Thành phố Nam Á đầu tiên công bố lộ trình giảm phát thải carbon bằng 0
Mumbai đã công bố kế hoạch chi tiết giảm lượng phát thải carbon bằng 0 vào năm 2050, vượt trước mục tiêu quốc gia của Ấn Độ hai thập kỷ và là thành phố đầu tiên ở Nam Á đặt ra mốc thời gian như vậy.
Mumbai là thành phố Nam Á đầu tiên công bố kế hoạch giảm phát thải bằng 0. Ảnh: AFP
Trong kế hoạch được công bố vào ngày 13/3, Mumbai – trung tâm tài chính của Ấn Độ – đã đề xuất những biện pháp thay đổi toàn diện về cách thức quản lý năng lượng, nước, không khí, chất thải, không gian xanh và giao thông cho 19 triệu cư dân thành phố.
Ông Aaditya Thackeray, Bộ trưởng Môi trường của bang Maharashtra phát biểu: “Chúng ta không còn nhiều thời gian”. Nếu không có biện pháp can thiệp, tác động từ biến đổi khí hậu có thể khiến Ấn Độ thiệt hại 35.000 tỷ USD trong vòng 50 năm tới.
Mặc dù là thành phố giàu có nhất của Ấn Độ, Mumbai lại là nơi chứng kiến nạn nghèo đói khủng khiếp, với những khu ổ chuột và làng chài mọc lên như nấm dọc theo bờ biển phía Nam.
Đến năm 2050, mực nước biển dâng cao sẽ làm nhấn chìm những khu vực đó. Tổng cộng, biến đổi khí hậu có thể khiến thành phố này thiệt hại 920 triệu USD.
Dựa trên ý kiến từ các quan chức, người dân, nhà nghiên cứu và các doanh nghiệp, kế hoạch giảm phát thải carbon của Mumbai đã liệt kê những thay đổi trên 6 lĩnh vực.
Video đang HOT
Các thay đổi bao gồm các khoản đầu tư vào nhà ở, điện khí hóa phương tiện giao thông công cộng và xây dựng nhiều đường dành cho người đi bộ; thoát nước chống ngập úng; bảo tồn nguồn nước; đầu tư vào nước sạch và pin năng lượng mặt trời trên mái nhà.
Theo cố vấn chính phủ Saurabh Punamiya, Mumbai có thể xem xét huy động vốn thông qua trái phiếu “xanh” do chính phủ liên bang phát hành. Thành phố này cũng có kế hoạch gây quỹ cho các dự án giảm thiểu tác động của khí hậu thông qua chính phủ liên bang và các tổ chức cho vay toàn cầu.
Khả năng tiếp cận các khoản đầu tư này, cùng với nguồn ngân sách hàng năm 6 tỷ USD, đã mang lại cho Mumbai lợi thế hơn so với các thành phố khác trong việc thực hiện các mục tiêu khí hậu.
Phó giáo sư Nikhil Anand, giảng viên tại Đại học Pennsylvania (Mỹ), đánh giá kế hoạch của Mumbai có thể giúp Ấn Độ xem xét lại các mô hình phát triển hiện tại khi đặt tăng trưởng kinh tế lên trước quản lý môi trường.
Nếu Mumbai thành công, thành phố này có thể giúp Ấn Độ chuyển trọng tâm sang các vấn đề cấp bách khác, ví dụ như tăng đáng kể khả năng tiếp cận nước sạch cho người vô gia cư ở thành phố.
Trong ba thập kỷ tới, thành phố Mumbai đặt mục tiêu cắt giảm tổng lượng phát thải gây hiệu ứng nhà kính xuống mức bằng 0. Năm 2019, thành phố này đã thải ra là 23,42 triệu tấn carbon, tương đương 1,8 tấn trên đầu người.
Theo bản kế hoạch, khoản đầu tư lớn nhất sẽ tập trung vào vấn đề năng lượng, chiếm 72% tổng lượng khí thải. Phần còn lại là khí thải và chất thải của phương tiện giao thông. Các ưu tiên ngắn hạn của Mumbai bao gồm việc mua 2.100 xe buýt điện vào năm 2023 với chi phí 1,7 tỷ USD. Thành phố này cũng trang bị các thiết bị tiết kiệm điện cho những hộ dân thu nhập thấp.
Tuy vậy, kế hoạch của một số khía cạnh quan trọng trong quá trình chuyển đổi của Mumbai vẫn chưa rõ ràng.
Nhiều công ty cung cấp điện than cho thành phố Mumbai cho biết sẽ đầu tư để đạt được các mục tiêu chuyển đổi bằng 0.
Các siêu đại đô thị khác của Nam Á như New Delhi, Bangalore, Chennai, Kolkata, Dhaka và Karachi cũng đang chuẩn bị các kế hoạch riêng về hành động chống biến đổi khí hậu.
Lễ hội dựng tháp người giữa Covid-19 gây lo ngại
Cảnh sát khắp Mumbai đang phát cảnh báo không cho phép người dân tụ tập dựng tháp người giữa Covid-19, nếu vi phạm có thể đối diện hình phạt.
Cảnh sát Mumbai, Ấn Độ, đưa ra cảnh báo nghiêm khắc hôm 29/8 sau khi nhiều người tuyên bố rằng vẫn tham gia dựng tháp người vào lễ hội Gokulashtami nổi tiếng của Hindu giáo, bất chấp các hạn chế giãn cách ngăn Covid-19.
Nhiều đồn cảnh sát ở bang Maharashtra đang điều động lực lượng và cảnh báo người dân không vi phạm các quy tắc chống dịch. Đồn cảnh sát Byculla và Jogeshwari đều xác nhận đã gửi thông báo tới các địa phương để cảnh báo tục lệ dựng tháp người.
Người dân dựng tháp người trong lễ hội tại Mumbai tháng 9/2018. Ảnh: Reuters .
Thủ hiến bang Maharashtra Uddhav Thackeray trước đó cho biết các khu vực phải đảm bảo không để xảy ra tập trung đông đúc trong các lễ hội sắp tới, nhấn mạnh cần ưu tiên mạng sống con người giữa đại dịch. Các chuyên gia cũng lo ngại mùa lễ hội vào tháng 9 có thể khiến Covid-19 bùng phát tương tự năm ngoái.
Tuy nhiên, đảng Maharashtra Navnirman Sena (MNS) công khai tuyên bố rằng họ sẽ bất chấp lệnh cấm với lễ hội Gokulashtami bằng cách vẫn tổ chức các sự kiện dựng tháp người.
Lãnh đạo MNS Bala Nandgaonkar hôm qua tới thăm một địa điểm ở Thane để xem xét công tác chuẩn bị lễ hội. Quan chức MNS ở Thane, Avinash Jadhav, cho biết họ sẽ tiếp tục tổ chức dựng tháp người, bất chấp quy định phòng dịch.
"Nếu đảng Bharatiya Janata (BJP) có thể tổ chức các cuộc tuần hành lớn, đảng Shiv Sena có thể biểu tình, tại sao chúng ta không thể kỷ niệm lễ hội Gokulashtami", Jadhav nói.
Ấn Độ là vùng dịch lớn nhất châu Á và lớn thứ hai thế giới với hơn 32,7 triệu ca nhiễm và gần 440.000 ca tử vong do nCoV.
Nếu tiêm chủng chậm, Ấn Độ có thể lập đỉnh 600.000 ca mắc COVID-19 mỗi ngày Ấn Độ có thể ghi nhận số ca mắc COVID-19 hàng ngày lên đến 600.000 người nếu như quốc gia không thể tăng tốc tiêm chủng và đẩy lui làn sóng lây nhiễm thứ ba. Người dân tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Mumbai, Ấn Độ ngày 19/8. Ảnh: EPA Tờ Bloomberg đưa Viện Quản lý Thảm hoạ Quốc gia (NIDM) thuộc Bộ Nội...