Thành phố nào có mức sống đắt đỏ nhất thế giới?
1. Hong Kong – Thành phố có mức sống đắt đỏ nhất thế giới. Nơi đây được coi là nền kinh tế tự do nhất thế giới, với hàng loạt chính sách ưu đãi của chính phủ dành cho doanh nghiệp như thuế suất thấp, thủ tục hành chính đơn giản… Do dân số tăng nhanh, Hong Kong phải xây dựng cơ sở hạ tầng nhanh chóng và giá cả trong thành phố cũng tăng cao.
2. Luanda, Angola – Thành phố sinh sống đắt đỏ nhất châu Phi. Chi phí sinh sống ở Luanda đắt đỏ để dành tiền đầu tư vào cơ sở hạ tầng nhằm đáp ứng với sự tăng trưởng GDP không ngừng từ các hoạt động khai thác mỏ.
3. Zurich, Thụy Sĩ – Thành phố để sống đắt đỏ nhất châu Âu. Zurich là một trung tâm toàn cầu cho các ngân hàng và cũng là một trong những nơi sinh sống chất lượng tốt nhất trên thế giới. Tất nhiên, chất lượng cuộc sống tốt cũng đồng nghĩa với chi phí không hề rẻ.
4. Singapore: Thành phố này nổi tiếng với các trung tâm giao thông vận tải và các quy tắc nghiêm ngặt về xả rác. Ngân hàng Thế giới gọi Singapore là “nơi dễ nhất để làm kinh doanh”, đó là lý do tại sao các công ty trên khắp thế giới đổ xô tới thành phố này và đẩy giá cả lên cao.
5. Tokyo, Nhật Bản: Trong ảnh không phải là tháp Eiffel mà là tháp Tokyo, nằm ở trung tâm của thành phố rộng lớn. Tokyo đã tăng 6 bậc so với năm ngoái nhờ vào việc tăng giá đồng Yên. Thành phố này là một trong những nơi sinh sống đắt đỏ trên thế giới bởi chi phí sinh hoạt cao.
Video đang HOT
6. Kinshasa, Congo: Thành phố này đã tăng 7 bậc trong danh sách những thành phố sinh sống đắt đỏ trên thế giới so với năm ngoái, một phần vì những nỗ lực đầu tư phối hợp của Trung Quốc.
7. Thượng Hải, Trung Quốc: Thượng Hải là thành phố đông dân nhất Trung Quốc, với hơn 24 triệu dân. Cũng giống như các thành phố khác trong cả nước, chi phí sống ở nơi này đã giảm xuống nhiều vì đồng Nhân dân tệ tụt giá. Tuy nhiên, đây vẫn là một nơi sinh sống đắt đỏ.
8. Geneva, Thụy Sĩ: Giống như nhiều trung tâm tài chính toàn cầu khác, chi phí sinh sống ở Geneva rất đắt đỏ.
9. N”Djamena, Chad: Nằm ở giữa trung tâm Bắc Phi, N”Djamena là một trung tâm cung cấp thực phẩm chính và là thị trường buôn bán trong khu vực.
10. Bắc Kinh, Trung Quốc: Bắc Kinh những năm gần đây nổi tiếng với độ ô nhiễm khói bụi nghiêm trọng, có thể gây nguy hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, điều đó không làm cho chi phí sinh sống ở thành phố này rẻ đi.
11. New York, Mỹ: Giống như London, thành phố New York nổi tiếng là đắt đỏ để sinh sống. Chi phí sinh hoạt ở New York ngày càng đắt đỏ hơn khi mà nó đã tăng 5 bậc so với năm ngoái. Nếu bạn muốn có một kì nghỉ dài ở New York thì hãy chuẩn bị thật nhiều tiền.
12. Thâm Quyến, Trung Quốc: Thâm Quyến ít nổi tiếng hơn so với các thành phố khác của Trung Quốc như Bắc Kinh hay Thượng Hải, nhưng nó cũng có tới hơn 10 triệu dân. Đây cũng là một trong những thành phố có mức sống đắt đỏ nhất thế giới.
Theo_Kiến Thức
Sự thật giật mình ở quốc gia giàu nhất thế giới
Theo Middle East Online, mặc dù Qatar là quốc gia giàu nhất thế giới nhưng ít ai biết rằng 60% dân số nước này đang sống trong các "trại lao động".
Qatar là quốc gia giàu có nhất thế giới
Theo số liệu điều tra dân số từ tháng 4/2015 được Bộ Kế hoạch Phát triển và Đầu tư Qatar công bố hôm 5/6, gần 60% trong tổng số 2,4 triệu dân Qatar đang sống trong những nơi mà chính phủ nước này gọi là "trại lao động". Tức là có tới 1,4 triệu dân số đang sống trong môi trường tàn tệ.
Điều kiện sống của người lao động di cư làm việc trong các dự án cơ sở hạ tầng ở Qatar từ lâu đã là một vấn đề gây tranh cãi.
Tuần trước, 11 người đã thiệt mạng, 12 người bị thương khi một vụ hỏa hoạn xảy ra tại một khu nhà dành cho công nhân làm việc cho một dự án du lịch ở tây nam Qatar.
Qatar, nơi đăng cai tổ chức World Cup 2022, vốn đang bị các nhóm nhân quyền trong đó có Tổ chức Ân xá Quốc tế chỉ trích vì cung cấp "nơi ăn nghỉ chật chội và bẩn thỉu" cho lực lượng lao động di cư khổng lồ của nước này.
Đáp lại các chỉ trích, Qatar đã cho xây dựng hàng loạt khu phức hợp nhà ở mới cho công nhân, trong đó nổi bật nhất là "Thành phố Lao động" bao gồm cả các cửa hàng, rạp chiếu phim và sân vận động ở phía nam thủ đô Doha. Chi phí xây dựng lên tới 825 triệu USD.
Hơn 70.000 lao động nước ngoài có thể sống trong thành phố trên. Sau khi hoàn thành, đây sẽ là 1 trong 7 "thành phố" dành cho lao động ở nước này. Tổng sức chứa của 7 thành phố là 260.000 người.
Theotienphong.vn
Theo_Giáo dục thời đại
Bên trong biệt thự hơn 500 tỷ sinh viên TQ mua ở Canada Một sinh viên Trung Quốc khiến cộng đồng mạng nước này xôn xao khi chi 24 triệu USD để sở hữu căn biệt thự đắt đỏ nhất ở thành phố Vancouver, Canada. Ngôi biệt thự đắt đỏ nhất ở thành phố Vancouver vừa thuộc về một sinh viên Trung Quốc là Tian Yu Zhou. Theo hồ sơ tài sản, Tian nắm giữ 99%...