tiêm chủng.
Ông cho biết cách tốt nhất mà chính phủ có thể làm là cung cấp ổn định nguồn vaccine và vật tư cho các thành phố, trong khi hãy để chính quyền địa phương làm nốt phần việc còn lại.
Nhật Bản thiệt hại nặng sau động đất
Trận động đất mạnh 7,3 độ khiến hơn 120 người bị thương, phá hủy nhiều công trình và khiến cuộc sống người dân Nhật Bản đảo lộn.
Trận động đất hôm 13/2 đã gây ra một vụ sạt lở trên đường cao tốc Joban ở Soma, tỉnh Fukushima, hôm 14/2. Do đã được Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA) cảnh báo từ trước, hiện chưa có báo cáo về thương vong từ vụ lở đất.
Các lực lượng cứu hộ đang gấp rút làm việc để xử lý thiệt hại do lở đất và để đoạn đường cao tốc Joban sớm được lưu thông trở lại. Trong ảnh, loạt máy xúc và các phương tiện cứu hộ đang nhanh chóng dọn dẹp đống đổ nát trên đoạn đường cao tốc.
Một bức tường bị đổ sập sau trận động đất ở Kunimi, tỉnh Fukushima, Nhật Bản. Các khu vực ở tỉnh Fukushima chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất từ trận động đất mạnh hơn 7 độ, do trận động đất xảy ra ở độ sâu 54 km ngoài khơi tỉnh đông bắc này.
Một phần của một ngôi nhà ở Koori, tỉnh Fukushima, đổ sập rạng sáng 14/2 sau khi trải qua trận động đất nghiêm trọng. Các nhân viên cứu hộ Nhật Bản nhanh chóng được điều động tới hiện trường để xử lý đống đổ nát.
Cổng của một căn nhà đổ sập đã chắn đoạn đường ở Koori, tỉnh Fukushima khiến các phương tiện phần nào gặp khó khăn khi lưu thông.
Một thủ thư đang sắp xếp lại các cuốn sách bị văng khỏi kệ sau trận động đất ở thành phố Iwaki ở Iwaki, tỉnh Fukushima.
Bà Mitsue Hisa, 70 tuổi, chủ một quán rượu ở Iwaki, đang dọn dẹp đống đổ nát hôm 14/2. Các cửa hàng ở Nhật Bản vốn chịu thiệt hại từ lệnh hạn chế ngăn Covid-19 giờ đây phải đối mặt với hậu quả từ trận động đất mạnh hơn 7 độ.
Mảnh vỡ từ một tòa nhà bị hư hại ở Iwaki, tỉnh Fukushima, rơi ngổn ngang xuống đoạn đường phía dưới. Nhiều tòa nhà khác ở Iwaki cũng xuất hiện các vết nứt lớn sau vụ động đất.
Một cụ bà cao tuổi đứng nép bên căn bếp ngổn ngang sau động đất ở Soma, tỉnh Fukushima.
Người dân xếp hàng nhận nước sinh hoạt từ Lực lượng Phòng vệ ở Shinchi, tỉnh Fukushima, hôm 14/2, sau khi khu vực này bị cắt nguồn cung nước do ảnh hưởng từ động đất.
Người dân gia cố lại phần mái bị hư hại của một ngôi nhà ở Shinchi, tỉnh Fukushima. Giới chức Nhật Bản đã cảnh báo các đợt dư chấn sau trận động đất hôm 13/2 có thể xảy ra trong vài ngày tới và có thể xuất hiện cả mưa lớn vào đầu tuần sau.
Brazil cấp phép sử dụng vaccine Pfizer/BioNTech cho trẻ em trên 12 tuổi Ngày 11/6, Cơ quan Quản lý y tế liên bang Brazil (Anvisa) cho biết đã cấp phép sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của hãng dược phẩm Pfizer/BioNTech cho trẻ em trên 12 tuổi. Vaccine phòng COVID-19 của Pfizer/BioNTech. Ảnh: AFP/TTXVN Quyết định này được đưa ra dựa trên các kết quả nghiên cứu được thực hiện ở bên ngoài Brazil cho thấy vaccine...