Sốt xuất huyết hiện nay là bệnh truyền nhiễm thành dịch, có thời điểm xuất hiện dồn dập đến mức quá tải tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Ngoài việc nằm viện làm giảm sức lao động, đôi khi đe dọa tính mạng ở các thể nặng, bệnh còn xuất hiện thể có biểu hiện ở mắt gây đe dọa giảm thị lực trầm trọng.
Biến chứng ở mắt thường xảy ra vào tuần đầu tiên khi mắc sốt xuất huyết , đôi khi xuất hiện sau khi bệnh đã khỏi.
Các thể bệnh mắt do sốt xuất huyết
Bệnh có thể xuất hiện rất nhẹ như xuất huyết kết mạc , bệnh nhân chỉ bị đỏ góc mắt, đôi khi gây cho người bệnh lo lắng hoặc ảnh hưởng đến thẩm mỹ trong thời gian ngắn mà không ảnh hưởng đến thị lực .
Có thể gặp xuất huyết dịch kính ở thể giảm tiểu cầu , tuy nhiên tiên lượng của bệnh không quá nặng, có thể xuất huyết sẽ tự giảm, đôi khi cần can thiệp bằng phẫu thuật cắt dịch kính, nhưng thị lực sau phẫu thuật phục hồi khá ổn.
Thể xuất huyết võng mạc có thể ảnh hưởng một phần thị lực nếu ở ngoài vùng hoàng điểm, ảnh hưởng nhiều thị lực nếu xuất huyết rơi vào vùng hoàng điểm.
Thể bệnh gây xuất tiết vùng hoàng điểm, có thể thấy bong thanh dịch trên OCT, kèm với xuất huyết nhẹ vùng hoàng điểm. Thị lực phục hồi chậm với steroid trị liệu.
Thể viêm thị thần kinh ảnh hưởng rất nhiều đến thị lực một hoặc hai bên, gây ám điểm lớn, thậm chí giảm thị lực tới đếm ngón tay. Trên lâm sàng, bệnh nhân thấy mờ mắt nhiều hay ít và có thể nhận thấy có ám điểm trung tâm. Điều trị thể này rất khó khăn, có quan điểm chỉ theo dõi bệnh nhân, có quan điểm can thiệp bằng steroid trị liệu.
Các thể bệnh xảy ra trên mắt không liên quan tới mức độ nặng của bệnh sốt xuất huyết.
Phòng ngừa thế nào?
Để tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra, giảm gánh nặng xã hội , biện pháp tích cực nhất là chúng ta phải chung tay phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết trong cộng đồng.
Đối với những bệnh nhân đã mắc sốt xuất huyết, cần lưu ý những dấu hiệu ở mắt, ngay cả khi chúng không gây đau nhức. Triệu chứng nặng nhất bệnh gây ra là chảy máu trong nhãn cầu. Có 2 vị trí có thể bị xuất huyết:
- Xuất huyết dịch kính: Dịch kính là dịch keo trong suốt nằm sau thủy tinh thể và trước võng mạc, lấp đầy 80% thể tích nhãn cầu. Trong trạng thái bình thường, dịch kính trong suốt giúp mắt nhìn thấy mọi vật. Khi sốt xuất huyết, khả năng một mạch máu trong mắt bị vỡ khiến máu tràn vào buồng dịch kính che khuất các vật ở trước mắt khiến bệnh nhân gần như mù hẳn. Bệnh nhân không cảm thấy đau nhức mắt. Nếu bịt mắt lành thì trước mắt đau chỉ còn là khoảng tối đen hoàn toàn. Thị lực chỉ đủ phân biệt được sáng, tối.
- Xuất huyết võng mạc: Nhãn cầu trông bề ngoài có vẻ bình thường nhưng bên trong máu rỉ ra từ các mạch máu của võng mạc. Thị lực giảm nhiều hay ít tùy theo lượng máu chảy ra và tùy vị trí xuất huyết. Xuất huyết võng mạc làm cho các mạch máu bị tổn thương, máu từ từ thấm lên thành lớp mỏng che trước võng mạc. Khi đó võng mạc không thể thực hiện chức năng hội tụ ánh sáng và chuyển thông tin về não như bình thường. Bởi vậy thị lực bị giảm sút, người bệnh bị hạn chế tầm nhìn bởi những phần bị che khuất này.
Muốn phân biệt được xuất huyết võng mạc và xuất huyết trong dịch kính, thầy thuốc nhãn khoa phải dùng máy soi đáy mắt. Thỉnh thoảng có thể thấy viêm giác mạc, viêm mống mắt.
Ngoài ra, sốt xuất huyết còn gây ra các bệnh lý khác như viêm màng bồ đào, viêm mạch máu võng mạc, phù võng mạc. Các biến chứng về mắt nên được phát hiện sớm và điều trị để tránh những hậu quả đáng tiếc.
Khi đang được theo dõi bệnh sốt xuất huyết, nếu người bệnh thấy mắt bị mờ thì nên đến bác sĩ chuyên khoa mắt khám ngay. Nếu là xuất huyết dịch kính hay xuất huyết võng mạc mà được điều trị đúng cách và kịp thời thì tiên lượng bệnh đỡ xấu hơn là để bệnh kéo dài rồi mới chữa. Do vậy trước biến chứng chảy máu ở trong nhãn cầu của bệnh sốt xuất huyết, bệnh nhân nên đến khám ở khoa mắt để được điều trị, bởi việc chữa xuất huyết trong nhãn cầu chỉ có kết quả nếu bệnh nhân đến bệnh viện sớm.
Hòa Trần
Theo suckhoedoisong
Quảng Ngãi: Bệnh sốt xuất huyết diễn biến phức tạp
Theo Thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ngãi, đến nay, toàn tỉnh có gần 3.000 ca mắc bệnh sốt xuất huyết. Số ca bệnh sốt xuất huyết tăng cao đã gây quá tải tại các bệnh viện tuyến tỉnh.
Hành lang của Khoa Nhiệt đới - bệnh viện đa khoa tỉnh đã được tận dụng làm nơi nằm điều trị cho người bệnh. Khoa đã tiếp nhận hơn 200 bệnh nhân đến điều trị, trong đó có 70% là bệnh sốt xuất huyết, nhưng chỉ xếp được 65 giường bệnh. Tình trạng quá tải bệnh nhân đã làm người bệnh và y, bác sĩ đều gặp khó.
"Mặc dù đã tăng cường thêm 6 điều dưỡng, 3 bác sĩ, nhưng 2 tháng nay, y, bác sĩ của khoa vẫn làm việc trong tình trạng quá tải vì số bệnh nhân nhập viện liên tục tăng"-Trưởng Khoa Nhiệt đới, bác sĩ Lương Văn Tuấn cho biết.
Để đảm bảo sức khỏe cho bệnh nhân, bệnh viện đa khoa tỉnh đã che chắn hành lang bằng các tấm bạt ni lông lớn và bố trí giường bệnh cho những bệnh nhân nặng, lớn tuổi. Nguyên nhân dẫn đến quá tải một phần do bệnh nhân vào thẳng bệnh viện để điều trị.
Hiện tại, tại Khoa Nhiệt đới có nhiều trường hợp bị sốt xuất huyết lần 2, 3 và đang diễn biến nặng; tiểu cầu bệnh nhân sụt giảm nhanh, phải truyền 2 lần tiểu cầu để cấp cứu. Theo bác sĩ Tuấn, virus dengue gây sốt xuất huyết có 4 type là D1, D2, D3 và D4. Sau khi bị sốt xuất huyết, người bệnh có thể miễn dịch trọn đời với type virus đã mắc, nhưng không miễn dịch chéo với các type virus còn lại.
Do đó, người bệnh vẫn có thể tái nhiễm với các type virus khác; có thể bị sốt xuất huyết 4 lần trong đời, tương ứng với 4 type của virus dengue. Bệnh nhân diễn biến nặng với các triệu chứng như: Choáng, xuất huyết, thậm chí là trụy tim, giảm tiểu cầu nhanh có thể nguy hiểm đến tính mạng.
"Tuy số ca bệnh tăng, nhưng so với các tỉnh, thành trong khu vực miền Trung thì số ca bệnh ở Quảng Ngãi còn ở mức khống chế, chưa ghi nhận trường hợp tử vong, nên hiện chưa công bố dịch", Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hồ Minh Nên cho biết.
ĐÔNG HẢI
Theo baodansinh
Khánh Hòa: Hơn 10.000 ca mắc sốt xuất huyết, khuyến cáo diệt lăng quăng Ngày 6/12, lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa cho biết, từ đầu năm đến hết tháng 11/2019, trên địa bàn tỉnh này đã ghi nhận hơn 10.600 ca mắc sốt xuất huyết (SXH), tăng 1,4 lần so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó có 2 ca tử vong. Ảnh minh họa Theo đó, một số huyện thị...
Tin mới nhất
Cứu bệnh nhân vỡ mạch máu não
12:07:41 23/04/2021
Theo thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Hà Nội), bệnh nhân là N.T.N., nữ, 84 tuổi, trú tại Phú Thị, Gia Lâm, Hà Nội. Bà N. nhập viện trong tình trạng không tỉnh táo, liệt nửa người bên trái.
Cảnh báo các triệu chứng thiếu sắt
12:06:32 23/04/2021
Sắt là một khoáng chất quan trọng với cơ thể. Nếu thiếu sẽ gây nhiều hậu quả xấu, thậm chí nguy hiểm cho sức khỏe...
Lạm dụng chất khử trùng tay có thể gây hại
12:01:43 23/04/2021
Trong đại dịch COVID-19, việc sử dụng chất khử trùng tay trở nên phổ biến. Tuy nhiên, việc lạm dụng các chất khử trùng này có thể gây hại.
Tiêm corticoid vào khớp: Nên hay không?
11:59:47 23/04/2021
Hiện nay có nhiều người bị các bệnh xương khớp điều trị bằng thuốc uống không cải thiện, thường tìm đến biện pháp mạnh hơn - tiêm thuốc thẳng vào khớp. Vậy trong những trường hợp nào thì nên tiêm?
Những loại trái cây không nên ăn quá nhiều trong mùa hè
11:57:26 23/04/2021
Người bị bệnh dạ dày ăn nhiều mận sẽ trầm trọng thêm bệnh. Dưa hấu là loại quả có tính lạnh nên phụ nữ mang thai và phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt nên ăn ít dưa hấu. Ăn nhiều quả anh đào có thể gây viêm loét dạ dày, xuất huyết tiêu hó...
Tập thể thao làm tăng hiệu quả của vắc-xin COVID-19
11:54:46 23/04/2021
Theo một nghiên cứu gần đây, hoạt động thể chất thường xuyên không chỉ giúp tăng cường khả năng phòng vệ tự nhiên mà còn làm cho vắc-xin ngừa COVID-19 hiệu quả hơn.
Ăn món yêu thích, thanh niên được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường
11:52:12 23/04/2021
Thường xuyên ăn món yêu thích, cô gái 24 tuổi bất ngờ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Được biết, món khoái khẩu này nhiều chất béo chuyển hóa đến mức được ví “cắn 1 miếng bằng uống bảy ngụm dầu”.
Bé trai 13 tháng tuổi bị thoát vị
11:50:34 23/04/2021
Thường xuyên xuát hiện khối sưng phồng ở bẹn phải nhưng tự hết khi ngủ, bệnh nhi được đưa đi khám và phát hiện mắc thoát vị.
9 dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn nhiễm ký sinh trùng
11:47:39 23/04/2021
Ký sinh trùng là nguyên nhân phổ biến gây ra vô số các loại bệnh trên người và động vật.
Bị say sóng biển nên làm gì? Chuyên gia đưa ra mẹo siêu hay cùng 4 cách chống say sóng khi đi biển ai cũng có thể làm
09:36:35 23/04/2021
Chữa say sóng biển như thế nào? Đâu là cách chống say sóng khi đi biển? Chuyên gia sẽ hướng dẫn trong một nốt nhạc để đảm bảo chuyến du lịch biển của bạn vui khỏe đúng nghĩa.
Hơn 70% người Việt nhiễm HP, phác đồ cũ ít hiệu quả
09:18:07 23/04/2021
Hơn 70% dân số Việt Nam nhiễm loại vi khuẩn này, tỉ lệ tái xuất hiện sau điều trị trong vòng 1 năm lên tới hơn 23%.
Hà Tĩnh: Người dân đổ xô đi tiêm vắc-xin viêm màng não cho trẻ
09:15:32 23/04/2021
Những thông tin chưa được kiểm chứng về số ca mắc bệnh viêm não, viêm màng não tại Hà Tĩnh, đã gây tâm lý hoang mang cho nhiều bậc phụ huynh.
Thuốc tăng cường miễn dịch có nên dùng khi thời tiết giao mùa?
09:13:05 23/04/2021
Thời tiết giao mùa là lúc cơ thể rất dễ bị ốm. Vậy có nên bổ sung thuốc tăng cường miễn dịch?
Cách phát hiện “kẻ thù nguy hiểm”- Cục máu đông
09:10:41 23/04/2021
Cục máu đông đang là một khái niệm được nhiều người quan tâm khi thông tin về các trường hợp gặp phải phản ứng phụ nghiêm trọng liên quan tới cục máu đông sau tiêm vaccin COVID- 19 của một số hãng dược.
Liệu pháp miễn dịch trị viêm mũi dị ứng do phấn hoa
09:07:28 23/04/2021
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) vừa phê duyệt thuốc viên ngậm dưới lưỡi ragwitek, để điều trị viêm mũi dị ứng do phấn hoa ở những người từ 5 đến 65 tuổi.
Sa sút trí tuệ do thời gian ngủ ngắn?
09:04:49 23/04/2021
Một nghiên cứu mới đã chứng minh mối liên hệ giữa thời lượng ngủ ngắn dưới 6 giờ ở tuổi trung niên và nguy cơ sa sút trí tuệ.
Mắc cao huyết áp sẽ "sợ"nhất những thực phẩm này, tốt nhất nên tránh xa
09:02:34 23/04/2021
Người bệnh cao huyết áp cần hạn chế thực phẩm có nhiều cholesterol và axit béo no, hạn chế đồ ăn nhanh chứa nhiều muối như: mì tôm, bánh mặn, gà rán và khoai tây chiên...
Ăn khoai lang kết hợp cùng thứ này đảm bảo tốt hơn “thần dược”
09:00:49 23/04/2021
Không chỉ tốt cho sức khỏe, khoai lang kết hợp với sữa chua còn mang lại công dụng cực kỳ tuyệt vời cho cơ thể con người.
4 sai lầm khi tập thể dục mùa hè cần phải tránh
07:43:06 23/04/2021
Không chỉ tập thể dục mùa hè, duy trì thói quen tập luyện sẽ giúp cơ thể mạnh khỏe, chống lại bệnh tật. Tuy nhiên những sai lầm khi tập luyện dưới đây vừa khiến bạn khó giảm cân lại dễ gặp chấn thương hơn.
Tác dụng của măng cụt đối với sức khỏe và những lưu ý khi ăn
06:23:02 23/04/2021
Là một trong những thức quà đặc trưng của xứ sở nhiệt đới, măng cụt mang lớp vỏ tím thẫm, phần ruột trắng ngà và hương vị ngọt thanh, dịu mát. Bên cạnh đó, tác dụng của măng cụt đến sức khỏe con người cũng là rất tích cực.
Ăn cá có tốt hơn hay ăn thịt?
06:19:38 23/04/2021
Theo Viện dinh dưỡng quốc gia, không thể nói ăn cá tốt hơn ăn thịt. Nguyên nhân là do thịt cung cấp cho cơ thể các axit amin cần thiết, các axit béo giúp cho sự phát triển của cơ thể.
Đi lại được sau hơn 1 tháng phải ngồi xe lăn nhờ bơm xi măng sinh học vào đốt sống
06:14:44 23/04/2021
Các bác sĩ Bệnh viện Hoàn Mỹ ITO Đồng Nai vừa áp dụng phương pháp bơm xi măng sinh học vào đốt sống lưng giúp bà P.T.Đ., 65 tuổi, ngụ xã Thạnh Phú, H.Vĩnh Cửu đi lại được sau hơn 1 tháng phải ngồi xe lăn.
Ứng phó bất lợi khi dùng thuốc chữa nghẹt mũi
06:12:38 23/04/2021
Nghẹt mũi là một triệu chứng gây phiền toái cho nhiều người và mọi lứa tuổi. Vì vậy, khi bị nghẹt mũi, người bệnh thường nghĩ ngay đến dùng thuốc. Tuy nhiên, thuốc có thể gây tác dụng phụ và không có lợi cho một số người bệnh nhất định.
Sau 10 năm, chiều cao nữ thanh niên Việt Nam tăng 1,4cm: Con số ít hơn mong đợi?
06:05:19 23/04/2021
Vừa qua, Viện Dinh dưỡng Quốc gia (Bộ Y tế) đã công bố kết quả Tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc 2019-2020. Đáng chú ý, chiều cao đạt được của nữ thanh niên Việt Nam trong 10 năm qua là tăng thêm 1,4cm. Nhiều ý kiến cho rằng đây là con...
Gia đình 4 người bị ung thư máu, bác sĩ lưu ý những món ăn này
06:05:13 23/04/2021
Việc tiếp xúc với chất độc hại có trong thực phẩm hằng ngày, theo thời gian sẽ gây ung thư.
Gợi ý cách chữa mò gà đốt cho trẻ nhỏ
06:05:09 23/04/2021
Bọ mò là ấu trùng bọ ve mò. Những năm gần đây bệnh sốt mò thường xuyên xuất hiện. Nếu không chữa mò gà đốt đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe.
Cường lách có nguy hiểm?
06:05:04 23/04/2021
Cường lách là một trạng thái sinh lý bệnh trong đó lách tăng cường khả năng thu gom và tiêu hủy các tế bào máu (không những các tế bào già cỗi mà cả các tế bào bình thường).
Bé gái đau đớn mắc ung thư máu vì thói quen dùng bát đĩa này
05:58:16 23/04/2021
Bé gái 1 tuổi bất ngờ được chẩn đoán mắc bạch cầu lymphocytic. Chuyên gia sức khỏe nghi nguyên nhân gây bệnh bắt nguồn từ việc dùng bát đũa nhựa kém chất lượng.
Sai lầm khiến bạn dễ mắc ung thư đường tiêu hóa
22:06:34 22/04/2021
Hiện nay, tỷ lệ bỏ sót tổn thương trong nội soi tiêu hóa ở Việt Nam vẫn còn ở mức cao. Quá trình làm sạch đại tràng của người bệnh chưa đạt chuẩn là một trong những nguyên nhân.