Thành phố Hồ Chí Minh: Xuất nhập khẩu hàng hóa 8 tháng tăng nhẹ
Khu vực kinh tế nước ngoài vẫn là trụ cột chính trong tăng trưởng kim ngạch xuất, nhập khẩu của thành phố khi giá trị xuất khẩu qua cảng thành phố trong 8 tháng tăng 12,6% và nhập khẩu tăng 11,1%.
Chế biến tôm xuất khẩu. Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Theo Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của Thành phố Hồ Chí Minh trong 8 tháng năm 2020 ước đạt hơn 60,48 tỷ USD, tăng 0,03% so cùng kỳ năm trước; trong đó, xuất khẩu tăng 4% và nhập khẩu giảm 2,8%.
Khu vực kinh tế nước ngoài vẫn là trụ cột chính trong tăng trưởng kim ngạch xuất, nhập khẩu của thành phố khi giá trị xuất khẩu qua cảng thành phố trong 8 tháng tăng 12,6% và nhập khẩu tăng 11,1% so cùng kỳ năm trước.
Cụ thể, về xuất khẩu hàng hóa, 8 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp thành phố tại các cửa khẩu trên cả nước đạt hơn 28,4 tỷ USD, tăng 4,0% so cùng kỳ năm trước; trong đó, kim ngạch xuất khẩu không tính dầu thô đạt gần 27,8 tỷ USD, tăng 5,8% so cùng kỳ năm trước.
Video đang HOT
Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp thành phố xuất qua cảng thành phố (gồm cả dầu thô) trong 8 tháng năm 2020 đạt trên 26,1 tỷ USD, tăng 3,4% so cùng kỳ năm trước; trong đó, khu vực kinh tế nhà nước đạt gần 1,58 tỷ USD, giảm 23,0%; khu vực kinh tế ngoài nhà nước đạt trên 7,1 tỷ USD, giảm 7,8%; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt trên 17,4 tỷ USD, tăng 12,6%.
Theo Cục Thống kê thành phố, nhóm hàng nông sản có giá trị xuất khẩu đạt trên 2,34 tỷ USD, giảm 0,6% so cùng kỳ và chiếm 9,4% tổng kim ngạch xuất khẩu; trong đó, gạo có sản lượng xuất khẩu đạt 524,9 nghìn tấn với giá trị đạt 705,8 triệu USD, tăng 14,2% so cùng kỳ năm 2019; càphê có sản lượng xuất khẩu đạt 239,4 nghìn tấn với giá trị đạt 354,2 triệu USD, giảm 8,3%; cao su có sản lượng xuất khẩu đạt 109,0 nghìn tấn với giá trị đạt 222,8 triệu USD, giảm 42,6%.
Nhóm hàng công nghiệp có giá trị xuất khẩu đạt hơn 19,56 tỷ USD, tăng 5,6% so cùng kỳ và chiếm tỷ trọng 78,1%; trong đó, máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện có giá trị xuất khẩu đạt hơn 11,2 tỷ USD, tăng 26,2%, chiếm tỷ trọng 45,2%; dệt, may có giá trị xuất khẩu đạt hơn 3 tỷ USD, giảm 20,4%, chiếm tỷ trọng 12,1%; giày dép có giá trị xuất khẩu đạt gần 1,5 tỷ USD, giảm 12,0%, chiếm tỷ trọng 6%.
Về thị trường xuất khẩu hàng hóa, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của các doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh với kim ngạch xuất khẩu trong 8 tháng năm 2020 đạt trên 6,84 tỷ USD, tăng 35,5% so cùng kỳ năm 2019 và chiếm 26,2% tỷ trọng xuất khẩu. Tiếp đó là thị trường Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Ở chiều ngược lại, lũy kế 8 tháng, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp Tp. Hồ Chí Minh tại các cửa khẩu trên cả nước đạt trên 32 tỷ USD, giảm 2,8% so cùng kỳ năm trước.
Tương tự, tổng kim ngạch nhập khẩu qua cảng thành phố đạt trên 27,68 tỷ USD, giảm 1,2% so cùng kỳ; trong đó, khu vực kinh tế nhà nước đạt 781 triệu USD, giảm 16,6%; khu vực kinh tế ngoài nhà nước đạt trên 12 tỷ USD, giảm 12,1%; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt trên 14,8 tỷ USD, tăng 11,1%.
Cơ cấu nhóm hàng hóa nhập khẩu qua cảng thành phố trong 8 tháng năm 2020 gồm các nhóm hàng nguyên nhiên vật liệu: nhóm hàng máy móc, thiết bị, phụ tùng; nhóm hàng tiêu dùng./.
Nông, lâm, thủy sản xuất siêu 6,2 tỷ USD trong 8 tháng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, 8 tháng năm 2020, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng nông, lâm, thủy sản ước đạt gần 46 tỷ USD.
Trong đó, xuất khẩu ước đạt 26,1 tỷ USD, giảm 0,9% so với cùng kỳ năm ngoái; nhập khẩu ước khoảng gần 20 tỷ USD, giảm 2,5%. Như vậy, giá trị xuất siêu nông, lâm, thủy sản đạt khoảng 6,2 tỷ USD, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
8 tháng qua nông, lâm, thủy sản xuất siêu 6,2 tỷ USD. (Ảnh minh họa)
Tính chung 8 tháng, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt trên 26 tỷ USD, giảm 0,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, nhóm nông sản chính ước đạt gần 12 tỷ USD, giảm 3,2%; chăn nuôi ước đạt 250 triệu USD, giảm 25%; thủy sản ước đạt 5,2 tỷ USD, giảm 5,3%; lâm sản chính đạt trên 7,8 tỷ USD, tăng 10,3%;
Trong 8 tháng, mặc dù nhiều mặt hàng xuất khẩu giảm nhưng gạo, rau, sắn, tôm, gỗ và sản phẩm gỗ, quế, mây tre vẫn có giá trị xuất khẩu tăng so với cùng kỳ....Đến thời điểm này, ngành nông nghiệp có 7 nhóm, mặt hàng xuất khẩu trên 1 tỷ USD, đứng đầu là sản phẩm gỗ với trên 5,4 tỷ USD.
Về thị trường xuất khẩu, tính chung 8 tháng qua, Hoa Kỳ đã trở thành thị trường chiếm thị phần lớn nhất với kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt trên 6,3 tỷ USD, tăng 14,2% so với cùng kỳ và chiếm 24% thị phần. Tiếp đến là Trung Quốc, Liên minh Châu Âu (EU) ...
Trước diễn biến mới của dịch Covid 19 trên thế giới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy xuất khẩu nông sản. Thông tin kịp thời cảnh báo các quy định mới của thị trường xuất khẩu, đặc biệt là thị trường Trung Quốc để doanh nghiệp, người dân chủ động trong điều chỉnh sản xuất kinh doanh, hạn chế việc gây áp lực cho tiêu thụ trong nước khi xuất khẩu gặp khó khăn.
Các đơn vị chức năng của Bộ cũng tập trung giải quyết các rào cản kỹ thuật, đàm phán mở rộng thị trường sang các nước: Trung Quốc, Liên minh Châu Âu, Liên minh kinh tế Á - Âu, Hoa Kỳ, Brazil... Đồng thời, xây dựng chương trình đoàn công tác của Bộ tại Trung Quốc, Brazil, Liên bang Nga, Nhật Bản, Australia sau khi kết thúc dịch Covid 19./.
Nửa đầu tháng 5, Việt Nam tiếp tục nhập siêu 960 triệu USD Sau chuỗi thặng dư liên tục trong 3 tháng đầu năm, cán cân thương mại của Việt Nam đã đổi chiều, thâm hụt 930 triệu USD trong tháng 4 và tiếp tục thâm hụt 960 triệu USD trong nửa đầu tháng 5. Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất khẩu , nhập khẩu hàng hóa của...