Thành phố New York chấm dứt ‘hạn hán’ tuyết mùa Đông
Gần đây, YouTube xuất hiện nhiều video lan truyền thông tin sai lệch liên quan khí hậu, như nói rằng năng lượng gió và năng lượng mặt trời không có tác dụng, mực nước biển dâng cao sẽ giúp các rạn san hô phát triển mạnh mẽ, hoặc rằng các nhà khoa học khí hậu lạm quyền và phóng đại quá mức.
Đây đều là những tuyên bố sai sự thật và gây hiểu lầm trong hàng nghìn video YouTube được phân tích bởi Trung tâm chống thù ghét kỹ thuật số (CCDH). Trung tâm này đã xác định được sự thay đổi rõ rệt trong chiến thuật của những người phủ nhận biến đổi khí hậu trong vài năm qua.
“Phủ nhận kiểu mới”
Trước đây, những người phủ nhận biến đổi khí hậu trên YouTube thường bác bỏ và cho rằng biến đổi khí hậu là một trò lừa bịp, hoặc tuyên bố rằng con người không chịu trách nhiệm về biến đổi khí hậu. Còn hiện nay, thì nhiều người đang chuyển sang một cách tiếp cận khác, tìm cách phá hoại khoa học khí hậu, gây nghi ngờ về các giải pháp khí hậu và thậm chí tuyên bố tình trạng ấm lên toàn cầu là điều tốt, hoặc thậm chí là vô hại.
Theo một phân tích của CCDH được công bố hôm 16/1, 5 năm qua đã chứng kiến sự gia tăng đáng kinh ngạc về xu hướng phủ nhận mới này. Bằng cách tiếp cận mới, những người sáng tạo video trên YouTube tránh được lệnh cấm kiếm tiền từ việc phủ nhận khí hậu.
Video đang HOT
Các nhà nghiên cứu đã ghi lời của hơn 12.000 video được đăng từ năm 2018 – 2023 trên 96 kênh YouTube, có nội dung thúc đẩy thông tin sai lệch và phủ nhận khí hậu. Lời của video được phân tích bằng trí tuệ nhân tạo để xếp nội dung vào loại “phủ nhận kiểu cũ” hoặc “phủ nhận kiểu mới”.
Theo báo cáo, nội dung “phủ nhận kiểu mới” chủ yếu tấn công vào các giải pháp, khoa học và phong trào khí hậu, hiện chiếm 70% tổng số những tuyên bố phủ nhận các vấn đề về khí hậu được đăng trên YouTube.
Báo cáo cho thấy những tuyên bố “phủ nhận kiểu cũ” cho rằng không xảy ra hiện tượng nóng lên toàn cầu đã giảm từ 48% (năm 2018) xuống còn 14% (năm 2023). Tuy nhiên, những tuyên bố rằng các giải pháp khí hậu sẽ không hiệu quả đã tăng từ 9% lên 30% trong cùng thời kỳ.
Imran Ahmed – Giám đốc điều hành kiêm người sáng lập CCDH – nói với CNN: “Phong trào khí hậu đã giành chiến thắng với lập luận rằng biến đổi khí hậu là có thật và nó đang làm tổn hại đến hệ sinh thái của hành tinh chúng ta”. Khi tác động của cuộc khủng hoảng khí hậu đang gây ảnh hưởng đến một lượng lớn dân số toàn cầu, thì những câu chuyện phủ nhận biến đổi khí hậu đang trở nên kém hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, ông cho rằng đó cũng là một cảnh báo lớn: “Giờ đây, khi phần lớn mọi người đều đã biết việc ‘phủ nhận kiểu cũ’ là phản thực tế và mất uy tín, thì những người phủ nhận khí hậu đã tìm ra cách mới để lan truyền thông tin sai lệch là nói với mọi người rằng các giải pháp về khí hậu đều không hiệu quả. ‘Phủ nhận kiểu mới’ về khí hậu này không kém phần xảo quyệt, và nó có thể có ảnh hưởng to lớn đến hành động vì khí hậu của dư luận trong nhiều thập kỷ tới”.
Theo CCDH, điều này đặc biệt đáng lo ngại vì rất đông người trẻ bị thu hút bởi YouTube. Một cuộc khảo sát vào tháng 12/2023 từ Trung tâm nghiên cứu Pew cho thấy YouTube là nền tảng truyền thông xã hội được sử dụng rộng rãi nhất mà họ phân tích ở những người từ 13 – 17 tuổi, với khoảng 9/10 người trong số đó sử dụng.
Giải pháp ngăn chặn
Theo tính toán của CCDH, YouTube có khả năng kiếm tới 13,4 triệu USD mỗi năm từ quảng cáo trên các video có nội dung phủ nhận khí hậu, bao gồm quảng cáo từ các công ty quần áo thể thao, khách sạn và tổ chức phi lợi nhuận quốc tế nổi tiếng.
Imran Ahmed nói: “Không có nhiều công ty hài lòng khi thấy quảng cáo của họ xuất hiện bên cạnh nội dung phủ nhận khí hậu rõ ràng. Và tôi tưởng tượng họ sẽ rất tức giận khi biết rằng họ đang vô tình tài trợ cho nội dung phủ nhận khí hậu”.
Trong một tuyên bố với CNN, người phát ngôn của YouTube cho biết: “Được phép tranh luận hoặc thảo luận về các chủ đề biến đổi khí hậu, bao gồm cả chính sách công hoặc nghiên cứu”. Tuy nhiên, người phát ngôn nói thêm: “Khi nội dung chuyển sang phủ nhận biến đổi khí hậu, chúng tôi sẽ ngừng hiển thị quảng cáo trên những video đó. Chúng tôi cũng hiển thị bảng thông tin dưới các video liên quan để cung cấp thêm thông tin về biến đổi khí hậu và trích dẫn từ bên thứ ba”.
YouTube cho biết các nhóm thực thi của họ làm việc nhanh chóng để xem xét các video có khả năng vi phạm chính sách, sau đó xử lý chúng. Sau khi xem xét báo cáo của CCDH, họ phát hiện ra một số video trong đó đã vi phạm các chính sách hiện hành về biến đổi khí hậu và từ đó đã xóa quảng cáo. Tuy nhiên, họ cũng nói rằng phần lớn các video trong phân tích của CCDH không vi phạm chính sách của họ.
Ông Ahmed kêu gọi Google tăng cường các chính sách để đối phó với nội dung “phủ nhận kiểu mới”, như mở rộng lệnh cấm kiếm tiền ở các video có nội dung “phủ nhận kiểu cũ” và cả “phủ nhận kiểu mới”. Ông cũng lưu ý các mãng xã hội khác về vấn đề này.
“Bạn không thể tuyên bố mình là người sống xanh nhưng sau đó lại trở thành chiếc loa phóng thanh lớn nhất thế giới về những thông tin sai lệch liên quan đến biến đổi khí hậu”, ông Ahmed nói.
Lũ lụt nghiêm trọng ở miền Đông Bắc Australia
Mưa lớn do ảnh hưởng của bão Jasper khiến nhiều thị trấn du lịch dọc Rạn san hô Great Barrier ở Đông Bắc Australia bị cô lập, nhiều cư dân phải leo lên mái nhà vì nước sông dâng cao quá nhanh.
Ngập lụt do bão Jasper tại bang Queensland, Australia ngày 13/12/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Bão Jasper quét qua các vùng phía Bắc ở bang Queensland tuần trước tàn phá một vùng rộng lớn trước khi hạ cấp xuống mức bão nhiệt đới.
Do ảnh hưởng của bão, lượng mưa trong vài giờ cuối tuần qua bằng lượng mưa nhiều tháng trước đó cộng lại. Các đội cứu hộ đã sơ tán 200 người trong đêm, các trực thăng quân đội cũng đã được huy động để hỗ trợ những vùng bị nước lũ cô lập
Thủ hiến bang Queensland Steven Miles cho rằng nhiều thảm họa thiên nhiên đã xảy ra nhưng đây là lần tồi tệ nhất, mưa không ngớt cho đến khi bão tan, các hoạt động cứu trợ bằng máy bay tới các vùng xa xôi bị cản trở. Lãnh đạo cơ quan ngân khố bang Queensland, Cameron Dick, lo ngại mưa lớn tiếp diễn có thể dẫn tới thảm họa gây thiệt hại ước tính hàng tỷ USD.
Cairns, thị trấn cửa ngõ dẫn vào khu vực có rạn san hô Great Barrier, với trên 150.000 dân, đã ghi nhận lượng mưa khoảng 600 mm trong 40 giờ tính đến sáng 18/12. Lượng mưa này cao gấp hơn 3 lần lượng mưa trung bình 182 mm tại khu vực trong tháng 12 này. Các chuyến bay từ sân bay Cairns đều bị hoãn hoặc hủy trong sáng 18/12. Nhiều hình ảnh trên mạng xã hội còn cho thấy nhiều máy bay bị ngập nước. Giám đốc điều hành (CEO) sân bay Cairns, Richard Barker, cho biết đã huy động các máy bơm để hút nước liên tục nhưng cũng không kịp với tốc độ nước dâng.
Giới chức cảnh báo người dân không bơi trong nước lũ sau khi xuất hiện cá sấu tại thị trấn Ingham, cách Cairns 250 km về phía Nam.
Bão lớn độ bổ vào Australia gây mất điện trên diện rộng Theo phóng viên TTXVN tại Australia, hàng nghìn người ở các thị trấn ven biển dọc theo Rạn san hô Great Barrier của Australia phải sống trong tình trạng mất điện khi cơn bão nhiệt đới Jasper đổ bộ vào bang Queensland vào chiều 13/12. Cây cối bị quật đổ khi bão Jasper đổ bộ vào Cairns, Australia, ngày 13/12/2023. Ảnh: AFP/TTXVN Cơ...