Thành phố mới Thủ Đức trong thế mạnh kết nối
Thành phố mới Thủ Đức (thuộc TP HCM), tổng diện tích hơn 21.000ha, dân số 1,17 triệu dân. Đây là đô thị có quy mô sản xuất công nghệ cao tiêu biểu của cả nước. Hiện Thủ Đức cũng được coi là trung tâm khởi nghiệp lớn dẫn đầu.
Tuyến Metro Bến Thành – Suối Tiên.
Tuy nhiên, hiện nay kết nối TP Thủ Đức với các khu vực khác, bao gồm khu vực trung tâm TP HCM và các khu vực lân cận gồm Đồng Nai, Bình Dương vẫn chỉ là kết nối của 3 quận, gồm quận 2, quận Thủ Đức và quận 9 đã có từ trước. Trong quy hoạch hạ tầng khu Đông TP HCM cũng chưa có dự án nào được bổ sung mới.
Nhiều chuyên gia quy hoạch cho rằng, phát triển TP Thủ Đức phải đặt trong sự kết nối phát triển với các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu. Việc phát triển TP HCM nói chung, TP Thủ Đức nói riêng không thể tách rời với việc thực hiện quy hoạch Vùng TP HCM (bao gồm Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Nai, Tiền Giang, TP HCM).
Như vậy, thành phố mới Thủ Đức cần tạo ra vị thế trung tâm của mình và gắn kết và kết nối với các vùng kinh tế khác, ngoài những nền tảng kết nối hạ tầng giao thông đã có. Chỉ có như vậy mới có thêm sức bật trong quá trình phát triển.
TP Thủ Đức đang có những lợi thế từ hạ tầng giao thông kết nối, đó là tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên, dự kiến sẽ đi vào hoạt động từ năm 2021; đường Vành đai 3 (Mỹ Phước – Tân Vạn – Nhơn Trạch), cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây, Quốc lộ 1A, Quốc lộ 1K, Xa lộ Hà Nội. Giữa năm 2020, UBND TP HCM cũng đã phê duyệt Đề án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn thành phố giai đoạn 2020 – 2030, với nhu cầu vốn đầu tư khoảng 952 ngàn tỷ đồng.
Theo ông Trần Quang Lâm – Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP HCM, quan điểm phát triển giao thông vận tải thành phố phải gắn liền với địa lý vùng để đảm bảo giao thông thuận tiện giữa TP HCM với các đô thị vệ tinh trong khu vực; Phát huy vai trò đặc biệt của thành phố trong mối quan hệ với Vùng TP HCM và mục tiêu phát triển trở thành đầu mối giao thông của Vùng, đảm bảo sự động bộ cả về chức năng, vị trí, cấp kỹ thuật và quy mô quy hoạch.
Cùng với đường bộ, khu vực TP Thủ Đức cũng có hệ thống giao thông đường thủy phát triển với sông Sài Gòn và sông Đồng Nai… Đây là khu vực thuận lợi để phát triển ngành hậu cần logistics phân phối vận chuyển hàng hóa bằng cách kết nối luồng vận chuyển đa phương thức bao gồm hàng hải (cụm cảng Cái Lái – Phú Hữu), đường sắt, đường bộ (cảng ICD Long Bình, Bến xe Miền Đông mới) và đường thủy nội địa. Cảng Cát Lái, cảng biển lớn nhất Việt Nam sẽ thuộc khu vực TP Thủ Đức.
Video đang HOT
Theo giới chuyên gia, việc quy hoạch phát triển dựa trên mối liên kết sẽ thúc đẩy sự phát triển đột phá không chỉ cho TP Thủ Đức nói riêng và TP HCM nói chung, mà coòn là sự phát triển cho cả khu vực.
Tận dụng công nghệ cao và công nghiệp hiện đại
Hiện nay, TP Thủ Đức có trong mình hệ sinh thái khởi nghiệp với sự tham gia của nhiều trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp, các quỹ đầu tư trong và ngoài nước, thuận lợi tạo ra được các sản phẩm mang hàm lượng khoa học – công nghệ cao. Trong đó, Khu công nghệ cao và Khu Đại học Quốc gia thành phố tập trung 12 trường đại học, viện nghiên cứu có vị trí chủ đạo, đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo khu vực này.
Đặc biệt là Khu Công nghệ cao TP HCM, hiện thu hút nhiều tập đoàn, công ty công nghệ vào đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao như Intel, Nidec, Jabil, Sonion, Sanofi, FPT, Nipro, Datalogic, Samsung… với hàm lượng giá trị tạo ra từ nghiên cứu và phát triển trong cơ cấu giá trị sản phẩm vượt gấp nhiều lần so với sản phẩm từ các khu công nghiệp cả nước.
Tại TP Thủ Đức còn có các Khu Chế xuất Linh Trung 1, Khu Chế xuất Linh Trung 2 và Khu Công nghiệp Bình Chiểu có tỷ lệ lấp đầy 100%. Các khu này gần với Khu công nghiệp Sóng Thần (Bình Dương), Khu công nghiệp Biên Hòa (Đồng Nai) tạo nên chuỗi dịch vụ logistics với hệ thống kho bãi, cụm cảng tương đối hiện đại. Tương tự, Khu Công nghiệp Cát Lái (Quận 2) hiện đang được đầu tư, sau khi hoàn thành sẽ gia tăng chuối giá trị logistics với huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) thay phà Cát Lái.
Theo ông Nguyễn Thành Phong – Chủ tịch UBND TP HCM, Thủ Đức sẽ trở thành Khu đô thị sáng tạo tương tác cao, là mô hình phát triển dựa trên kinh tế tri thức, kinh tế số, đồng thời là nơi chuyển giao công nghệ mới cho các tỉnh thuộc khu vực Đông Nam bộ và mở rộng các dịch vụ sản phẩm công nghệ 4.0 tại các tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Để phát triển TP Thủ Đức, thành phố sẽ kiến nghị Chính phủ ban hành một Nghị định riêng với chính sách đặc thù cho mô hình thành phố thuộc thành phố.
Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, với hệ thống hạ tầng đồng bộ, đặc biệt là hạ tầng kinh tế 4.0, quy mô dân số đủ lớn, liên kết chặt chẽ với các quận còn lại của TP HCM, Thủ Đức vừa là không gian sống xanh, không gian văn hoá dân tộc và quốc tế, vừa là không gian sáng tạo và sản xuất, dịch vụ 4.0. Thành phố Thủ Đức sẽ là một trung tâm cung cấp các giải pháp 4.0 cho sự phát triển của TP HCM, các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu và cả nước, hướng mạnh mẽ tới xuất khẩu các giải pháp và sản phẩm 4.0, hình thành vùng kinh tế 4.0 phía Nam của đất nước.
Xem xét "trường hợp đặc biệt" đặt ra từ nhu cầu phát triển
"Đây là những vị trí đòi hỏi phải có sự cân nhắc hết sức kỹ lưỡng, chu đáo, đảm bảo sự ổn định, yêu cầu phát triển, tính kế thừa, đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng, nhất là những vị trí then chốt, những lĩnh vực đặc biệt".
Theo thông lệ, tại Hội nghị Trung ương lần thứ 15, Trung ương sẽ xem xét một số vấn đề còn lại, trong đó có công tác nhân sự để chuẩn bị cho Đại hội XIII của Đảng. Cũng như một số nhiệm kỳ trước đây, Hội nghị sẽ xem xét và cho ý kiến về "trường hợp đặc biệt" là các đồng chí tham gia lần đầu, các đồng chí Ủy viên Trung ương quá tuổi theo quy định, tái cử vào Ban chấp hành Trung ương khóa XIII.
Ông Phạm Văn Linh - Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng Lý luận Trung ương (Ảnh: Thi Uyên)
Trao đổi với phóng viên VOV.VN, ông Phạm Văn Linh, Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng Lý luận Trung ương cho biết, đây là công việc bình thường trong hoạt động của Đảng cầm quyền, đảm bảo cho Đảng ta có đủ sức mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới. Tiến tới Đại hội XIII của Đảng, cho đến nay, mọi công việc đã được chuẩn bị hết sức công phu, kỹ lưỡng, từ các văn kiện Đảng, cũng như công tác nhân sự của Đảng trong một giai đoạn tiếp theo.
Vì sao cần có "trường hợp đặc biệt"?
Vì sao Đảng lại cần có "trường hợp đặc biệt", tham gia lần đầu hoặc tái cử vào Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị? Có phải vì chúng ta thiếu cán bộ hay vì lý do nào khác?
Theo ông Phạm Văn Linh, đây là công việc bình thường trong hoạt động của một đảng cầm quyền, dựa trên nhiều quy định đối với công tác nhân sự của Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; cũng như những quy định về công tác quy hoạch cán bộ chuẩn bị tham gia cấp ủy các cấp. Ông Phạm Văn Linh cũng nêu rõ, công việc này nhằm thực hiện mục tiêu làm sao để Đảng ta có được một đội ngũ cán bộ lãnh đạo của nhiệm kỳ mới đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của sự nghiệp cách mạng cả về phẩm chất lẫn năng lực, cũng như đòi hỏi mới của sự phát triển đất nước.
"Việc chúng ta xem xét trường hợp đặc biệt, ở một số vị trí cụ thể, trường hợp cụ thể trong Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương, hoặc mới tham gia lần đầu vào Ban Chấp hành Trung ương trong điều kiện hiện nay, được đặt ra từ yêu cầu phát triển đất nước, từ nhu cầu nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng. Những vị trí, trường hợp đặc biệt này, đã có sự cân nhắc hết sức kỹ lưỡng, chu đáo, xem xét trên nhiều khía cạnh, đảm bảo sự ổn định, yêu cầu phát triển, tính kế thừa, đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng, nhất là những vị trí then chốt, những lĩnh vực đặc biệt".
Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng Lý luận Trung ương nhấn mạnh như vậy, đồng thời cho biết, thực tiễn công tác cán bộ, cũng có những vị trí, những trường hợp cụ thể, không chỉ xem xét, cân nhắc theo những quy định thông thường, đó là trường hợp đặc biệt. Ở đây cũng không đặt vấn đề vì thiếu cán bộ hoặc lý do nào khác, tất cả cũng vì sự lớn mạnh của Đảng, đảm bảo cho Đảng ta thực sự vững mạnh, đủ sức lãnh đạo đất nước phát triển trong giai đoạn mới.
"Việc xem xét trường hợp đặc biệt không đặt vấn đề vì thiếu cán bộ hoặc lý do nào khác, tất cả cũng vì sự lớn mạnh của Đảng, đảm bảo cho Đảng ta thực sự vững mạnh, đủ sức lãnh đạo đất nước phát triển trong giai đoạn mới".(Ảnh: Thi Uyên)
Những trường hợp được xếp vào diện "đặc biệt"
Theo ông Phạm Văn Linh, đối với công tác cán bộ, chúng ta đã có những quy định rất chặt chẽ trong hệ thống các văn bản của Đảng, từ điều lệ Đảng, cho đến các quy định khác của Đảng về vấn đề này. Những trường hợp đặc biệt có thể là những nhân sự đã tham gia một vài khóa mà tái cử trong Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương, hoặc tham gia Ban Chấp hành Trung ương lần đầu.
Theo quy định của Trung ương đối với các trường hợp đặc biệt, Ủy viên Trung ương tái cử nhìn chung không quá 60, thì "trường hợp đặc biệt" là quá 60 vẫn có thể giới thiệu để bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương khóa mới. Tương tự, Bộ Chính trị, Ban Bí thư là không quá 65, còn quá 65 là "trường hợp đặc biệt".
Kỳ vọng gì ở những "trường hợp đặc biệt"?
Bày tỏ sự kỳ vọng vào những "trường hợp đặc biệt", ở vị trí của một đảng viên, ông Phạm Văn Linh cho biết, ông hoàn toàn tin tưởng ở sự sáng suốt, trách nhiệm của Ban Chấp hành Trung ương, của lãnh đạo Đảng, Nhà nước khi cân nhắc những vấn đề lớn của đất nước, trong đó có vấn đề xem xét "trường hợp đặc biệt". Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, lợi ích của đất nước, yêu cầu phát triển đất nước luôn được đặt lên mục tiêu hàng đầu. Cho nên việc cân nhắc, xem xét các "trường hợp đặc biệt" cũng xuất phát từ yêu cầu đảm bảo cho sự phát triển của đất nước, ổn định liên tục và đáp ứng được yêu cầu của giai đoạn mới.
"Bởi vậy, khi Trung ương đã bỏ phiếu, tán thành những trường hợp được coi là đặc biệt, cũng có nghĩa thể hiện sự đánh giá có trách nhiệm, sự xem xét kỹ lưỡng của Đảng khi quyết định một vị trí nào đó, một cá nhân nào đó là trường hợp đặc biệt".
Ông Phạm Văn Linh nhấn mạnh như vậy và cho rằng, nhiệm kỳ tới đây chúng ta thấy, sẽ có những điều kiện mà trước đây chưa có được. Trước hết, thời điểm Đại hội XIII cũng là thời điểm đất nước đã trải qua chặng đường 35 năm đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh 91, rồi chúng ta triển khai hàng loạt chiến lược, trong đó có chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2021-2030, đặc biệt chúng ta chuẩn bị kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, năm 2045 - 100 năm thành lập nước.
Như vậy có thể thấy, yêu cầu mới của đất nước là hết sức to lớn, là một giai đoạn đòi hỏi chúng ta tiếp tục sự phát triển của cả chặng đường trước đây, phấn đấu để đến năm 2030, với mục tiêu nước ta trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Quan trọng là làm sao tiếp tục giữ được sự ổn định của đất nước, trong điều kiện cạnh tranh rất khốc liệt, tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ mới, cũng như nhiều yếu tố bất định, khó lường khác. Vì vậy bộ máy lãnh đạo mới, những đồng chí giữ trọng trách phải đáp ứng được những yêu cầu mới, cao hơn, trách nhiệm lớn hơn.
"Với những nhân sự được Trung ương chấp nhận, cũng có nghĩa là đặt lên vai họ những trách nhiệm rất lớn, làm sao phải tiếp tục phát huy được những thành quả của những chặng đường, giai đoạn đã qua, đáp ứng được yêu cầu của giai đoạn phát triển mới của đất nước, nhất là những mục tiêu đã đặt ra", Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng Lý luận Trung ương nhấn mạnh./.
Bến xe Miền Đông mới vắng khách Các hãng chưa đón trả khách cố định ở Bến xe Miền Đông mới như kế hoạch khiến bến xe lớn nhất nước sau 3 tháng hoạt động vẫn vắng người. Tại Bến xe Miền Đông mới (TP Thủ Đức) sáng 11/1, đang vào mùa Tết nhưng vắng khách. Ở hầm gửi xe, nhân viên túc trực trước hai cửa ra vào nhưng...