Thành phố Hồ Chí Minh: Phòng, chống dịch sốt xuất huyết ngay từ đầu mùa mưa
Thành phố Hồ Chí Minh đã xuất hiện những cơn mưa đầu mùa. Đây cũng là thời điểm bắt đầu gia tăng các ca bệnh sốt xuất huyết. Ngành Y tế thành phố đang nỗ lực cùng người dân chủ động phòng ngừa không để xảy ra tình trạng dịch chồng dịch.
Ngành Y tế thành phố Hồ Chí Minh kêu gọi người dân chủ động phòng ngừa không để bùng phát dịch sốt xuất huyết.
Do không phun xịt thuốc diệt muỗi quanh nhà, bà Đỗ Thị Minh (ngụ khu phố 4, phường Tân Quý, quận Tân Phú) vừa bị mắc sốt xuất huyết. Hiện trong nhà bà Minh có bể cá, nhiều góc tối ẩm thấp và ngay cạnh là một công trình đang xây dựng.
Theo bà Minh, sau khi khỏi bệnh, bà lo ngại cháu nhỏ trong nhà mắc sốt xuất huyết nên đã thực hiện các biện pháp phòng ngừa, úp các chum nước, kiểm tra chai lọ, bể cá… Bên cạnh đó, cán bộ phường, y tế và khu phố cũng thường xuyên đến nhắc nhở phòng dịch. Tại khu phố 4, hiện còn hơn 10 điểm nguy cơ, là các khu nhà trọ đông người, bãi đất trống…
Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hồ Chí Minh, trong tuần 18, thành phố ghi nhận xuất hiện 6 ổ dịch nhỏ sốt xuất huyết mới phát sinh tại 7 phường, xã thuộc 4/24 quận, huyện, tăng 2 ổ dịch mới so với tuần trước đó. Ngành Y tế thành phố đã tiến hành xử lý phun hóa chất các ổ dịch, thực hiện diệt lăng quăng tại các ổ dịch, các điểm nguy cơ tại 15 phường, xã thuộc 5/24 quận, huyện.
Theo bác sĩ Lê Hồng Nga, Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố), từ tháng 3 đến giữa tháng 6 là giai đoạn thấp của sốt xuất huyết trong năm. Tuy nhiên, diễn tiến thấp không có nghĩa là không phát hiện ra các ổ dịch nhỏ trong cộng đồng. Ngành Y tế đã chủ động triển khai các hoạt động phòng bệnh như: Giám sát, xử lý điểm nguy cơ, truyền thông ngay cả khi ca bệnh giảm. Các quận, huyện lên kế hoạch rà soát và xử lý các điểm nguy cơ trên địa bàn, thực hiện các hoạt động truyền thông lồng ghép phòng, chống sốt xuất huyết và Covid-19.
Còn bác sĩ Nguyễn Đức Lập, Trưởng khoa Kiểm soát bệnh tật (Trung tâm Y tế quận Thủ Đức) cho hay, mặc dù đang cao điểm thực hiện kiểm tra đánh giá chỉ số rủi ro lây nhiễm Covid-19 tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, nhưng ngành Y tế quận vẫn không lơ là dịch sốt xuất huyết. Cùng với công tác tuyên truyền về phòng, chống dịch Covid-19, các trạm y tế phối hợp các tổ chức, đoàn thể xã hội kiểm tra công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết ở các địa bàn dân cư.
Còn theo bác sĩ Lâm Phước Trí, Trưởng trạm Y tế phường Tân Quý (quận Tân Phú), các đoàn thể, khu phố có vai trò rất lớn trong việc triển khai công tác tuyên truyền phòng, chống cả dịch Covid-19 lẫn sốt xuất huyết.Trong đó, mỗi tuần, vận động người dân dành 15 phút để tổng vệ sinh, diệt loăng quăng.
Video đang HOT
Bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng thành phố Hồ Chí Minh cho biết, ngành Y tế thành phố tiếp tục thực hiện giám sát nhằm phát hiện sớm những trường hợp nhập viện để kịp thời xử lý, tránh lây lan dịch sốt xuất huyết trong cộng đồng. Đồng thời, truyền thông vận động người dân thực hiện cam kết phòng dịch bệnh theo quy định.
Những cách tự nhiên chống muỗi đốt
Ngăn chặn muỗi đốt là một trong những bước quan trọng hàng đầu đối với việc phòng chống bệnh sốt xuất huyết.
Một số cách tự nhiên chống muỗi đốt như sử dụng dầu khuynh diệp, dầu hoa oải hương, dầu quế, dầu bạc hà, dầu húng tây, tỏi, chanh... - Ảnh minh họa: Reuters
Có một số loại kem chống muỗi, thuốc xịt... có sẵn trên thị trường, nhưng chúng có thể chứa những hóa chất có hại cho sức khỏe.
Sau đây là một số cách tự nhiên chống muỗi đốt, theo Bold Sky.
Dầu khuynh diệp
Dầu khuynh diệp là một trong những loại thuốc chống muỗi tự nhiên phổ biến nhất. Lấy một vài giọt dầu khuynh diệp thoa lên những phần cơ thể được phơi ra ngoài, chẳng hạn như chân và tay. Nó đã được chứng minh có hiệu quả trong việc ngừa muỗi đốt. Bạn cũng có thể sử dụng dầu khuynh diệp với chanh.
Dầu hoa oải hương
Chà hoa oải hương hoặc thoa dầu hoa oải hương lên một vài chỗ trên cơ thể giúp đuổi muỗi. Đây là một trong những loài hoa hiệu quả trong việc giảm rủi ro bị bệnh sốt xuất huyết bằng cách ngăn muỗi đốt, theo Bold Sky.
Dầu quế
Lấy vài giọt dầu quế, thêm vào ít giọt dầu khác hoặc dung dịch dưỡng ẩm rồi thoa lên một vài điểm trên cơ thể và da. Dầu quế có thể hoạt động như một phương thuốc tự nhiên để ngăn muỗi đốt do mùi hương mạnh của nó.
Dầu bạc hà
Lấy vài giọt dầu bạc hà, thêm vào ít giọt giấm táo rồi trộn đều, sau đó thoa lên da và rắc nó lên quần áo của bạn. Loại dầu này đắc dụng trong việc ngăn ngừa muỗi đốt, theo Bold Sky.
Dầu húng tây
Là một trong những loại thuốc chống muỗi tự nhiên tốt nhất, dầu húng tây đã được chứng minh hiệu quả trong việc ngăn ngừa muỗi đốt. Bạn cũng có thể đốt lá húng tây, với mức độ bảo vệ cao đến 85% trong 60-90 phút.
Dầu sả Java (citronella)
Hầu hết các loại kem đuổi muỗi đều có dầu sả Java vì nó có tác dụng đuổi muỗi và các loại bọ khác. Một lợi ích khác của việc dùng dầu này là nó cũng có mùi thơm tuyệt vời.
Dầu cây trà
Có đặc tính kháng nấm và kháng khuẩn, dầu cây trà có thể giúp ngăn ngừa muỗi đốt. Ngoài ra, loại dầu này cũng giúp giảm sưng và đau liên quan đến vết muỗi đốt.
Dầu sầu đâu
Dầu sầu đâu, được chiết xuất từ cây cùng tên, và lá của nó được biết đến là những phương tiện diệt côn trùng tốt nhất. Thoa vài giọt dầu sầu đâu lên vùng da thường được phơi ra ngoài để biết hiệu quả chống muỗi của nó, theo Bold Sky.
Tỏi
Tỏi có thể được ăn hoặc dầu tỏi có thể được thoa lên da để ngăn muỗi đốt. Nó hoạt động như một chất đuổi muỗi tự nhiên, do mùi tỏi, cũng như các hợp chất lưu huỳnh phát ra từ da, có thể giúp đuổi loài côn trùng khó ưa này.
Chanh
Mặc dù ít hiệu quả hơn so với các phương tiện đã nói ở trên, chanh cũng hoạt động như một chất đuổi muỗi. Thoa một vài giọt chanh lên vùng da được phơi ra ngoài có thể giúp bạn tránh muỗi, theo Bold Sky.
Theo Thanh niên
Các bệnh truyền nhiễm ở Việt Nam được kiểm soát tốt trong đầu năm 2020 Theo Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), ở nước ta các bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, tay chân miệng, sốt rét... là những bệnh dịch lưu hành, nhiều dịch bệnh có tính chất phát triển theo mùa, vì vậy công tác phòng, chống trước mùa dịch để giảm tối đa số mắc và tử vong là rất quan trọng....